Những lợi ích về tim mạch khi bỏ thuốc lá
Bệnh động mạch vành còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, hay thiếu máu cơ tim, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc suy tim.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh là do hút thuốc lá.
Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá cho nhân viên y tế huyện Khánh Vĩnh.
Trong cơ thể, động mạch vành là mạch máu cung cấp máu đến tim, khi tim không nhận đủ máu do sự cản trở của xơ vữa động mạch, tim sẽ bị yếu đi và ngừng hoạt động. Người hút thuốc lá càng nhiều thì lượng mỡ thừa trong máu thường chọn mạch máu ở tim, mạch não để tụ lại khiến dòng chảy của máu bị ngăn lại và cục máu đông xuất hiện gây nhồi máu, đột quỵ.
Video đang HOT
Lượng mỡ thừa trong máu (hay còn gọi mỡ máu cao) là tình trạng gia tăng cholesterol xấu, chất béo trung tính triglyceride hoặc tăng cả hai ở trong máu. Do vậy, để giảm tình trạng mỡ máu cao, các chuyên gia khuyến cáo cần thay đổi lối sống, tình trạng dinh dưỡng để hàm lượng cholesterol xấu, triglyceride trong máu giảm xuống. Đồng thời, cần tăng những cholesterol tốt là lipoprotein tỷ trọng cao; đây là loại cholesterol có khả năng giúp vận chuyển cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ máu cao, như: Yếu tố gia đình; chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất béo bão hòa (thịt đỏ, kem, bơ,…), tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa (khoai tây chiên, đồ uống có ga…); người ít vận động, thừa cân, béo phì.
Đặc biệt, việc hút thuốc lá thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ máu cao, bởi nó làm giảm cholesterol tốt, đồng thời làm tăng cholesterol xấu. Theo kết quả nghiên cứu, rối loạn mỡ máu là nguyên nhân khiến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng 7,4 lần; nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng lên gấp 3 lần. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, phương pháp điều trị bằng thuốc với chứng rối loạn mỡ máu hiệu quả chưa cao, mới khoảng 50% bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị. Hút thuốc lá không chỉ gây ra tình trạng mỡ máu cao mà còn làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… Các chuyên gia tim mạch cũng chỉ ra, việc hút thuốc lá sẽ làm tăng nồng độ chất carbon monoxid (một chất có nhiều trong thuốc lá); chất này làm tổn thương sự toàn vẹn mềm dẻo của lòng mạch, tạo điều kiện cho hình thành nhanh mảng xơ vữa. Cùng với việc làm giảm cholesterol tốt; tăng cholesterol xấu, tăng triglyceride, hút thuốc lá còn làm tăng khả năng đông máu, hình thành cục máu đông trên mảng xơ vữa. Những cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ não. Các nghiên cứu chỉ ra, khi một người cai nghiện thuốc lá thành công, trong máu sẽ tăng nồng độ cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu; từ đó làm giảm tốc độ hình thành xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tái phát bệnh và làm giảm tình trạng nặng của bệnh tim mạch. Nếu người hút thuốc lá bỏ hút 10 năm thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người này tương tự như ở người chưa từng hút.
Theo Bộ Y tế, cai thuốc lá thành công là không sử dụng lại thuốc lá trong 12 tháng. Tuy nhiên, để bỏ được thuốc lá thành công, đòi hỏi người hút thuốc lá phải xác định rõ lý do và động lực để quyết tâm cai thuốc lá. Các chuyên gia nhấn mạnh, khi bỏ thuốc lá sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt nicotine, xuất hiện những triệu chứng cai thuốc ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của người đó. Vì vậy, nếu người cai thuốc lá vượt qua được những cảm giác khó chịu trong vài ngày hoặc vài tuần sẽ cảm nhận cơ thể ngày một khỏe mạnh hơn. Do đó, trước khi thực hiện cai thuốc lá, người hút thuốc cần tìm hiểu rõ những gì sẽ xảy ra với cơ thể khi cai thuốc lá; có biện pháp đối phó với căng thẳng khi cai thuốc lá để bản thân không tái nghiện. Khi cần tư vấn của cán bộ y tế, người cai nghiện thuốc lá có thể gọi tổng đài miễn phí 1800.6066 để được hỗ trợ.
Người phụ nữ hồi sinh sau khi tắt thở, ngừng tim
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa cứu sống cụ bà 70 tuổi ngừng tim, tắt thở do bị nhồi máu cơ tim cấp.
Ngày 3/7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết đơn vị vừa cấp cứu, điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 70 tuổi bị ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp.
Trước đó, cụ bà Đ.T.H (trú xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) được người thân đưa đến cấp cứu trong tình trạng đau ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi, chân tay lạnh. Luc này, bà H. có mạch chậm 35 lần/phút, huyết áp tụt 70/30 mmHg. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp có biến chứng choáng tim, rối loạn nhịp chậm và được chuẩn bị can thiệp cấp cứu.
Tuy nhiên, khoảng 3 phút sau khi vào viện, cụ bà 70 tuổi đột ngột ngừng tim, tắt thở, không bắt được mạch, không đo được huyết áp.
Ê-kíp bác sĩ thực hiện can thiệp cứu sống cụ bà ngừng tim. Ảnh: BVCC
Lập tức, các bác sĩ tiến hành hồi sinh tim phổi, đặt nội khí quản, thở máy và dùng thuốc cấp cứu. Sau 5 phút, người bệnh được cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, có nhịp tim, mạch 55 lần/phút và huyết áp 80/50 mmHg.
Sau khi ổn định huyết áp, dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp, bà H. được đặt máy tạo nhịp tạm thời và chụp mạch vành cấp cứu.
Kết quả chụp mạch vành cho thấy, bà H. bị tắc hoàn toàn động mạch mũ, hẹp 90% động mạch liên thất trước. Bệnh nhân được hút huyết khối, nong bóng và đặt stent tại vị trí mạch vành bị tắc.
Hình ảnh mạch vành người bệnh tắc hoàn toàn động mạch mũ và sau khi can thiệp đặt stent tại vị trí mạch vành bị tắc. Ảnh: BVCC
Trải qua cơn thập tử nhất sinh, sau 14 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Nội Tim mạch, người bệnh dần ổn định, không có di chứng và xuất viện.
Bác sĩ Phan Tấn Quang - Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, cho biết: "Đối với các trường hợp ngưng tim trong nhồi máu cơ tim cấp nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Cụ bà trên rất may mắn do sau khi có triệu chứng đã nhanh chóng tới bệnh viện cấp cứu, người bệnh ngưng tim nội viện nên các bác sĩ kịp thời cứu sống".
Suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị Suy tim là một bệnh lý phổ biến với gánh nặng kinh tế đáng kể trên toàn thế giới. Người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để thay đổi tiên lượng cho bệnh nhân. Suy tim là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bởi các triệu chứng cơ năng (khó thở, phù mắt cá chân, mệt mỏi)...