Những lớp học “nghe đã thấy thực tế” của sinh viên ĐH FPT
Sinh viên ĐH FPT sẽ được học quản lý tài chính, khám phá năng lực bản thân, lái xe hay điều chỉnh cảm xúc. Đây đều là những kỹ năng mềm quan trọng đối với một thế hệ trẻ không đơn thuần tồn tại mà biết cảm nhận và sẻ chia những giá trị hữu ích.
Quản lý và lãnh đạo bản thân
Đến với lớp học Quản lý và lãnh đạo bản thân, sinh viên sẽ có cái nhìn rõ nét về bản thân, giải đáp một phần hoặc trọn vẹn những câu hỏi về “mục đích sống ở đời” như “Tôi là ai?”, “Tôi có ước mơ gì?”, “Cái đích lớn nhất trong cuộc sống tôi muốn đi tới là gì?”…
Đều là những vấn đề khá trừu tượng, giải đáp những câu hỏi lớn đối với người trẻ, trong lớp học này, giảng viên đóng vai trò người thầy chuyên môn và người anh, người chị kinh nghiệm trong cuộc sống, hướng dẫn, thúc đẩy người học khám phá bản thân.
Bài chia sẻ về “My dream” của một sinh viên ĐH FPT
“Sau khi tham gia lớp học, mình biết cách để tự lên kế hoạch, định ra mục tiêu và cách thức đạt được nó. Nhưng mình thấy thấm nhất là mình đã phần nào hiểu thêm về bản thân, về những điều trong cuộc sống trước đây mình còn mông lung chưa biết định hướng.” Hồng Phúc (sinh viên K13) chia sẻ.
Lái xe
Lái xe ô tô có lẽ sẽ trở thành kỹ năng không thể thiếu đối với thế hệ Y, giống như lái xe máy với thế hệ X vậy. “Đút túi” tấm bằng lái xe trước khi ra trường, coi như sinh viên ĐH FPT có thêm một “giấy thông hành” cho hành trình tiếp theo của mình.
Chương trình học lái xe do ĐH FPT tổ chức được thiết kế thuận lợi cho sinh viên với khung lý thuyết và những “bí kíp” để thi lấy bằng “không trượt phát nào”. Chi phí học lái xe trong trường cũng thấp hơn so với mặt bằng chung. Ngoài việc học kỹ thuật lái, một điều quan trọng sinh viên được học ngay từ ngày đầu ngồi sau vô-lăng đó là ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ và đạo đức khi lái xe. ĐH FPT mong muốn rằng, sử dụng xe ô tô làm phương tiện đi lại, sinh viên nắm và hiểu Luật, biết cách xử lý những tình huống va chạm không may xảy ra một cách đúng pháp luật và hợp tình người.
Quản lý tài chính
Video đang HOT
Tài chính có lẽ luôn là vấn đề khiến các bạn sinh viên học tập xa nhà “đau đầu”. Câu chuyện đầu tháng sang chảnh rủ nhau đi ăn hàng, mua sắm online, cuối tháng âm thầm úp mì tôm ăn một mình trở thành “truyền thuyết” mà sinh viên nào cũng từng một lần được nghe thậm chí trải qua. Bởi vậy, quản lý tài chính là kỹ năng vô cùng cần thiết với các bạn trẻ. Lớp học Quản lý tài chính ở ĐH FPT cũng vì thế mà luôn kín đơn đăng ký tham gia ngay từ khi mở lớp.
Đến đây, sinh viên sẽ được học cách lập kế hoạch thu chi, quản lý các khoản chi tiêu sao cho cân bằng giữa “tiết kiệm” và “thoả mãn nhu cầu”, cách nói “không” với những khoản chi không cần thiết. “Mình được học về quy tắc 6 chiếc lọ: chi tiêu cần thiết, tiết kiệm, chi cho học hành, đầu tư, 1 ít dành cho các mối quan hệ và tất nhiên không thể thiếu khoản hưởng thụ như ăn uống, mua sắm. Nhờ đó, mình vừa không cần bóp mồm bóp miệng cắt giảm gì mà vẫn có chút ít để dành.” Diệu Vi (sinh viên QTKD) chia sẻ.
Trong lớp Quản lý tài chính, các bạn sinh viên ĐH FPT làm việc nhóm, học cách lập kế hoạch tài chính theo tháng
Tâm lý học đường
Gọi là “lớp học” có lẽ không hoàn toàn chính xác bởi đến với các workshop do Phòng Tâm lý học đường, ĐH FPT tổ chức, sinh viên không chỉ “học” về các biểu hiện, hành vi tâm lý, cách kiềm chế và giải quyết những cảm xúc tiêu cực mà còn được chia sẻ, thấu cảm để nhân lên những cảm xúc tích cực. Các workshop này kết hợp cùng tư vấn và trị liệu tư vấn chuyên sâu dành cho các cá nhân có vấn đề tâm lý phức tạp từng “chữa lành” nhiều trường hợp gặp bế tắc trong chuyện tình cảm, không có mục đích sống. Ngoài ra, đến với “lớp học” tâm lý, được gặp gỡ chuyên gia và bạn bè yêu thích bộ môn này, nhiều sinh viên tìm thấy đam mê “không ngờ” của mình và lấy đó làm điểm tựa vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Chương trình tâm lý học đường được trường học hỏi theo mô hình của Mỹ, chính thức triển khai từ năm 2016. Đây là một trong những trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đưa tư vấn tâm lý học đường trở thành một hoạt động phát triển trong môi trường giáo dục.
ĐH FPT: Điểm đến 'so kool' của nhiều sinh viên nước ngoài
Từ Bỉ, Nhật Bản, Nigeria... những bạn trẻ này đều chọn trở thành sinh viên ĐH FPT.
Trường ĐH 'so kool' đã đem đến cho các bạn cơ hội học tập trong môi trường giáo dục chuẩn quốc tế, cảm nhận tình bạn, tình thầy trò thân thiết, tham gia sự kiện 'vui hết cỡ' và trải nghiệm cuộc sống, ẩm thực Việt đặc sắc.
Môi trường học tập chuẩn quốc tế
ĐH FPT có nhiều campus tại các tỉnh thành lớn nhất cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và sắp tới là Quy Nhơn. Mỗi campus có thiết kế riêng nhưng đều hiện lên như một 'landmark' đặc sắc trong mảng kiến trúc trường học. Sự kết hợp hài hoà giữa nét kiến trúc Tây Âu hiện đại với chất Việt Nam và không gian xanh trong lành đem đến những ấn tượng ban đầu tươi đẹp đối với sinh viên nước ngoài khi lần đầu đến ĐH FPT.
Học tập tại ĐH FPT, sinh viên quốc tế cũng như sinh viên trong nước đều được học bằng giáo trình 100% tiếng Anh, từ những nhà xuất bản uy tín nhất thế giới. Ngoại ngữ cũng là yếu tố được chú trọng tại ĐH FPT. Ngoài tiếng Anh gần như là ngôn ngữ chính thứ 2 được sử dụng sau tiếng Việt, ĐH FPT còn đào tạo Ngôn Ngữ Nhật, Ngôn Ngữ Hàn và cả tiếng Trung. Vì vậy, sinh viên 5 châu đến ĐH FPT đều có thể dễ dàng giao tiếp với thầy cô, bạn bè, xoá đi ranh giới do bất đồng ngôn ngữ tạo ra. Sinh viên quốc tế có thể nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống, việc học tập hơn.
Chuẩn quốc tế trong đào tạo tại ĐH FPT được công nhận bởi những tổ chức xếp hạng ĐH hàng đầu, như QS Star từng đánh giá 3 sao trong đó Chất lượng đào tạo và Việc làm của ĐH FPT được tối đa 5 sao, hay The Brand Laureate hai lần liên tiếp trao giải thưởng Thương hiệu ĐH uy tín thế giới cho trường vào năm 2018, 2019.
Thân thiện tình thầy trò, tình bạn
Một trong những ấn tượng chung về ĐH FPT mà sinh viên quốc tế nào cũng có đó là tình cảm thân thiết, gắn bó với con người nơi đây. Qua những hành động nhỏ trong cuộc sống, việc học, những người bạn quốc tế cảm nhận sâu sắc về tình cảm chân thành mà bạn bè, thầy cô Việt Nam dành cho họ.
Không khí yên bình và tình cảm thân thiện là điều nhiều sinh viên quốc tế cảm nhận được ở ĐH FPT
Akpunonu Ifeanyi Tochukwu (SV ngành Quản trị Kinh doanh) đến từ Nigeria, hiện đang học tập tại campus Đà Nẵng chia sẻ: 'Khi mình đi trong trường, mình gặp rất nhiều bạn bè, ai cũng nói 'Hi!' với mình. Mọi người rất thân thiện. Không khí ở trường yên bình, vui vẻ, khiến mình cảm thấy như đang ở nhà.' Thân thiện cũng là cảm nhận của Van Caenegem Paul đến từ Bỉ, hiện là SV ngành Quản trị Kinh doanh tại ĐH FPT Hà Nội. Anh chàng tóc vàng còn chia sẻ, bạn bè luôn khiến Van thấy vui. Mọi vấn đề như học tập, cuộc sống cho đến... ăn uống, nếu khó khăn, Van đều có thể tìm đến sự giúp đỡ của bạn bè.
Thinzar Nay Lin (SV ngành Quản trị Kinh doanh tại campus Đà Nẵng) lại ấn tượng nhất với các giảng viên ĐH FPT. 'Các thầy cô không chỉ dạy mình bài học trên lớp mà còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.' Cùng quan điểm với Thinzar Nay Lin, cậu sinh viên Nigeria Jok Joseph Jok Ajang cho biết: 'Nếu có gì chưa hiểu, mình đến gặp hoặc email nhờ các thầy cô và cán bộ trong trường giúp đỡ. Điều đó thực sự rất tuyệt.'
Cuộc sống Việt Nam đặc sắc
Là môi trường giáo dục chuẩn quốc tế nhưng ĐH FPT vẫn mang trong mình chất dân tộc đặc sắc. Trong chương trình chính khoá, sinh viên quốc tế cũng được học Vovinam - môn võ do người Việt sáng lập và nhạc cụ dân tộc để hiểu thêm về văn hoá tinh thần người Việt. Nhiều sự kiện do sinh viên ĐH FPT tổ chức cũng mang màu sắc văn hoá 5 châu, vừa gần gũi với sinh viên quốc tế vừa giới thiệu văn hoá Việt Nam như Tết Dân gian... Ngoài thời gian học tập, sinh viên nước ngoài có cơ hội khám phá cuộc sống, nét ẩm thực Việt ở những thành phố xinh đẹp như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Những trải nghiệm đó trở thành ấn tượng sâu sắc đối với sinh viên nước ngoài khi học tập tại ĐH FPT.
Sinh viên quốc tế khám phá Hội An theo chương trình giao lưu văn hoá do ĐH FPT tổ chức
Anasioke Charless Emeka (SV ngành Quản trị kinh doanh tại campus Đà Nẵng) chia sẻ: 'Không khí ở ĐH FPT thật tuyệt vời. Đà Nẵng thì đẹp tuyệt với bãi biển, Cầu Rồng.'
Anh chàng sinh viên người Nhật Bản Aoi Kurokawa cảm thấy rất ổn khi học tập tại ĐH FPT. 'Mọi người đều nhiệt tình, tốt bụng, đối xử với mình rất tốt. Mình thích nhất khi ở đây là sáng nào cũng được ăn bánh mì. Nó ngon tuyệt.'
Năm 2019, ĐH FPT đón hơn 1000 lượt sinh viên quốc tế đến học tập và trải nghiệm văn hoá. Những đặc sắc trong phương pháp giáo dục, môi trường học tập và cả cuộc sống, tình cảm con người có lẽ sẽ ngày càng khiến nhiều sinh viên quốc tế chọn ĐH FPT để học tập trong tương lai.
Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ Thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi:
- Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);
- Hoặc: Điểm hoc ba thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn)
Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường.
Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau: Thống nhất cho học sinh, sinh viên đi học trở lại từ ngày 02/3/2020 Chiều ngày 28/02, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành công văn số 757/UBND-KGVX về việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học lại sau thời gian nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19. Công văn UBND tỉnh Bạc Liêu số: 757/UBND-KGVX về việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học lại. Theo đó, nhằm thực hiện chỉ đạo...