Những lớp học đặc biệt
Việc dạy học cho những học sinh bình thường khó khăn bao nhiêu, thì đối với những học sinh khuyết tật lại càng trở nên vất vả gấp bội. Vẫn có những lớp học đặc biệt tồn tại với lòng đam mê của các thầy cô.
Tại Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh (cơ sở 1, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) nơi có 9 giáo viên đang ngày đêm dạy học và dạy nghề cho hơn 40 trẻ em bị khuyết tật do mắc các di chứng nhiễm chất độc da cam dioxin.
Việc dạy học với những đứa trẻ đứa trẻ khiếm khuyết luôn khó khăn, và đặc biệt việc tiếp thu bài giảng hay học nghề luôn khó khăn hơn những người khác nên giáo viên của họ không chỉ cần chuyên môn giỏi mà còn cần có tâm và tình yêu thương.
Thầy Trương Tấn Dũng (SN 1982, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tâm sự: Thầy đã có thâm niên 10 năm dạy tại trung tâm này. Bản thân thầy bị bại liệt đôi chân và hai bàn tay bị yếu đi do cơn sốt lúc còn nhỏ.
Thầy Dũng bên nét vẽ của mình.
Thầy Dũng đang bày các em học sinh tập vẽ.
Video đang HOT
Ngoài công việc dạy vẽ, thầy Dũng còn là một kế toán tại trung tâm.
“Thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương là những gì các thầy cô tại đây dành cho các em học sinh”, cô Mai Thị Ân (SN 1973) giáo viên dạy may cho các em tâm sự.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Trang (SN 1987), tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non Đại học sư phạm Đà Nẵng, đã dạy tại trung tâm gần 10 năm nay.
“Đây là lớp học khá đặc biệt, lớp có đủ các trẻ em trong các độ tuổi và mắc các chứng bệnh do di chứng của chất độc da cam dioxin gây ra, nên việc giảng dạy và truyền kiến thức cho các em khá là vất vả. Phải nắm được tâm lý của từng em và thật sự yêu thương các em cũng như yêu thương nghề mới có thể truyền đạt tốt nhất”, cô giáo Trang chia sẻ.
Cô Trang tâm sự, cô thương và chăm sóc những đứa trẻ như chính con, những đứa cháu của mình.
Cô Trang kể: “Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau, nếu ai cũng chọn con đường bằng phẳng thì không biết các em khuyết tật sẽ đi về đâu trong cuộc sống này”.
Thầy Nguyễn Ngọc Phương (SN 1981, bên trái) cho rằng, hoàn cảnh của các em học ở nơi đây giống với hoàn cảnh của thầy. Nhưng thầy vẫn may mắn hơn, còn tỉnh táo hơn so với các em. Chính vì thế, thày dạy tại nơi đây như là một sự sẻ chia, một niềm thương yêu với những số phận không được may mắn trong cuộc sống.
“Tôi xem các em nơi đây như là các em các cháu trong gia đình, cố gắng làm những điều tốt nhất cho các em, dạy cho các em có cái nghề ổn định để tạo ra những sản phẩm. Đấy chính là niềm vui của mình”, thầy Phương tâm sự.
Mỗi bước tiến nhỏ của các em là niềm hạnh phúc với những người làm nghề “trồng người”.
Theo laodong.vn
Đại biểu Quốc hội khóc khi nói về 'rich kids' và trẻ em nghèo
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải (đoàn Hòa Bình) cho rằng cùng là cuộc sống trẻ em trên một đất nước mà khoảng cách giàu nghèo rất chênh lệch, rất xót xa.
Phát biểu tại buổi họp tổ về tình hình kinh tế - xã hội sáng 24/10, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đã dành nhiều thời gian để nói về trăn trở trong công tác giảm nghèo.
"Con số giảm nghèo, thoát nghèo trong thời gian qua là rất ấn tượng, nhưng chúng tôi rất băn khoăn với tình trạng tái nghèo, thoát nghèo không bền vững. Các chính sách giảm nghèo còn chưa phù hợp, chồng chéo, kết quả đạt tượng chưa tương xứng với tiền bỏ ra của ngân sách", bà Hải nói.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải đưa ra dẫn chứng, trong 3 năm qua, Chính phủ đã đầu tư 81.690 tỷ đồng cho các chính sách giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia, tương đương con số 609.595 hộ thoát nghèo. Như vậy, chia trung bình cơ học, để một hộ thoát nghèo Chính phủ phải bỏ ra 134,03 triệu đồng.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn Hòa Bình) tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Hoàng Hà.
"Tôi biết con số là chia trung bình cơ học, ngoài ra có thể đầu tư vào cơ sở hạ tầng... Nhưng nó phản ánh việc đầu tư cho giảm nghèo được quan tâm nhưng kết quả còn là vấn đề", bà chia sẻ.
Nữ đại biểu cũng rất trăn trở về hình ảnh trẻ em vùng đồng bào thiểu số, vùng dân tộc còn rất khó khăn. Bà nói lớp học thì tuềnh toàng, bữa ăn ít, xoàng xĩnh, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng.
"Ngày nay có hiện tượng nổi lên: Trẻ em nhà giàu 'rich kids' hay khoe đồ trên mạng. Cùng là cuộc sống trẻ em trên một đất nước mà khoảng cách giàu nghèo rất chênh lệch, rất xót xa. Nhìn cảnh trẻ em ăn cơm bốc tay, thiếu ăn thiếu mặc, ngủ đất, đi học đường xá xa xôi tôi rất buồn, xúc động, thương các em", giọng bà nghẹn ngào.
Sau khi lau nước mắt, bà Hải đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm khó khăn cho người nghèo, đặc biệt là trẻ em nghèo.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội) cho rằng những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc hiện đời sống bà con đang gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Tuấn cảm thấy đau lòng trước thực tế tiền in sách giáo khoa mỗi năm lãng phí cả nghìn tỷ đồng, trong khi vẫn còn khoảng 24% đồng bào miền núi thuộc diện nghèo, và 8% trẻ em dưới 14 tuổi bị mù chữ.
"Mấu chốt là chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, thấu đáo để phân bổ nguồn lực đầu tư một cách hợp lý", ông Tuấn nói.
Theo Zing
Thanh Hóa: Trường xuống cấp, hàng trăm học sinh và thầy cô giáo nơm nớp lo sợ Hàng trăm học sinh và giáo viên trường THCS Thành Thọ (xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) đang phải dạy và học trong nơm nớp lo sợ khi công trình phòng học 2 tầng xuống cấp nghiêm trọng. Được đầu tư xây dựng từ năm 2008 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, sau 10 năm đưa vào sử dụng, công...