Những lớp học với tư thế lạ
Do bàn ghế quá cao so với khổ người, nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa đã phải xoay trở đủ kiểu để có thể đọc, viết trong giờ học.
Kích cỡ bàn ghế không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe, hình thức của trẻ em.
Vì thế, đã có hẳn một Thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công Nghệ và Bộ Y tế công bố vào tháng 6/2011, hướng dẫn chi tiết kích cỡ bàn ghế ngồi học cho học sinh.
Trong khi chờ đợi những hiệu quả thiết thực của thông tư trên, rất nhiều học sinh, đặc biệt những học sinh vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn vẫn phải ngồi học trên những bộ bàn ghế quá khổ, nhiều khi phải đứng lên mới có thể viết được.
Những học sinh mẫu giáo ở Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông) hàng ngày phải ngồi học trên những bộ bàn ghế quá khổ khiến rất mỏi vì chân không thể chạm đất.
Dưới thì chân không chạm đất, phía trên thì mặt bàn cao ngang cổ nên các em phải dướn hết người mới có thể khoanh tay trên mặt bàn.
Muốn viết, bé trai này buộc phải đứng.
Cũng giống như học sinh ở Trường Nguyễn Bá Ngọc, những học sinh lớp 1 ở điểm Trường Khe Bốc thuộc Trường Tiểu học số 2 Điện Quan (Xã Điện Quan, Bảo Yên, Lào Cai) cũng phải ngồi học trên những bộ bàn ghế mà mặt bàn cao ngang cổ. Với tư thế ngồi viết thế này kéo dài không mắc những tật bệnh về mắt, cổ mới lạ.
Video đang HOT
Tư thế đứng để viết tuy có mỏi chân, nhưng có lẽ cậu trò lớp 1 tại điểm trường Khe Bốc này vẫn cảm thấy thoải mái hơn việc phải để mắt quá gần trang vở.
Những tư thế lạ do bàn ghế quá cao trong giờ học tại lớp 1, điểm trường Cửa Vạn, Trường TH & THCS Hùng Thắng (Phường Hùng Thắng, TP Hạ Long).
Một cách thư giãn đôi chân của cô trò nhỏ lớp 1 ở điểm trường Cửa Vạn.
Các kiểu khắc phục bàn ghế quá khổ của học sinh lớp 1 điểm trường Cửa Vạn.
Một tư thế ngồi viết lạ tại điểm trường Cửa Vạn do bàn ghế không đúng kích cỡ.
Hai chân trên ghế chăm chú nghe giảng.
Không biết đến bao giờ, các trường mới có đủ điều kiện thực hiện thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
Theo VNN
Nhiều trường lúng túng khi miễn, giảm học phí
Nghị định 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2010.
Thế nhưng đến nay do vẫn chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này nên các trường đang rất lúng túng...
Trong khi chờ thông tư, ngày 21-9 Bộ GD-ĐT đã có công văn số 5997/BGDĐT-KHTC hướng dẫn các trường thực hiện miễn, giảm học phí năm học 2010-2011. Nhưng đến ngày 10-11, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp lại "thổi còi" công văn này của Bộ GD-ĐT vì cho rằng trái pháp luật, khiến các trường càng thêm bối rối.
Các trường bối rối...
Theo ông Nguyễn Anh Đức, trưởng phòng công tác học sinh - sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nghị định 49 có hiệu lực gần sáu tháng nay nhưng do chưa có thông tư hướng dẫn nên các trường không thể triển khai được. Trong đợt tập huấn các trường ĐH, CĐ toàn quốc vào tháng 8-2010 của Bộ GD-ĐT, nhiều trường đã thắc mắc về việc ban hành thông tư này.
"Khi đó, đại diện Bộ GD-ĐT hứa chậm nhất đầu tháng 9-2010 sẽ có thông tư liên bộ hướng dẫn cụ thể gửi đến các trường. Tuy nhiên, tháng 10-2010, chúng tôi liên hệ các đơn vị chức năng của bộ lại được trả lời vẫn chưa có và thông tư này liên quan nhiều bộ nhưng không cho biết bị tắc ở cơ quan nào" - ông Đức cho biết.
Tương tự, một số trường thành viên ĐHQG TP.HCM như ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn... đều cho biết đang rất lúng túng nên vẫn thực hiện việc miễn, giảm học phí cho các sinh viên thuộc diện miễn, giảm như các năm trước đến khi có thông tư hướng dẫn của liên bộ về việc thực hiện nghị định 49.
Trong khi đó, Trường ĐH Luật TP.HCM đã thực hiện việc thu học phí cả những đối tượng sinh viên thuộc diện miễn, giảm. Theo quy định của trường, nếu chưa đóng học phí sinh viên sẽ không được dự thi học kỳ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó trưởng phòng công tác chính trị - sinh viên nhà trường, lý giải: "Theo nghị định 49, nhà trường sẽ không được cấp bù kinh phí cho các đối tượng sinh viên thuộc diện miễn, giảm từ năm học này nên không thể tiếp tục miễn, giảm cho sinh viên. Với những đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí, trường vẫn thu và đến khi nào có hướng dẫn của các đơn vị chức năng sẽ hoàn trả cho sinh viên phần được miễn, giảm".
Đầu năm học này, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM ra thông báo tất cả sinh viên học sinh của trường đều phải đóng học phí theo quy định mới. Một số sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí lo sợ bị cấm thi giữa học kỳ đã vay mượn tiền để nộp. Nhưng cũng có không ít sinh viên diện chính sách phản ứng nên trường rút lại thông báo này.
Các trường đại học lúng túng trong việc thực hiện miễn, giảm học phí cho sinh viên. (Ảnh minh họa).
PGS.TS Đặng Vũ Ngoạn - phó hiệu trưởng nhà trường - thừa nhận: " Chúng tôi thật sự bối rối trong việc này. Do chưa có thông tư hướng dẫn, trường đã thông báo lại với sinh viên diện chính sách là vẫn chưa phải đóng". Cũng theo ông Ngoạn, sinh viên diện miễn, giảm vừa qua đã đóng học phí, sau này có hướng dẫn nhà trường sẽ hoàn trả.
Đừng để ảnh hưởng đến việc học
Theo quy định tại khoản 2, điều 7 của nghị định 49, các đối tượng được miễn, giảm học phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập sẽ được trực tiếp nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí của Nhà nước và thực hiện đóng học phí đầy đủ cho nhà trường.
Hầu hết các trường đều hiểu việc miễn, giảm học phí cho sinh viên được thực hiện tại địa phương, sinh viên nhận tiền tại địa phương và đóng học phí cho nhà trường. Nhưng nghị định lại không hề nêu sinh viên phải về địa phương nhận tiền và chưa có hướng dẫn rõ ai sẽ là người cấp khoản tiền này cho sinh viên, điều này khiến mỗi trường làm mỗi kiểu.
Về đối tượng được miễn học phí, nghị định 49 quy định " sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn", đại diện các trường cho rằng nên sớm có hướng dẫn cụ thể hơn trong việc này. Theo các trường, trước đây các bộ đã ban hành nhiều văn bản xác định các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa... hiện có nhiều thay đổi nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị chức năng nào cập nhật, tổng hợp lại nên các trường rất khó khăn trong việc thực hiện việc miễn, giảm học phí.
Ông Phạm Trí Thức, trưởng phòng kế hoạch tài chính Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM), cho rằng: "Hiện muốn thu học phí cũng khó vì các em thuộc diện miễn, giảm đang khó khăn, họ vẫn chờ hướng dẫn mới có tiền để đóng, sinh viên vẫn chưa được vay vốn".
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: " Trước mắt, những sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM thuộc diện chính sách đang khó khăn nhà trường tạm thời không thu học phí đối với trường hợp này. Tuy nhiên, sinh viên phải làm đơn xin nợ học phí và phải cam kết khi có hướng dẫn phải nộp học phí cho trường để trường xem xét giải quyết".
Ông Nguyễn Anh Đức đề xuất: " Theo tôi, trước mắt, các trường cần tạo điều kiện cho sinh viên để không ảnh hưởng đến việc học tập của họ, bằng việc thực hiện miễn, giảm học phí như mọi năm. Trong lúc chưa có thông tư hướng dẫn của các bộ không nên tạo ra những xáo trộn quá lớn để sinh viên yên tâm học tập."
24H.COM.VN (Theo Tuổi trẻ)
Học trò "qua mặt" giáo viên: Chuyện nhỏ? Vờ đau bụng, giả bệnh, bạn bè cùng phối hợp với nhau để "qua mặt" thầy cô... Trên thực tế, nhiều khi giáo viên phải sống chung với không ít "chiêu" chống đối từ chính những học trò của mình. Đến giờ là... bệnh "Cô ơi, con xin phép ra ngoài đi vệ sinh. Con đau bụng", phải đến lần thứ 3, khi...