Những lợi ích ‘vàng’ của việc đi bộ
Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, ít vận động, việc dành thời gian để tập luyện một môn thể thao nào đó để rèn luyện sức khỏe đôi khi rất khó thực hiện.
Nhưng không phải ai cũng biết đi bộ là hằng ngày là hình thức tập luyện đơn giản nhất nhưng cũng mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe mỗi người.
Đi bộ đem lại lợi ích gì?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đi bộ có những lợi ích sau:
- Giúp kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, giảm khối lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, giúp có một thân hình cân đối, khỏe mạnh. Trung bình khi đi bộ 1,6km, cơ thể sẽ đốt cháy khoảng 100 calo. Đi bộ 3,6km/ngày và 3 lần/tuần có thể giúp giảm 0,5kg trong 3 tuần luyện tập đều đặn.
- Bảo vệ xương, làm cho xương chắc khỏe, giúp ngăn chặn loãng xương nhờ vận động nhẹ nhàng đều đặn, hệ xương được nuôi dưỡng tốt, khả năng hấp thụ canxi và photpho được tăng cường, đẩy lùi quá trình loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
Video đang HOT
- Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, giúp có giấc ngủ tốt, tránh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi: Đi bộ vào buổi tối có thể đem lại cho bạn một giấc ngủ ngon, ngủ sâu do đi bộ vào thời gian này làm sản sinh chất nội tiết tố serotonin, gây ra cảm giác dễ chịu như được thư giãn sau một ngày lao động; khi đi bộ thân nhiệt tăng lên, lúc nghỉ ngơi thân nhiệt giảm xuống, làm cho dễ ngủ và ngủ ngon. Đi bộ trên 30 phút/ngày làm giảm quá trình mất trí nhớ ở người cao tuổi, vừa đi vừa nói chuyện với bạn bè làm cho não được tưới máu nhiều hơn, não hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn.
- Đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như: bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp,… Ngoài ra còn làm giảm cholesterol ở những người có nồng độ cholesterol cao trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, nguy cơ mắc ung thư đại tràng,…
Đi bộ như thế nào?
Trước khi đi bộ nên chú ý chuẩn bị quần áo, giày dép phù hợp: Quần áo tùy theo điều kiện thời tiết, rộng rãi, thoáng mát bằng các loại vải thấm mồ hôi như cốt tông (vào mùa hè), đủ ấm (vào mùa đông); Mang giày vừa vặn, thích hợp. Trước khi bắt đầu luyện tập, nên giành 5-10 phút tập những động tác khởi động để làm “ấm cơ thể”, tránh căng cơ, mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập.
Khi đi bộ đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng, vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên. Lúc bắt đầu nên đi chậm, sau đó tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Thời gian mỗi buổi tập tùy theo từng người, đối với người mới bắt đầu nên tập ít, sau đó tăng dần. Điều quan trọng là cần phải luyện tập thật đều đặn và thường xuyên.
Lưu ý: Đối với người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh tim mạch, tăng huyết áp,… nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ trước khi luyện tập.
Theo SK&ĐS
Những điều nên biết về bỏng điện
Bỏng điện, nhất là điện cao thế, rất nguy hiểm, di chứng nặng nề.
Tai nạn khi gần điện cao thế
Có nhiều hộ gia đình xây nhà sống quá gần đường điện cao thế. Vì vậy tai nạn dễ xảy ra. Nhẹ nhất là bỏng, nặng hơn là bị điện giật tử vong. Trường hợp của anh Nguyễn Văn D. (22 tuổi, ở Hưng Yên) mới đây là một ví dụ. D. cùng một nhóm bạn liên hoan tại nhà người bạn, nhà này xây sát đường điện cao thế, ngay tại ban công tầng 2 là đường điện đi qua. Đang tiệc, D. ra ban công nghe điện thoại và bị phóng tia lửa điện siêu mạnh khiến D. ngã lăn, vì sóng điện từ, vật thể kim loại mang trên người (dây chuyền) quá gần với đường dây cao thế. Tia lửa điện làm bỏng mặt còn bàn chân D. bị dòng điện đi qua làm đen thui. D. nhập Viện Bỏng quốc gia (Hà Nội) điều trị và phải đối mặt với tình trạng tháo các ngón chân.
Bỏng do điện gây ra - Ảnh: T.L
Bỏng điện là nguy hiểm nhất
Khác với các loại bỏng khác như bỏng lửa, bỏng nước sôi, bỏng điện là loại bỏng nguy hiểm nhất. Nếu các loại bỏng khác thường gây ra bỏng từ ngoài vào trong, thì bỏng điện lại gây bỏng từ trong ra ngoài. Bỏng điện xảy ra khi chúng ta bị tiếp xúc với đường điện cao thế, bị điện giật, đứt dây điện, cột điện đổ và trong các trường hợp nhà xây sát đường điện.
Biểu hiện bên ngoài của bỏng điện không có các nốt phỏng nước hay các đám đỏ rát da như trong bỏng nước sôi, mà là các đốm da cháy đen tại vị trí đường điện đi qua. Một vài ngày sau, các đoạn cơ thể tiếp theo cứ lần lượt bị hoại tử và chết, đến đoạn nào mà dòng điện không còn tác dụng nữa thì thôi. Vì thế thường là trong những giờ đầu tiên, trông nạn nhân không nghiêm trọng nhưng càng về sau, bệnh biểu hiện ra càng rõ. Dòng điện càng cao, thời gian tiếp xúc càng lâu thì mức độ bệnh càng nguy hiểm. Có bệnh nhân phải tháo chân hay tháo tay do bỏng điện, nếu không sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm độc đe dọa tính mạng. Bỏng điện sẽ càng nguy hiểm hơn nếu vị trí dòng điện đi vào gần với não bộ và tim như đầu, ngực, tay trái.
Sơ cứu cho nạn nhân bỏng
Với bỏng điện, việc duy nhất phải làm ngay là tách nạn nhân ra khỏi đường điện càng sớm càng tốt. Sử dụng các dụng cụ cách điện như cây khô, gậy khô, gậy nhựa để tách đường điện ra khỏi nạn nhân. Tuyệt đối không dùng tay lôi nạn nhân ra vì sẽ gây hiệu ứng điện giật "dây chuyền". Ngay sau đó đặt nạn nhân trong tư thế nằm trên nền cứng, tốt nhất là nền nhà để cơ thể giải phóng điện tích ở trong các mô. Sau đó khẩn trương làm hô hấp nhân tạo để cứu sống nạn nhân. Không được chuyển bệnh nhân nếu bệnh nhân chưa tỉnh hẳn. Nếu có phương tiện, chúng ta vừa chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất vừa hô hấp nhân tạo để tăng cơ hội sống sót.
Theo Thanh niên
Thận trọng khi sử dụng chăn điện Vài năm gần đây, chăn điện là lựa chọn của nhiều gia đình khi mùa đông đến. Tuy nhiên, sử dụng chăn điện có thực sự an toàn không cũng là băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Đa dạng thị trường chăn điện Chăn điện được khách hàng ưa chuộng bởi nhiều tiện ích: Giá phải chăng, giữ nhiệt tốt, có tác...