Những lưu học sinh Lào trên đất cao nguyên
Thời gian qua, các trường cao đẳng và đại học trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tiếp nhận, bồi dưỡng và đào tạo nhiều lưu học sinh Lào sang học tập. Trong quá trình học tập, sinh hoạt, các em luôn được quan tâm, tạo điều kiện hòa nhập tốt với môi trường giáo dục đào tạo ở Việt Nam.
Sinh viên Lào được trao giải thưởng trong một cuộc thi văn hóa thể thao
1. Đầu năm 2015, chàng trai Khắn Khăm ở tỉnh Sê Kông (nước bạn Lào) đã sang Kon Tum đăng ký học tiếng Việt tại Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum. Đến tháng 9, Khăm đăng ký xét tuyển đầu vào chuyên ngành Công nghệ thông tin thuộc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Tính đến nay, Khăm đã có 3 năm học tập ở Việt Nam.
Khắn Khăm nói tiếng Việt rất giỏi. Anh cho biết, trước năm 2015, anh là phóng viên của Đài Truyền hình tỉnh Sê Kông và từng sang tỉnh Kon Tum cùng Đoàn công tác của tỉnh Sê Kông.
“Đến Kon Tum, tôi thấy không gian sinh hoạt đẹp, con người nơi đây rất nhiệt tình, cởi mở. Hơn nữa, 2 tỉnh Kon Tum và Sê Kông rất gần gũi, có mối quan hệ thâm giao lâu đời.
Nhiều cán bộ Việt Nam sang Lào học ngôn ngữ, văn hóa dân tộc, các đồng nghiệp của tôi sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ. Năm 2015, tôi có ý định sang Kon Tum học tập, nâng cao chuyên môn về công nghệ thông tin, lãnh đạo Đài Truyền hình tỉnh Sê Kông đã ký văn bản xin chủ trương cấp trên thống nhất. Tính ra, tôi đã sang đây được 3 năm”.
Theo anh Khăm, những ngày đầu khó khăn nhất là không nói được tiếng Việt nhiều. Khăm thường xuyên sử dụng tiếng Anh để trao đổi với các bạn sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum. Dần dà, sau các giờ học tiếng Việt, các thầy cô giáo đã hỗ trợ cho sinh viên nước ngoài gặp gỡ, kết bạn với sinh viên Việt Nam tại trường.
Nhiều bạn đã nhiệt tình giúp Khăm học ngôn ngữ Việt, đưa anh đi tham gia hoạt động ngoại khóa ở trường và các chuyến dã ngoại, đi làm công tác từ thiện ở địa phương…
“Sau 4 tháng qua tỉnh Kon Tum, mình đã tự tin giao tiếp, hòa nhập môi trường học tập của các bạn sinh viên Việt Nam” – Khăm nói.
2. Hòa nhập môi trường giáo dục tại Kon Tum sau Khăm 1 năm, bạn Nalayao Mitdi ở tỉnh Attapư (Lào) là học sinh giỏi được nhận học bổng học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, thuộc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.
Video đang HOT
Mitdi cũng nhận xét, tiếng Việt là trở ngại lớn nhất khi mới sang Việt Nam. “Tuy nhiên, Phân hiệu đã có các giải pháp giúp lưu học sinh Lào hòa nhập môi trường giáo dục rất nhanh. Lưu học sinh Lào được khuyến khích tham gia các tổ chức đoàn thanh niên, các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa – văn nghệ.
Các buổi sinh hoạt đều có các giảng viên trẻ vui tính, thân thiện quan tâm, kêu gọi sinh viên tình nguyện giúp các bạn mới học tiếng Việt, các môn văn hóa, hướng dẫn thích nghi môi trường học tập chuyên ngành đã đăng ký đào tạo…” – Mitdi cho biết.
Anh Nguyễn Văn Linh – Bí thư Đoàn trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum thông tin: Hiện tại, đơn vị có 108 lưu học sinh Lào đang ở ký túc xá của trường và theo học các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, 20 bạn đang học tiếng Việt ở Trường Cao đẳng sư phạm Kon Tum, 88 bạn đang theo học ở Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Ban đầu các lưu học sinh còn bỡ ngỡ, rụt rè trong giao tiếp. Nhưng qua thời gian, Phân hiệu đều có các hoạt động giúp đỡ các bạn hòa nhập môi trường giáo dục Việt Nam.
Theo anh Linh, nhà trường bố trí cho các lưu học sinh ở ký túc xá miễn phí. Mỗi phòng ở, Ban quản lý ký túc xá quan tâm bố trí đầy đủ thiết bị đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập như: bàn, ghế, tủ, ti vi, quạt, bếp ăn, kết nối mạng internet…Các bạn rất hòa đồng với sinh viên Việt Nam đang theo học tại Phân hiệu.
Các lưu học sinh cũng rất thích và thường tham gia tích cực các hoạt động, cuộc thi văn nghệ – thể thao, các buổi tọa đàm, giao lưu vào dịp lễ kỷ niệm lớn, trọng đại của Việt Nam, Lào. Vào các dịp này, Ban giám hiệu luôn kêu gọi sinh viên Việt Nam kết bạn, giúp bạn trẻ Lào học tiếng Việt nhiều hơn. Đến nay, 108 lưu học sinh Lào tại Kon Tum có môi trường sinh sống, học tập tích cực.
Qua trò chuyện, các lưu học sinh Lào tâm sự muốn được tăng thời lượng học tiếng Việt nhiều hơn, song song với chuyên ngành đào tạo được học. Khắn Khăm : Trong các giờ học chuyên ngành công nghệ thông tin có nhiều từ ngữ chuyên môn, giảng viên cung cấp kiến thức, trao đổi thực tế, tôi thấy khá lạ.
Có thể, họ dùng từ địa phương, hoặc thuật ngữ khoa học mới của Việt Nam. Do đó, có lúc tôi không viết kịp, phải nhờ bạn bè (đa phần sinh viên Việt Nam) giải thích, thuật lại dùm.
Còn Mitdi thì lạc quan khẳng định, khó khăn ngôn ngữ Việt, chắc chắn có các bạn sinh viên và giảng viên người Việt giúp đỡ. Thời gian học tập, nghiên cứu ở giảng đường đại học, Mitdi muốn thu nạp được nhiều kiến thức, được hoạt động ứng dụng thực tế nhiều lý thuyết đã học. Để khi tốt nghiệp, lưu học sinh này mong ước sẽ mở công ty giao thương thu mua, chế biến và kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông sản giữa các tỉnh của Việt Nam – Lào.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cách nào thu hút học sinh, sinh viên du học "tại chỗ"?
TP.HCM đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường giáo dục hiện hành nhằm giữ chân người học, tiến tới thu hút du học sinh nước ngoài.
Đến thời điểm hiện tại nhiều trường đại học tại TPHCM đã chủ động cập nhật chương trình đào tạo quốc tế để thu hút sinh viên
Trước tình trạng ngày càng nhiều học sinh, sinh viên trong nước tham gia các chương trình du học tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, TP.HCM đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường giáo dục hiện hành nhằm giữ chân người học, tiến tới thu hút du học sinh nước ngoài.
Nhiều ý kiến cho rằng muốn làm tốt điều này, thay đổi, cập nhật chương trình giảng dạy thôi chưa đủ mà ngành giáo dục - đào tạo thành phố nói chung và bản thân các trường nói riêng cần có nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút người tài.
Khi chương trình tốt, đảm bảo tính hội nhập, thầy cô dạy hay, chắc chắn sẽ giữ chân được học sinh, sinh viên.
Hiện Việt Nam có gần 150.000 học sinh, sinh viên đang du học tại nước ngoài, trong đó khoảng 90% là du học tự túc.
Chỉ tính 3 năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam tăng vọt và tập trung nhiều nhất ở Mỹ, Australia, Anh, Canada và Nhật Bản.
Riêng năm 2015, số học phí của du học sinh Việt Nam đóng góp cho nền giáo dục Anh là 700.000 bảng Anh. Nếu tính bình quân chi phí khoảng 30.000 USD/người/năm thì trung bình mỗi năm, du học sinh Việt Nam tại Mỹ đóng góp khoảng 600 triệu USD cho nền kinh tế nước này.
Tốn kém là vậy nhưng việc du học của học sinh, sinh viên Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội.
Việc học sinh phổ thông bỏ ngang chương trình để làm quen với môi trường du học đã và đang tạo nên nhiều xáo trộn cho không ít cơ sở giáo dục.
Ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn cho biết, mỗi năm trường ông tuyển vào hơn 400 học sinh nhưng mất đến 80 học sinh chỉ vì làn sóng du học. Do đó, sĩ số sau 1 năm giảm đi gần 3 lớp.
Điều đáng tiếc là mặc dù có học lực rất tốt nhưng khi đi du học, đa phần các em đều phải học lại chương trình phổ thông của nước sở tại, vừa mất thời gian vừa tốn nhiều chi phí.
Vì thế, theo ông Thạch bên cạnh việc các trường phổ thông chủ động xây dựng chương trình giáo dục theo hướng hội nhập, ngành giáo dục và thành phố cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này thì mới mong thay đổi tình hình.
Ông Thách nói: "Chúng tôi muốn kiến nghị với lãnh đạo TP.HCM và Sở Giáo dục - Đào tạo cho phép trường chúng tôi được nhập khẩu chương trình tiên tiến để dạy song song với chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Như vậy, học sinh có thể vừa lấy được bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của Việt Nam, vừa đảm bảo chuẩn của quốc tế nên sau khi hoàn thành chương trình trung học phổ thông và sang nước ngoài thì có thể học tiếp lên cao".
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM cho rằng, việc ngày càng nhiều phụ huynh tại các thành phố lớn đưa con đi du học nước ngoài là phản ứng không vui đối với người làm trong ngành giáo dục.
Điều này khẳng định phụ huynh xem giáo dục trong nước không bằng nước ngoài. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn hợp lý. Làn sóng du học nước ngoài là không thể tránh khỏi, nước nào cũng có. Nhưng nếu thời gian tới các trường từ phổ thông đến đại học tại Việt Nam đảm bảo được chất lượng và môi trường đào tạo tương đương quốc tế thì sẽ thu hút được không chỉ học sinh, sinh viên trong nước mà cả du học sinh nước ngoài.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình thiết lập môi trường giáo dục quốc tế cần khởi đầu bằng việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toàn cầu đó là tiếng Anh.
Hiện ngành Giáo dục - Đào tạo TP.HCM đang xây dựng đề án phát triển giáo dục thành phố đáp ứng nhu cầu hội nhập trên cơ sở học tập, sàng lọc kinh nghiệm từ các nền giáo dục nổi tiếng.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, hướng sắp tới thành phố sẽ có nhiều giải pháp để thu hút học sinh, sinh viên du học "tại chỗ".
Những giải pháp đồng bộ sẽ được đưa ra để nâng chất giáo dục từ bậc phổ thông đến đại học theo hướng tiệm cận khu vực và thế giới.
Trước mắt, thành phố sẽ quan tâm đến việc làm sao tạo được hệ thống giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam để người học chẳng cần đi xa.
Ông Phong nhấn mạnh: "Nhu cầu đi du học nước ngoài của học sinh phổ thông và sinh viên Việt Nam hiện nay là rất lớn. Do đó bây giờ thay vì để phụ huynh đưa các em ra nước ngoài học, TP.HCM sẽ tổ chức mời các trường về đây xây dựng thành một Đô thị đại học quốc tế".
Cùng với các giải pháp, các đề án thiết thực, ngành Giáo dục - Đào tạo TPHCM cũng khuyến khích các trường mở rộng quan hệ hợp tác, chọn lọc chương trình đào tạo phù hợp để tạo thêm cơ hội học tập hiệu quả cho học sinh, sinh viên của mình
Theo VOV
Khi trường học là nơi truyền cảm hứng Trường học là nơi truyền lửa, là động lực giúp cho cậu bé nhút nhát năm nào "dám" thực hiện ước mơ của mình và biến ước mơ đó thành sự thật. Câu chuyện về một học sinh vốn chỉ sống hướng nội, không tự tin thể hiện bản thân đã vụt sáng trong cuộc thi tháng Đường lên đỉnh Olympia, một cuộc...