Những lời đồn thổi của con gái về viêm nhiễm “cô bé”
1. Bạn em nói rằng, stress cũng là nguyên nhân gây nên các bệnh vùng kín phải không? Em thì không tin điều này lắm nhưng nó cứ quả quyết là đúng? Nó nói làm em lo quá, em cũng thường xuyên bị stress do lịch học tập quá căng thẳng nà! (Mỹ Dung, 17 tuổi)
Trả lời:
Chào bạn!
Về thực chất thì áp lực công việc không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các bệnh này. Nhưng nếu công việc thường xuyên căng thẳng, thói quen ngồi lâu trước máy tính, ít vận động sẽ làm “cản trở” quá trình hồi lưu máu về các cơ quan sinh sản ở phần bụng dưới. Sức nặng vùng bụng cũng gây nên những “áp lực” cho tử cung, dạ con và các cơ quan sinh sản khác.
Do đó, khi cơ thể quá căng thẳng, sức đề kháng sẽ giảm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây nên các bệnh ở vùng kín trầm trọng hơn bạn ạ.
2. Em nghe nói rằng, bạn gái mà XXX nhiều sẽ gây tổn hại cho cổ tử cung hoặc âm đạo, từ đó có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nhiều hơn những bạn gái không XXX, hoặc XXX ít. Điều này có đúng hem? (Hồng Nhung, 18 tuổi)
Trả lời:
Chào Hồng Nhung!
Nhiều bạn gái vẫn lầm tưởng rằng, nếu chưa XXX thì bản thân sẽ không mắc phải các bệnh phụ khoa. Điều này không hề đúng đâu nhé, vì ngay cả bạn gái khi chưa XXX vẫn có thể bị viêm nhiễm vùng kín và mắc các bệnh phụ khoa như thường. Nguyên nhân có thể bạn gái đó chưa biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách hoặc còn “mèo lười” trong việc vệ sinh thân thể.
Video đang HOT
Tuy nhiên với những bạn gái XXX nhiều lần sẽ càng có nguy cơ nhận nhiều hơn những bệnh phụ khoa. Đặc biệt khi tần suất “yêu” vượt mức cho phép sẽ khiến âm đạo luôn ở vào trạng thái bị kích thích cao độ, làm tổn thương các lớp niêm mạc và giảm khả năng kháng viêm. Hành động này có thể dẫn tới xuất huyết hoặc chảy máu âm đạo.
Hiện tượng này sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào tử cung và hoành hành dữ dội, tạo nên một vùng kín có mùi khó chịu, đau rát, mụn rộp…..
3. Nhiều XX trong lớp em kháo nhau là, nếu âm đạo của XXX nào có tính đàn hồi lớn, có kích thước và hình dáng lớn hơn bình thường sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa nhiều hơn những âm đạo có hình dáng và kích thước nhỏ bé? Sự thực liệu có đúng như thế không? Em lo lắm vì hình như em cũng đang sở hữu kích thước “cô bé” hơi to thì phải?! (Diệu Linh, HN)
Trả lời:
Diệu Linh thân mến!
Có rất nhiều thông tin mà thực chất chỉ là tin đồn thổi thui bạn ạ. Vì thế bạn nên biết cách chọn lọc thông tin bằng cách update thật nhiều những kiến thức về các bộ phận của cơ thể mình và viêm nhiễm “cô bé” để tránh những phút bối rối vì tin đồn.
Thực tế, âm đạo ở mỗi XX có tính đàn hồi rất lớn, thường được ví như chiếc “đèn xếp”. Nó có thể giãn ra thật lớn trong lúc sinh đẻ sau này hoặc ngay cả khi XXX… nhưng lại có thể nhanh chóng trở lại hình dáng, kích thước bình thường trước đó.
Không hề có chuyện, âm đạo của XX nào có hình dạng và kích thước lớn sẽ ít bị viêm nhiễm phụ khoa hơn những âm đạo có hình dáng và kích thước nhỏ bé. Mà ngược lại, các XX có bị mắc bệnh phụ khoa hay không điều này tùy thuộc vào sự chăm sóc vùng kín của mình như thế nào.
Do đó, bạn gái nên chú ý chăm sóc vùng kín của mình hàng ngày nhé. Nhất là phải chú ý vệ sinh sạch sẽ và khô thoáng ở vùng háng, vùng lông mu, hai môi lớn, hai môi nhỏ, lỗ hậu môn….
Xử trí khi 'vùng kín' có mùi
Xuất hiện mùi lạ ở âm đạo, nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn gây nên. Mùi lạ này càng dễ phát hiện ra sau khi quan hệ tình dục.
Mùi lạ xuất hiện thường là do viêm nhiễm âm đạo, hay đi kèm những triệu chứng như ngứa, rát, viêm, ra khí hư nhiều có màu lạ. Cũng có khi âm đạo xuất hiện mùi khó chịu có thể là do một số những lý do hi hữu như:
- Do tổn thương vùng kín, nhất là sau khi sinh.
- Ung thư cổ tử cung hay âm đạo.
Để loại trừ mùi khó chịu, vừa có thể đề phòng mắc những căn bệnh viêm nhiễm nơi vùng kín, cần vệ sinh âm đạo đúng cách và lưu ý :
- Rửa âm đạo bằng nước ấm và không mùi, có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ và diệt được vi khuẩn gây hại.
- Mặc đồ lót cũng như quần áo thông thoáng bằng chất liệu thoáng mát dệt từ sợi cotton, giúp dễ dàng thấm hút.
- Không nên tự ý thụt rửa, để phòng mắc các bệnh viêm nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng.
- Thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ/lần, bởi sau 4 giờ các loại vi khuẩn sẽ có cơ hội để tấn công bạn.
- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, cho cả bạn và bạn tình.
- Giữ cho vùng kín luôn khô ráo.
- Không nên dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Đây là sai lầm lớn rất thường gặp ở các chị em phụ nữ.
- Nguồn nước dùng để vệ sinh âm đạo cần đảm bảo sạch.
- Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Để điều trị chứng nhiễm khuẩn âm đạo cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín và dùng thuốc kháng sinh. Không được phép tự ý mua thuốc để điều trị.
(Theo Sức khỏe và Đời sống)
Phụ nữ văn phòng dễ mắc bệnh 'vùng kín' Phụ nữ văn phòng chiếm đa phần mắc bệnh phụ khoa. Kết quả này khiến cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đều ngạc nhiên bởi từ trước tới nay, nhân viên văn phòng luôn được coi là sạch sẽ. "Ngày tắm hai lần, mỗi khi đi tiểu tiện xong đều vệ sinh nước sạch, nhưng không hiểu sao em liên tục bị nấm,...