Những lưu ý giúp tự bảo vệ bản thân khỏi những cuộc lừa đảo qua tin nhắn
Lừa đảo qua tin nhắn là một phiên bản tương tự của hình thức lừa đảo qua email.
Hacker gửi tin nhắn đến điện thoại người dùng thay vì chọn email như trước. Mọi người hiện đã cảnh giác nhiều về chiêu trò lừa đảo qua email, nên những kẻ tấn công sẽ dùng tin nhắn để thực hiện ý đồ xấu.
Tin tặc sẽ lừa người dùng để đưa ra dữ liệu nhạy cảm của họ như thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng,… Tấn công bằng tin nhắn phổ biến ở ngày nay và không phải ai cũng nhận thức được điều này. Một số hacker gửi văn bản có chứa liên kết, và khi nhấn vào sẽ có nguy cơ dính keylogger.
Một vài phương pháp để bảo vệ bạn khỏi các cuộc lừa đảo qua tin nhắn.
- Trước hết, hãy lưu ý về các thức hoạt động loại lừa đảo này. Nếu hiểu rõ cách hoạt động, bạn sẽ nhận ra được khi có dấu hiệu lừa đảo.
- Luôn nhìn vào nơi nhắn tin đến trước khi quyết định làm điều gì. Hacker có thể giả mạo số từ nơi nhắn tin đến.
Video đang HOT
- Nếu bạn nhận được một cảnh báo giao hàng từ một số chưa biết, thì tốt nhất là tránh mở các liên kết hoặc tệp đính kèm.
- Tránh nhập thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng sau khi nhấn vào một liên kết trong tin nhắn. Đừng trả lời các tin nhắn yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân.
- Không tải xuống và cài đặt các ứng dụng được gửi cho bạn qua email hoặc tin nhắn.
- Sử dụng các ứng dụng bảo mật di động có tính năng lọc tin nhắn.
Trần Kiên
Cảnh giác 2 chiêu trò lừa đảo trộm tiền ngân hàng mùa cuối năm
Cuối năm là thời điểm mà kẻ gian luôn sử dụng các chiêu trò để đánh cắp thông tin cá nhân, tiền bạc trong tài khoản ngân hàng của người dân. Làm thế nào để nhận biết và phòng tránh?
1. Giả mạo trang web ngân hàng
Cụ thể, kẻ gian sẽ gửi tin nhắn qua điện thoại, Facebook, Zalo... với nội dung mời nhận tiền từ nước ngoài chuyển về. Sau đó, họ sẽ yêu cầu bạn truy cập vào liên kết, đăng nhập tài khoản ngân hàng Internet Banking (tên và mật khẩu) và cung cấp mã OTP.
Khi kẻ gian có được những thông tin này, họ có thể thay đổi thông tin cá nhân của bạn, lấy cắp tiền trong tài khoản...
Hình thức lừa đảo này tương đối đơn giản, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người bị mắc lừa và mất tiền oan uổng.
Một trang web ngân hàng giả mạo để đánh cắp thông tin người dùng. Ảnh: MINH HOÀNG
2. Mạo danh nhân viên ngân hàng
Kẻ gian sẽ đóng giả là nhân viên ngân hàng và thông báo thẻ tín dụng/ghi nợ của bạn gặp rủi ro, yêu cầu bạn đăng nhập vào liên kết do họ cung cấp. Nếu nhẹ dạ làm theo, thông tin đăng nhập, mã OTP (mật khẩu một lần) sẽ bị kẻ gian chiếm đoạt, điều này đồng nghĩa với việc tiền trong tài khoản ngân hàng sẽ "không cánh mà bay".
Cách hạn chế bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng
- Không nhấp vào liên kết do người lạ cung cấp, kể cả khi liên kết đó được gửi từ bạn bè (không loại trừ trường hợp tài khoản của họ đã bị hack).
- Chỉ đăng nhập (username) và mật khẩu Internet Banking trên trang web chính thức của ngân hàng. Thông thường những trang web này sẽ sử dụng giao thức bảo mật HTTPS (biểu tượng ổ khóa nằm trước địa chỉ trang).
- Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả khi họ tự xưng là nhân viên ngân hàng. Lưu ý, ngân hàng không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin thẻ trong bất cứ trường hợp nào.
- Không chia sẻ mã PIN cho bất kỳ ai.
- Khi rút tiền tại cây ATM, người dùng nên dùng tay để che bàn phím, đồng thời kiểm tra kỹ khe đút thẻ, bàn phím xem có bị lỏng lẻo hay không.
- Trong trường hợp thanh toán bằng máy POS, tuyệt đối không đưa thẻ cho nhân viên thu ngân mang đi nơi khác.
- Tạo thói quen thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập Internet Banking, cũng như mã PIN thẻ ATM.
Trong trường hợp mất thẻ hoặc phát hiện các giao dịch bất thường, người dùng nên ngay lập tức liên lạc với tổng đài của ngân hàng hoặc báo sự cố thông qua ứng dụng, tin nhắn để tiết kiệm thời gian
Theo kỷ nguyên số
Người Việt quyên 41 tỷ đồng bằng tin nhắn để ủng hộ phòng chống Covid-19 Chỉ sau 2 ngày phát động Chương trình "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19" bằng cách soạn tin nhắn, số tiền quyên góp thu được vào sáng 21/3 đã đạt 41.6 tỷ đồng. Ngày 19/3/2020, Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400 chính thức phát động chương trình nhắn tin "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch...