Những lỗi thường gặp khi làm bài thi môn Vật lý
Việc thí sinh mất nhiều thời gian cho các câu hỏi khó (thường từ câu 32 đến 40) sẽ làm giảm cơ hội kiểm tra lại những phương án chưa chắc chắn ở phần dễ hơn.
Ảnh minh họa
Để làm tốt bài thi môn Vật lý, thầy Nguyễn Thanh Sơn, giáo viên Vật lý, Trường THPT Chuyên Thái Bình đã đưa ra một vài lưu ý cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Phải tô hết các câu hỏi trong phiếu trả lời
Theo thầy Sơn, ngay khi nhận được đề thi, thí sinh cần đọc lướt qua một lần để xem câu nào quen thuộc, chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, không mất thời gian tính toán.
Sau đó, thí sinh phân bổ thời gian hợp lý, cố gắng hoàn thành các câu lý thuyết (thường là 28 câu đầu tiên) trong 15 – 20 phút đầu và không được phép sai sót bất cứ câu nào.
“Đôi khi ngay cả ở phần câu hỏi nhận biết hoặc thông hiểu, nếu học sinh không nắm chắc lý thuyết cũng dễ gây mất thời gian đọc đề và lựa chọn phương án trả lời.
Video đang HOT
Nhiều học sinh thường có thói quen để lại các câu khó hoặc câu chưa chắc chắn đáp án, tuy nhiên khi thời gian hết mà vẫn chưa làm tới hoặc chưa làm được hết sẽ quên không tô câu trả lời. Kết quả chấm của câu này chắc chắn không có”, thầy Sơn nối.
Do vậy, theo thầy Sơn, để có một chút hy vọng, thí sinh phải lựa chọn một phương án trả lời và tô vào phiếu với các câu hỏi đó. Điều đó có nghĩa không được bỏ trống bất cứ câu nào mà không có phương án trả lời. Phải tô ngay vào phiếu trả lời khi tìm ra đáp án, đồng thời đánh dấu vào đề để tiện kiểm tra lại.
“Việc mất nhiều thời gian cho một bài tập khó (thường là từ câu 32 đến 40) mà không tìm ra được phương án trả lời, nhất là đối với các bài tập về điện xoay chiều sẽ làm giảm cơ hội kiểm tra lại những phương án chưa chắc chắn ở phần dễ hơn”.
Một số lỗi cơ bản thường gặp
Theo thầy Sơn, có nhiều câu hỏi Vật lý “gài bẫy” thí sinh, bởi chỉ cần thay một vài từ trong câu đã khiến ý nghĩa của câu hỏi thay đổi hoàn toàn. Do đó, thí sinh cần gạch dưới hoặc khoanh tròn những từ khóa, không bỏ sót từ nào để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc do đọc đề bài sơ sài, không phát hiện ra yếu tố khác biệt.
Một số lỗi cơ bản khác trong bài thi môn Vật lý thí sinh thường gặp phải là tính toán nhầm đơn vị, nhầm bậc số mũ, giá trị số thập phân. Do đó, thí sinh nên tóm tắt đại lượng ngay trên đề thi, đồng thời đổi đơn vị và ghi công thức cần tính ngay trên đề.
Khi làm xong các phép tính, thí sinh cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi xem đáp số có phù hợp với thực tế không.
Việc nhầm công thức, khái niệm, tính chất vật lý cũng là lỗi khá phổ biến nhiều học sinh mắc phải, ngay cả với học sinh giỏi.
“Lỗi này phần lớn là do tính chủ quan, không chú trọng lý thuyết hoặc đọc không kỹ đề bài, phương án đưa ra nên chọn sai. Trong đó các phần dễ bị nhầm lẫn nhất là về công thức dao động và sóng cơ, mạch điện xoay chiều; lý thuyết về tính chất và đặc điểm các loại dao động, các loại bức xạ, quang phổ,…”.
Ngoài ra, nếu thí sinh không nắm chắc, chưa hiểu rõ bản chất hiện tượng và lý thuyết liên quan đến câu hỏi sẽ không xác định được đúng trọng tâm; hiểu đúng nội dung các phương án đề bài đưa ra; xác định sai “dư lệnh” của câu hỏi nên lựa chọn phương án không đúng, nhất là các câu hỏi lý thuyết.
Ngoài ra theo thầy Sơn, thí sinh cần đọc kỹ cả 4 bốn phương án lựa chọn, không bỏ qua bất cứ phương án nào. Nhiều thí sinh thường dừng ngay ở đáp án bản thân cảm thấy “có vẻ đúng” mà không đọc các phương án tiếp theo. Điều này dẫn tới việc chọn nhầm đáp án, đôi khi chỉ khác nhau một vài chữ.
Ngoài ra, còn một số lỗi thường gặp khác khiến thí sinh dễ bị mất điểm là tô ẩu vào phiếu trả lời, tô không kín hết vùng tô hoặc đậm nhạt không đều; tẩy, xóa phần tô sai không hết dẫn đến máy chấm nhận dạng không chính xác phương án trả lời của thí sinh.
Bên cạnh đó, khi học và thi, thí sinh không xác định đúng được năng lực và thế mạnh của mình để đề ra “chiến thuật” làm bài hợp lý; học dàn trải ngay cả đối với nội dung bản thân không hiểu hoặc bài tập khó đối với năng lực của mình cũng là nguyên nhân khiến thí sinh dễ bị mất điểm đáng tiếc.
Đề minh họa Vật lý THPT quốc gia đảm bảo học sinh tốt nghiệp an toàn
Các giáo viên dự đoán, với mức độ khó như đề minh họa, phổ điểm trung bình môn Vật lý dự đoán từ 5,5 - 6,5 điểm. Số điểm 7-8 sẽ tương đối nhiều.
Bộ GD-ĐT vừa công bố bộ đề thi minh họa các môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2020 làm cơ sở giúp học sinh ôn tập. Nhận định về đề thi minh họa môn Vật lý, thầy Phạm Quốc Toản, giáo viên Vật lý tại Hà Nội cho rằng, đề thi tham khảo THPT quốc gia 2020 môn Vật lý có cấu trúc không thay đổi nhiều so với đề chính thức năm 2019.
Ảnh minh họa
"Học sinh có lực học trung bình, học chắc kiến thức cơ bản có thể dễ dàng kiếm được trên 5 điểm, đảm bảo tốt nghiệp an toàn. Học sinh có lực học khá có thể làm được khoảng 30 - 32 câu. 8 câu cuối có sự phân hóa rõ rệt: 4 câu khó cho việc phấn đấu lấy điểm 9 và 4 câu rất khó dành cho học sinh kiếm điểm 10. Các câu khó và rất khó vẫn nằm trong vùng kiến thức quen thuộc hay khai thác mọi năm là dao động cơ, sóng cơ hay dòng điện xoay chiều. Đồng thời vẫn có các câu liên quan đến khai thác đồ thị khá thú vị, đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ bản chất vật lý mới làm được", thầy Toản nhận định.
Cũng theo thầy Toản, đề ra không vào những phần kiến thức đã được tinh giản theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, trong việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Kiến thức Vật lý 11 vẫn chỉ chiếm 10% (4 câu) thuộc các phần kiến thức phổ biến, học sinh hay quan tâm là: Điện tích; Điện trường; Dòng điện không đổi; Từ trường; Mắt; Các dụng cụ quang học (thấu kính).
Phổ điểm trung bình dự đoán từ 5,5 - 6,5 điểm. Số điểm 7-8 sẽ tương đối nhiều. Điểm 9, 10, đặc biệt là điểm 10 tuyệt đối sẽ vẫn có số lượng hạn chế như năm 2019.
"Nếu đề thi chính thức bám sát tinh thần của đề tham khảo thì rất hợp lý trong việc phân loại học sinh: Nhẹ nhàng đạt điểm tốt nghiệp và có tính phân loại tốt đối với các đối tượng xét tuyển vào đại học, cao đẳng", thầy Toản cho hay.
Còn theo thầy Vũ Thế Anh, giáo viên tuyển sinh 24/7,đề thi minh họa môn Vật lý THPT quốc gia 2020 có mức độ nhẹ nhàng hơn, học sinh dễ dàng đạt được mức điểm 7 - 7,25 nếu nắm chắc các kiến thức cơ bản, không sai các câu hỏi mức độ 1, đặc biệt là những câu lý thuyết thuộc chương Sóng ánh sáng.
Phần vận dụng cao vẫn xoáy sâu vào phần Điện xoay chiều, giao thoa sóng cơ, đồ thị liên quan đến dao động cơ, con lắc đơn chịu tác dụng của ngoại lực.....
Kiến thức lớp 11 chiếm 4 câu, 3 câu học sinh có thể dễ dàng làm ngay nếu thuộc công thức cơ bản, thay số, thuộc nhóm câu vận dụng bậc 1, 1 câu phần quang hình có sử dụng đồ thị, học sinh dễ bị lúng túng, chưa đưa ra ngay được hướng giải./.
N.T
Ba lưu ý để làm tốt bài thi môn Vật lý Để đạt điểm cao khi làm bài thi môn Vật lý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngoài việc nắm vững kiến thức, thí sinh cần phải nắm rõ cấu trúc của đề. Thầy Lê Tấn Hậu, Tổ trưởng chuyên môn môn Vật lý, trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức cùng các học trò của mình. Ảnh: NVCC Sáng 10-8, thí...