Những lớp học tạm bợ trên thế giới
Ở nhiều nơi trên thế giới, giáo viên và học sinh phải tự sáng tạo cơ hội học tập. Họ học trong hang động, trên đồi, bãi đất trống hay chiếc xe buýt bỏ hoang.
Tại khu ổ chuột Cite-Soleil thuộc thủ đô Port-au-Prince của Haiti, hàng chục trẻ nghèo học tập trên bãi đất trống. Trường học chỉ có bàn ghế, giáo viên, học sinh cùng rất ít sách vở.
Tại Karachi, Pakistan, thầy trò tận dụng tầng thượng của cửa hàng để học bài. Tất cả học sinh ngồi bệt nghe giảng, chép bài. Chiếc ghế duy nhất trong lớp được dành cho giáo viên.
Trường Wheels ở Ấn Độ đơn giản chỉ là lớp học tạm bợ trên chiếc xe buýt bỏ hoang tại khu ổ chuột ngoại ô thành phố Hyderabad.
Nhìn qua, không ai nghĩ lớp học này được tận dụng từ chiếc xe buýt cũ. Nhưng hàng ngày, học sinh trường Peace Insurgents ở Pueblo Nuevo, Mexico, vẫn học bài trên ngôi trường dựng tạm bợ trên 4 bánh xe.
Các cô gái Afghanistan tụ tập trên sa mạc Jalalabad để tham dự hội thảo của tổ chức phi chính phủ Ủy ban Vì sự tiến bộ Nông thôn Bangladesh. Bình thường, nơi đây vốn là lớp học của họ.
Trong khi đó, tại thủ đô Kabul, giáo viên giảng bài cho lớp học toàn nam sinh giữa đống đổ nát.
Video đang HOT
Tại vùng Sang Surakh cách thủ đô Kabul gần 170 km về phía Bắc, học sinh học trên đồi. Lớp học là tấm bảng dựng tạm cùng tấm chiếu cũ để học sinh ngồi.
Sau cuộc khủng hoảng di cư, nhiều trẻ em mất cơ hội đến trường. Tuy nhiên, các em vẫn tìm phương pháp để tiếp cận giáo dục. Tại Beirut, thủ đô Liban, “cô giáo” 10 tuổi dạy học cho những đứa trẻ tị nạn người Syria trên bãi đất trống trong rừng.
Năm 2005, trận động đất 7,6 độ gần như tàn phá toàn bộ thành phố Muzaffarabad, Pakistan. Giữa đống đổ nát ấy, một cậu bé vẫn chăm chỉ luyện Toán trên tấm bảng đen đơn sơ.
Năm 2008, thị xã Miên Trúc, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, cũng gần như bị san phẳng sau động đất. Dù vậy, giáo viên ở đây vẫn cố gắng để việc học hành của học sinh không bị trì hoãn. Họ dựng bảng đen, đặt bàn ghế giữa đống gạch vữa và những ngôi nhà đổ nát để học trò tiếp tục lên lớp.
Cũng tại thời điểm đó, thầy trò tỉnh Quý Châu ở tây nam Trung Quốc, dựng trường trong hang động trên núi.
Tại Kenya, những đứa trẻ tị nạn người Somali cũng không thể theo học tại một ngôi trường tử tế. Các em học bài ở những lớp học tạm bợ, tập viết kinh Koran trên tấm gỗ dài.
Sau trận lũ kinh hoàng, trẻ e ở Kogi, Nigeria học tập dưới cái lán tạm bợ với bảng đen, ghế dựng tạm.
Trong ngày Xóa mù chữ Quốc tế, học sinh một trường lộ thiên ở New Delhi, Ấn Độ, cùng nhau mang sách tới trường học bài để bày tỏ khát khao học tập của các em.
Ở Indonesia, trẻ em thị trấn Krueng Raya học bài trên bãi đất trống. Lớp học ngoài trời này là một phần của trường Tiểu học Acehnese.
Tại làng Mawasi, Palestine, thầy trò tận dụng container cũ, biến chúng thành nơi truyền thụ kiến thức.
Theo Zing
Kỳ lạ ngôi trường không thời khóa biểu, không điểm số tại Đức
Không chấm điểm, không thời khóa biểu và cũng không có hướng dẫn bài giảng, học sinh được quyết định các môn học và cả thời gian muốn làm bài thi, đó là những gì đang diễn ra tại một ngôi trường ở Đức.
Trong một chuyến cắm trại tới Cornwall, Anton Oberlander và nhóm bạn của cậu bị thiếu tiền khi đi tàu hỏa. Bằng khả năng thuyết phục của mình, cậu đã nói chuyện với người điều hành xe lửa quốc gia Đức giúp cho nhóm có được một số chiếc vé miễn phí.
Quá ấn tượng, quản lý nhà ga thậm chí còn mời cậu trở lại để trình bày một bài diễn thuyết đầy động lực với 200 nhân viên của họ. Anton lúc đó mới 14 tuổi.
Sự tự tin của Anton cũng như những người bạn khác của mình là sản phẩm của một phương thức giáo dục độc đáo, đi ngược lại với cách dạy truyền thống được áp dụng tại trường Evangelical School Berlin Centre (ESBC).
Ở đây, không có điểm số cho đến khi học sinh 15 tuổi, không có thời khóa biểu và cũng không có hướng dẫn bài giảng. Học sinh được quyết định các môn mình muốn học trong mỗi buổi học và cả thời gian muốn làm bài thi.
Các môn học được giới hạn ở môn toán, tiếng Đức, tiếng Anh và các môn khoa học xã hội, bổ sung thêm các khoá học phụ trợ, kiểu như "Trách nhiệm" và "Thách thức".
Đối với khóa học "Thách thức", học sinh từ 12 đến 14 tuổi được nhận 150 Euro và đưa tới một cuộc phiêu lưu mà họ phải tự mình lên kế hoạch. Một số lựa chọn chèo thuyền kayak trong khi những người khác làm việc ở một trang trại. Còn Anton và nhóm của mình thì chọn khám phá dọc theo bờ biển phía nam nước Anh.
Triết lý đằng sau những đổi mới này rất đơn giản: khi nhu cầu của thị trường lao động đang thay đổi, điện thoại thông minh và Internet đang làm thay đổi cách thức các thanh thiếu niên xử lý thông tin, hiệu trưởng Margret Rasfeld cho rằng, kỹ năng quan trọng nhất mà nhà trường trang bị cho học sinh là khả năng tự tạo cảm hứng và động lực cho bản thân.
"Nhiệm vụ của một nhà trường tiến bộ là chuẩn bị cho các em đương đầu với thay đổi hoặc khiến các em sẵn sàng hướng tới sự thay đổi. Trong thế kỷ 21, trường học phải có nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ các tố chất cá nhân của học sinh", Margret Rasfeld nói. Đó chính là những gì ESBC hướng tới.
Để học sinh ngồi nghe giáo viên trong 45 phút rồi thực hiện các bài kiểm tra, theo Rasfeld, không chỉ đi chệch xu hướng hiện đại mà còn là cách giáo dục thiếu hiệu quả. Học sinh ở ngôi trường này được khuyến khích suy nghĩ đa chiều, ví dụ có thể lập trình game thay vì ngồi kiểm tra toán.
ESBC luôn cố gắng hướng đến việc trang bị cho học sinh quyền tự quyết nhưng trong hệ thống kỷ luật nghiêm ngặt. Theo hiệu trưởng Rasfeld: "Càng được tự do, các em càng làm việc một cách có hệ thống và trách nhiệm".
Trong nhiều năm liên tiếp, ESBC đạt thứ hạng hàng đầu trong hệ thống các trường học 3 cấp phổ thông ở Đức. Mức học phí của ESBC từ 828 đến 3.000 USD/năm, được cho là rất vừa phải và khoảng 5% học sinh được miễn học phí.
Trường tuyển sinh nhiều tầng lớp trong xã hội, với nhiều tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Khi mới được thành lập vào năm 2007, ngôi trường chỉ có 16 học sinh thuộc các cấp học từ lớp 7 đến lớp 12. Đến nay, con số đã lên tới 500, cùng danh sách chờ nhập học khá dài.
Theo Danviet
Trường sang trọng học phí 20.000 USD/năm của các tỷ phú công nghệ Nhằm tạo môi trường học tập khác biệt, khuyến khích tinh thần sáng tạo của trẻ, các "ông lớn" công nghệ lập hệ thống trường sang trọng với học phí 20.000 USD/năm. AltSchool là hệ thống 7 trường học siêu nhỏ nằm ở hai bang California và New York, Mỹ. Mỗi cơ sở chỉ có từ 35 đến 120 học sinh. Năm 2013,...