Những lớp học “0 đồng” giữa lòng Sài Gòn hoa lệ
Được đi học, được tới trường tưởng chừng là những đặc quyền mà bất kì trẻ em nào cũng có nhưng không phải như vậy.
Đối với những đứa trẻ đường phố không có tiền đi học, việc nắn nót viết từng con chữ, tập trung làm phép cộng – trừ đơn giản lại là cả bầu trời mơ ước của các em. Thấu hiểu được điều đó, ở giữa lòng thành phố Sài Gòn hoa lệ đã xuất hiện những lớp học “0 đồng” đầy tính nhân văn.
Lớp học tình thương Ngọc Việt
Sài Gòn – thành phố hoa lệ, cái tên gắn liền với thành phố sầm uất, phát triển bậc nhất đất nước. Hoa lệ là vậy nhưng khắp Sài Gòn đâu đó vẫn có những con phố nhỏ, những mảnh đời khó khăn. Ở nơi đó có những đứa trẻ chỉ quanh quẩn cả ngày trong xóm nhỏ, không được đi học dù đã đến tuổi. Hiểu được điều đó, đã có nhiều người nguyện mang tri thức của mình truyền đạt lại cho những những đứa trẻ khó khăn. Từ đó những lớp học “0 đồng” đã được dựng lên nhằm giúp đỡ các em thay đổi cuộc đời.
Trong một con hẻm nhỏ ở quận 12, cách xa trung tâm thành phố tấp nập, có một nơi vẫn âm thầm gieo con chữ cho trẻ em nghèo suốt 10 năm nay. Đó là lớp học tình thương Ngọc Việt của anh Huỳnh Quang Khải (30 tuổi). Lớp học của anh dù ngày nắng hay ngày mưa, cứ đều đặn từ 18h45 – 21h từ thứ Hai đến thứ Bảy các em lại cắp sách tới lớp nghe thầy Khải dạy. Trong gian nhà rộng khoảng 20m2, hơn chục em nhỏ cặm cụi nắn nót từng câu chữ, nhẩm đi nhẩm lại bảng cửu chương vừa được học hôm trước.
Lớp học được anh thành lập và duy trì hơn 10 năm qua dù gặp nhiều khó khăn, thử thách khiến anh như muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, vì thương “tụi nhỏ” nên anh tìm mọi cách duy trì lớp học cho đến tận bây giờ. Khi được hỏi vì sao lấy tên lớp là Ngọc Việt, anh cười hiền chia sẻ: “Ngọc” là viên ngọc, còn “Việt” là lấy từ nghệ danh của tôi lúc còn làm MC đám cưới – Việt Khải. Mỗi em học sinh đến đây đều là một viên ngọc quý của tôi. Tôi thương tụi nhỏ như con ruột của mình”.
Dạy học không phải là chuyên ngành chính của anh Khải vì anh là một hướng dẫn viên du lịch. Để trở thành một người thầy như bây giờ không chỉ là vì sự thương cảm giữa người với người mà còn là do cái duyên nữa. Anh Khải cũng từng là trẻ mồ côi nên anh thấu hiểu được những nỗi niềm của đa số trẻ con sống ở đây.
Ban đầu anh mở lớp cùng những người bạn với mong muốn xoá mù chữ cho các em không có điều kiện đến trường. Sau này, mỗi người có một công việc riêng, lớp phải tạm hoãn một thời gian. Đến tháng 9/2016, dưới sự hỗ trợ từ vợ và cô giáo chủ nhiệm cũ của mình, anh mới bắt đầu xây dựng lại lớp. Cho đến hiện tại lớp học tình thương Ngọc Việt đang nhận dạy gần 60 học sinh với các độ tuổi khác nhau, từ 8 đến 19 tuổi. Tất cả các em học sinh trong số đó đều xuất thân từ gia đình lao động nghèo, không đủ điều kiện cho các con nhập học tại trường chính quy.
Điểm đặc biệt của lớp học này là ngoài Toán, Tiếng Việt, lớp còn dạy thêm một môn phụ là nhân cách sống. Trong môn học này, các em được chia sẻ và giải đáp khúc mắc của mình về cuộc sống, những vấn đề ở tuổi mới lớn. Đa phần, anh Khải dùng những trải nghiệm của mình để giảng giải cho học trò hiểu. Còn lo lắng, sợ học trò cảm thấy thiệt thòi so với những bạn được đến trường, anh và vợ cố gắng xây dựng lớp học ngày một tiện nghi, khang trang. Có đầy đủ bàn ghế, dụng cụ học tập, bảng ghi, TV như ở trường chính quy. Lớp được đặt ngay tại nhà nên anh cũng tiện quét dọn, chăm chút để mỗi lần học sinh đi học đều cảm thấy thoải mái.
Lớp học nhỏ ấy đã rèn luyện biết bao nhiêu con người, bao nhiêu thế hệ đi qua. Nhiều người đã thành đạt, có cuộc sống ổn định và thường xuyên quay về thăm anh Khải nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Có người trở thành chủ tiệm sửa xe ô tô, người thì làm chủ cửa hàng điện thoại lớn… mà anh chính là người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho cuộc đời của họ. Dù không qua trường lớp, không có bằng cấp sư phạm nào nhưng nghề dạy chữ đã gắn bó với anh cũng từng ấy năm trời. Ngày 20 tháng 11 hàng năm, học trò của anh đều đến tri ân, thăm hỏi rất nhiều.
Video đang HOT
Và cứ như thế, hơn 10 năm ròng rã trôi qua, người thầy 30 tuổi vẫn âm thầm làm cái việc mà người khác cho là “rảnh”. Nhưng với thầy, cái “rảnh” này khiến anh hạnh phúc và thấy mình sống có ý nghĩa mỗi ngày. “Nếu rảnh mà vui và giúp ích cho đời được như vậy thì tôi cũng muốn rảnh hoài”.
Lớp học của anh Danh Tuấn Anh.
Hành trình mang tri thức của người thầy 25 tuổi
Bên cạnh anh Huỳnh Quang Khải, vẫn còn rất nhiều người có tấm lòng vàng, biết sẻ chia giống như vậy. Trong đó còn có anh Danh Tuấn Anh và lớp học “0 đồng” tại quận 7. Một xóm trọ nghèo, buồn hiu dưới chân cầu Rạch Ông nằm giữa lòng Sài Gòn xa hoa và nhộn nhịp lại vang lên những tiếng đọc bài ê a của lũ trẻ trong xóm. Đó chính là những âm thanh được phát ra từ căn phòng 20m^2, với các bạn nhỏ đang hướng mắt lên bảng, chăm chú đánh vần rồi nắn nót viết từng dòng xuống vở. Đây cũng chính là hình ảnh quen thuộc mỗi 18h30 tối tại lớp học “0 đồng” của anh.
Nghề nghiệp chính của anh Tuấn Anh vốn không phải là một nhà giáo, công việc chính của anh là buôn bán. Nhưng cứ khi nào rảnh, anh toàn tâm dành toàn bộ thời gian và tâm huyết của mình vào lớp học “0 đồng” của mình. Ban ngày đi làm, buổi tối có khi chưa kịp ăn cơm, anh đã vội đến lớp cho kịp giờ dạy. Ấy vậy, anh không sợ cực, gặp bọn trẻ khiến anh cảm thấy thoải mái hơn.
Cũng giống như anh Khải, con đường đưa cái chữ đến với các em nhỏ của anh Tuấn Anh cũng không hề đơn giản chút nào. Ý tưởng về lớp học của anh được bắt nguồn từ 4 năm trước. Khi đến một khu phố nhỏ nằm gọn ghẽ giữa Sài Gòn sầm uất, sự nghịch lý giữa những toà nhà cao chót vót với xóm trọ nhỏ nghèo nàn khiến anh bất ngờ. Đặc biệt điều khiến anh suy nghĩ hơn cả, đó là các em nhỏ ở đó dù đã đến tuổi đi học nhưng lại không thể đi. “Tôi nghĩ mình nên làm cái gì đó để giúp các bé thay đổi cuộc đời” – người thầy 25 tuổi chia sẻ lý do ra đời của lớp học “0 đồng”.
Sau khi lên lý tưởng anh bắt tay vào thực hiện ngay, anh lên phường trình bày nguyện vọng mở lớp dạy học miễn phí. Được phường hỗ trợ điện, nước và một căn phòng nhỏ vốn là nhà kho cũ được tân trang lại. Anh xin thêm vài bộ bàn ghế cũ, tấm bảng của trường gần đó. Vậy là một lớp học đơn sơ nhưng đầy ắp tình thương giữa xóm trọ nghèo được hình thành.
Hồi mới đầu lớp có được 20 em, cho đến bây giờ là 30 em, bé nhỏ nhất mới 6 tuổi, còn lớn nhất là 14 tuổi nhưng đều có điểm chung là không biết chữ. Vì vậy, khi mới mở lớp, Tuấn Anh và hai người bạn chỉ dạy Toán và Tiếng Việt, chủ yếu để các em có thể đọc, viết, làm một vài phép tính cơ bản. Sau này mới mở rộng ra dạy thêm Ngoại ngữ.
Lớp có thời gian học 2 giờ kể từ 18h30, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Về nội dung giảng dạy, anh Danh Tuấn Anh cho biết giáo án giảng dạy theo chương trình chuẩn của tiểu học với sự trợ giúp của các sinh viên tình nguyện. Ngoài học văn hóa, các em còn được dạy kỹ năng sống để tự bảo vệ bản thân như chống xâm hại tình dục, ma túy, bạo lực gia đình, học võ… Mỗi tuần hai buổi các em được học tiếng Hàn với người bản địa và tiếng Anh.
Chia sẻ cách dạy của mình, Tuấn Anh tâm sự: “Do các em còn ham chơi, có em đang độ tuổi dậy thì nên ban đầu khó tiếp cận để khuyên bảo. Nhưng sau thời gian, tôi rút ra kinh nghiệm, chịu khó tìm hiểu hoàn cảnh, suy nghĩ của từng em để có kiểu dạy khác nhau”.
Lớp học này không chỉ là sự tương tác của những con chữ, mà còn là nơi chất chứa vô vàn tình yêu thương. Trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, anh Tuấn Anh vô cùng bất ngờ khi được một học trò vẽ hình mình lên giấy kèm những dòng chữ nguệch ngoạc, bày tỏ sự mến mộ của các em đối với người thầy của mình. Chính những điều nhỏ bé đó lại càng tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho anh để tiếp tục công việc đáng quý này.
Và cứ như thế, không chỉ hai anh mà còn nhiều người khác giữa chốn Sài Gòn hoa lệ này đang âm thầm ngày ngày mang sức mạnh của tri thức đến với các em nhỏ mà không màng lợi ích. Những người thầy, người cô san sẻ không chỉ con chữ mà cả những cái tốt, cái đẹp của cuộc đời đến với những em nhỏ kém may mắn. Họ cho đi mà không cần nhận lại điều gì, chỉ mong muốn nhờ tri thức sẽ giúp các em thay đổi cuộc đời, có tương lai tươi sáng hơn. Và đúng như vậy, “cho đi là còn mãi”…
Ngôi chùa có 80 lớp học ngoại ngữ miễn phí ở Sài Gòn
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM, Trung tâm ngoại ngữ và bồi dưỡng văn hoá miễn phí Thiện Nhơn do chùa Lá mở ra đã hoạt động được hơn 10 năm nay.
Các lớp học ngoại ngữ miễn phí của chùa Lá đã hoạt động hơn 10 năm nay. Ảnh: NVCC
Trung tâm ngoại ngữ miễn phí Thiện Nhơn tiền thân là những lớp học ngoại ngữ do thầy trụ trì chùa Lá - Thích Nhuận Tâm sáng lập.
Vốn là cựu sinh viên khoa Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, thầy Tâm chia sẻ, cách đây 10 năm, khi đất nước bắt đầu hội nhập, thầy trăn trở một điều rằng, đất nước muốn phát triển, đầu tiên phải có ngoại ngữ.
Trong khi đó, các em sinh viên ở quê lên Sài Gòn trọ học, tốn kém bao nhiêu thứ tiền, tới trung tâm học ngoại ngữ thì đắt đỏ. Nghĩ vậy, thầy quyết định mở lớp dạy ngoại ngữ miễn phí với đối tượng chính nhắm đến là sinh viên, những mong được đóng góp một phần nhỏ công sức của mình cho sự phát triển của đất nước.
Ngày đó và cho cả đến bây giờ, diện tích chùa Lá rất nhỏ bé, cơ sở vật chất đơn sơ. Thầy Tâm chia sẻ nguyện vọng của mình với một người bạn và được nhà hảo tâm này đóng góp 100 triệu để bắt tay vào thực hiện.
Lớp học đầu tiên của chùa chỉ có 30 học viên. Rồi tiếng lành đồn xa, số lượng học viên ngày càng đông. Đến nay, Trung tâm đã có 80 lớp học với 3.000 học viên, dạy 6 ngoại ngữ: Anh, Hoa, Nhật, Đức, Pháp, Hàn, mỗi khoá học kéo dài 3 tháng.
Thầy Tâm kể, ngày đó thầy trả lương cho giáo viên 3-4 triệu đồng/tháng. Sau đó, được nhiều người biết đến, các thầy cô tự nguyện đến dạy miễn phí cho trung tâm. "Bây giờ, thầy chỉ gửi mỗi thầy cô 1-1,5 triệu đồng/tháng gọi là tiền xăng xe, đi lại".
Trung tâm hiện có 80 lớp học thì được các giáo viên hỗ trợ 50% số lớp, tức là mỗi tháng chùa vẫn phải hỗ trợ tiền đi lại cho các giáo viên lên tới 40-50 triệu đồng.
Để thu hút được đông đảo giáo viên tới dạy như bây giờ, những ngày đầu, thầy Tâm phải đi đến từng trường đại học, cao đẳng mời giảng viên về dạy cho chùa. Nhiều giảng viên khác thông qua bạn bè, người quen tự tìm đến trung tâm và nhiều người đã gắn bó tới tận bây giờ.
Thầy Tâm nói, chùa may mắn được các mạnh thường quân quan tâm và các doanh nghiệp chung tay góp sức. Bản thân thầy Tâm cũng là Phó Chủ tịch Hội Đá cảnh, Đá phong thuỷ Việt Nam, nên như lời thầy nói, "thầy cũng có chút tài lẻ" về lĩnh vực này. "Thầy đi viết thư pháp, sưu tầm đá cảnh, đá phong thuỷ bán lại cho các doanh nghiệp để có tiền về lo cho trung tâm".
Những ngày đầu, chùa nhỏ, mặc dù đã dành hầu hết không gian của chùa cho các lớp học nhưng cũng chỉ sắp được 3 phòng học. Đến nay, sau khi mua thêm một ngôi nhà nhỏ cạnh chùa, trung tâm đã có 7 phòng học, mỗi phòng có sức chứa từ 30-40 học viên.
Để 80 lớp học được tổ chức trong 7 phòng học, ban điều hành trung tâm phải sắp xếp các lớp từ 7h30 phút sáng cho tới 9h30 phút tối, học cả các ngày cuối tuần và không có nghỉ hè.
Ngoài các lớp ngoại ngữ, trung tâm còn tổ chức cả lớp học đồ hoạ, guitar và tin học cho các em.
Mặc dù là học miễn phí nhưng trung tâm luôn đưa ra những quy chế rất nghiêm với các học viên: Nghỉ học phải có đơn xin phép, vắng 3 buổi trở lên không có lý do chính đáng thì có thể cho nghỉ học luôn để nhường chỗ cho bạn khác. Ngoài ra, trung tâm cũng biểu dương các bạn đi học đầy đủ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội của chùa.
Thầy Thích Nhuận Tâm (giữa) trong một hoạt động thiện nguyện của chùa. Ảnh: NVCC
Thầy Tâm chia sẻ, niềm vui lớn nhất của trung tâm là sự giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các bạn sinh viên Việt Nam và các giáo viên nước ngoài đến với chùa. Những giáo viên này sang Việt Nam theo các chương trình trao đổi văn hoá và được các tổ chức giới thiệu tới chùa Lá để dạy học, để được ăn ngủ tại chùa và giao lưu văn hoá với người bản địa.
"Nhiều thời điểm, nhà chùa quy tụ rất nhiều bạn trẻ tới từ các quốc gia, ăn ngủ, ngồi thiền, học tập cùng nhau, không phân biệt màu da, tôn giáo. Đó là điều thầy vui và đánh giá cao".
Chính vì quan điểm đó mà nhiều sơ của các nhà thờ cũng đến chùa học ngoại ngữ. Thầy Tâm cho biết: "Trong chùa, thầy chưa bao giờ nói giáo lý cho các học viên. Lý do là gì? Mình mở lớp ra dạy, bây giờ nói giáo lý, các bạn lại nói thầy mở lớp để truyền đạo. Nó làm các bạn hiểu sai mục đích của mình đi".
Nhưng thầy Tâm kể, đôi khi rảnh, thầy lại tập hợp 5-7 lớp lại để nói chuyện giáo lý bằng ngôn ngữ đời thường, từ những câu chuyện giản dị trước mắt cho tới giá trị sống, mục đích sống.
Theo thầy, học ngoại ngữ không chỉ là để phục vụ những mục đích trước mắt như đi du học, xin việc làm... mà quan trọng hơn, học ngoại ngữ là để học những cái hay, cái tốt của nước bạn để mang về Việt Nam áp dụng. "Thầy luôn nhấn mạnh điều đó trong những buổi chia sẻ với các học viên".
Thầy chủ nhiệm trường Đinh Tiên Hoàng trải lòng chuyện cảm hóa 'cậu học trò khác biệt' giờ là bác sĩ giỏi Có những học sinh mà nếu ta càng phạt thì học sinh càng không sợ, càng thách thức giáo viên, nhưng nếu mình dùng tình cảm để cảm hóa giống như "lạt mềm buộc chặt" thì các em ấy lại rất hợp tác và nghe lời... Gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu trường...