Những lời dạy vô ích của bố mẹ với con trên 10 tuổi

Theo dõi VGT trên

‘Nếu con tiếp tục thế này thì sẽ chẳng thi nổi vào đại học’, ‘con sẽ hối không kịp’…, những lời khuyên này chỉ khiến trẻ tuổi teen nổi loạn.

Với một đứa trẻ bước qua tuổi thứ 10, thế giới quan về đạo đức đã hình thành khá rõ rệt. Chính vì thế khi nói bất kỳ điều gì với những đứa trẻ ở lứa tuổi này, cha mẹ cần phải suy nghĩ kỹ càng, bởi nếu không lại chỉ khiến chúng nổi loạn:

Những lời khuyên mang tính tiêu cực

“Sắp có kết quả thi rồi, đến lúc đấy con hối cũng không kịp nữa”

Bạn đang muốn nhắc nhở con mình rằng thế giới sẽ tàn khốc như thế nào với những người không chăm chỉ. Rằng chính vì lười biếng sẽ khiến chúng trở nên nghèo đói, vô gia cư và luôn chịu thiệt thòi hơn so với người khác. Chính xác là bạn đang muốn truyền cảm hứng chiến đấu cho tinh thần học tập của con mình.

Và thực tế là…

Không có chuyện đứa trẻ sẽ bỏ dở việc chơi điện thoại hay máy tính sau câu nói này của bạn. Chúng sẽ tiếp tục công việc của mình mà chẳng cần quan tâm bạn sẽ nói câu gì tiếp theo. Khi nói câu này bạn đã hoàn toàn thất bại trong việc răn dạy con, bởi chúng hiểu mình đã là kẻ thua cuộc ngay trong suy nghĩ của bố mẹ.

Những cảnh báo vô trách nhiệm

“Nếu con tiếp tục thế này thì sẽ chẳng thi nổi vào đại học”

Đối với một số trẻ, việc cảnh báo đôi khi sẽ có tác dụng tích cực. Tuy nhiên với đa số trẻ thì việc đưa ra lời cảnh báo chung chung như trên sẽ chẳng có tác dụng gì, bởi chúng hiểu tấm bằng đại học không quyết định sự thành công trong tương lai.

Cựu Thủ tướng Anh John Major đã nghỉ học sau khi học hết cấp 2, nhưng sau này ông vẫn là nhà lãnh đạo của một cường quốc. Ông trùm kinh doanh nổi tiếng của Virgin Group – Richard Branson từng là học sinh kém của lớp, nhưng giờ đây ông là một trong những vị tỷ phú có sức ảnh hưởng nhất thế giới. Hay như cựu Bộ trưởng Giáo dục Anh – bà Estelle Morris đã thất bại trong kỳ thi đại học cách đây nhiều năm.

Lũ trẻ vẫn luôn biết điều đó. Vì thế đừng đánh giá năng lực của con chỉ thông qua điểm số hay việc đỗ đại học. Quan trọng là thái độ ghi nhận của bạn với sự nỗ lực của trẻ như thế nào mà thôi.

Những lời dạy vô ích của bố mẹ với con trên 10 tuổi - Hình 1

Ảnh: EasyUni.

Những câu đánh giá cực đoan

Con quá lười biếng”

Nếu như con bạn tuyên bố “Con chỉ có hứng thú với bóng đá”, vậy bạn có dám đứng trước vị huấn luyện viên nổi tiếng Alex Ferguson mà khẳng định “Ông là một kẻ lười biếng” hay không?

Vậy đấy, mỗi người có một năng khiếu nhất định, con bạn có thể thích những việc mà bạn không hề mong muốn. Đừng vì con không giải quyết được nguyện vọng của bố mẹ mà gắn cho con những câu đánh giá cực đoan. Bọn trẻ sẽ dễ nổi khùng và nổi loạn bởi những nhận xét phiến diện đó.

Những câu nói sáo rỗng với trẻ

“Con không hiểu chăm chỉ nghĩa là gì sao

Với đứa trẻ bắt đầu trưởng thành, chúng có thể hiểu được ý nghĩa câu nói này. Nhưng thử nghĩ xem, nếu với một đứa trẻ mới 10 tuổi, liệu chúng có thể “giác ngộ” được không?

Nhiệm vụ của bạn với một đứa trẻ là đi tìm cặn kẽ nguyên nhân của mọi sự việc, thay vì nói những câu sáo rỗng. Ví dụ như bạn hãy yêu cầu con trai giải thích hành động đóng sầm cửa trước mặt người lớn, hay yêu cầu con gái dọn dẹp phòng ốc bữa bãi. Hãy có hành động và thái độ trực tiếp để thay đổi hành vi của con.

Video đang HOT

So sánh với những đứa trẻ khác

“Em họ giỏi hơn con rất nhiều”

Mỗi một đứa trẻ sinh ra đã có tố chất riêng. Có thể cháu gái bạn rất giỏi trong học tập lẫn các hoạt động ngoại khóa nhưng đó là thế giới của cháu gái, không liên quan gì đến đứa trẻ nhà mình. Nhiệm vụ của bạn chính là giúp đỡ con cái luôn tự tin vào bản thân.

Nếu bọn trẻ hiểu được rằng tình yêu mà bạn dành cho chúng là vô điều kiện và không bao giờ đánh giá chúng qua điểm số thì chúng sẽ tự tin và tập trung hơn vào những gì chúng muốn làm.

Phần thưởng và hình phạt

“Nếu con vượt qua được kỳ thi/ không vượt qua được kỳ thi, mẹ sẽ thưởng/ trừng phạt con…”

Phần thưởng hay hình phạt với một đứa trẻ luôn là gánh nặng lớn mỗi khi kỳ thi đến. Một khi lời hứa của cha mẹ được thực hiện thì chủ nghĩa thực dụng sẽ lên ngôi. Đứa trẻ hiểu rằng, học tập là dành cho bố mẹ, điểm cao sẽ được thưởng, điểm thấp sẽ bị phạt. Mục đích học tập vì thế sẽ bị biến tướng.

Cha mẹ có thể kỳ vọng ở trẻ nhưng đồng thời phải biết hài lòng với những cố gắng của chúng. Hãy lắng nghe, quan sát để hiểu được mong muốn, sở thích của con để khích lệ trẻ phát triển.

Mặc cả với cảm xúc

“Mẹ chỉ vui khi con chăm chỉ học tập”

Rất không hợp lý khi bạn mang cảm xúc, sự hài lòng của bản thân để “ra giá” cho thành tích học tập của con mình. Hành động này sẽ gây ra gánh nặng tâm lý cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trong việc học.

Trẻ em vốn rất nhạy cảm, vì thế nếu cha mẹ quá quan trọng đến điểm số, chúng sẽ phản ứng nhạy cảm hơn với điểm số. Nếu cha mẹ còn la mắng, giận dữ sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của các con, ảnh hưởng tới sự tự tin và lòng nhiệt tình đối với việc học tập của trẻ.

Tước đi quyền được nghỉ ngơi

“Tại sao giờ này vẫn chưa đi học bài”

Nhiều bậc phụ huynh thấy con nghỉ ngơi giữa giờ học thường áp dụng câu nói này. Nhớ rằng trẻ em cần có thời gian thư giãn, vui chơi sau những giờ học tập căng thẳng. Điều đó sẽ giúp các em lấy lại năng lượng và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Trẻ em đa phần không thích học. Điều mà các bậc phụ huynh cần làm thay vì trách mắng, la hét trẻ, là tìm ra các cách để khuyến khích trẻ trở nên ham thích học hơn.

Cha mẹ nên làm thế nào?

Nên nhớ rằng một thái độ tích cực từ bố mẹ sẽ khiến con bạn được thư giãn và thể hiện tốt nhất những thế mạnh của chúng.

Đừng để con bạn mặc định bố mẹ luôn hiện diện trong mọi kết quả học tập. Nếu chúng không đạt điểm A ngày hôm nay, không có nghĩa chúng không thể trở thành ngôi sao hay một kẻ thua cuộc của ngày mai.

Nếu bạn ngày càng hoài nghi về tương lai tươi sáng mà bạn đang cố gây dựng cho con, hãy dừng lại và suy nghĩ về tài năng thực sự của con bạn. Suy nghĩ cách giáo dục của mình như thế đã đúng chưa? Hãy để trẻ học tập theo nhiều cách khác nhau để tìm ra cách mà chúng cho là hiệu quả nhất. Trong giáo dục, không có phương pháp nào được gọi là tốt nhất cho đại đa số cả.

Luôn khuyến khích trẻ. Đừng bao giờ áp đặt với trẻ rằng học tập là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Giúp trẻ hiểu được rằng chúng sẽ đạt được mục tiêu bằng việc từng bước nỗ lực.

Vy Trang

Theo jint.cn/VNE

Trọng bằng cấp, người trẻ Hàn mắc kẹt trong 'vòng xoáy' thi cử

Kỳ thi đại học khốc liệt không phải là "cuộc chiến" duy nhất mà người trẻ Hàn cần "chiến thắng" để có tương lai rộng mở. Ngược lại, áp lực học hành, thi cử càng gay gắt hơn.

"Ngày nào tôi cũng học không ngừng, ngồi vào bàn lúc 9h sáng và chỉ dừng lại vào 1h sáng hôm sau" - Lee Jin-hyeong, người dành hầu hết thời gian mỗi ngày tại các phòng học và thư viện, cho hay.

Ở tuổi 35, với tấm bằng đại học chuyên ngành khoa học máy tính trong tay, Lee vẫn chưa chính thức có công việc đầu tiên đúng nghĩa. Nuôi mộng đặt chân vào ngành cảnh sát, Lee đang miệt mài ôn luyện, chuẩn bị cho bài kiểm tra đầu vào.

Giống như Lee, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, hàng triệu người trẻ ở xứ kim chi lại tiếp tục lao mình vào guồng quay học tập không dứt. Tất cả nhằm hướng đến tương lai rộng mở, nhiều cơ hội thăng tiến.

Zing.vn trích dịch bài viết trên tờ South China Morning Post, phản ánh câu chuyện về một xã hội Hàn Quốc trọng thành tích, danh hiệu khiến người trẻ nước này mắc kẹt trong "vòng xoáy" thi cử không hồi kết.

"Nhẵn mặt"với các bài kiểm tra từ cấp I

Kể từ khi bắt đầu đi học, Minji Kim cho biết cô đã thực hiện hơn 50 bài thi "quyết định cuộc đời" lớn nhỏ, từ thi đầu vào tại trường trung học cho đến kỳ thi đại học khốc liệt, cùng vô số lần thi lấy chứng chỉ, bằng cấp khác.

"Tôi đã nhẵn mặt với các bài kiểm tra từ khi mới học tiểu học. Với những bài thi quan trọng, tôi biết nó có khả năng định đoạt số phận mình. Vậy nên, tôi hiếm khi thảnh thơi vào cuối tuần, mọi tập trung đều dành cho việc học" - cô gái 29 tuổi bày tỏ.

Tính chất khốc liệt của kỳ thi đại học "Suneung" tại Hàn Quốc đã trở nên quá nổi tiếng. Việc các cô cậu học trò mới chỉ 13-14 tuổi nhốt mình đến 16 tiếng mỗi ngày tại các lò luyện thi trở thành cảnh tượng phổ biến và dễ hiểu với người dân xứ này.

Trọng bằng cấp, người trẻ Hàn mắc kẹt trong vòng xoáy thi cử - Hình 1

Tốt nghiệp đại học, người trẻ Hàn lại tiếp tục lao đầu vào học hành, thi cử. Ảnh: Getty.

Tuy nhiên, sau cánh cổng đại học, áp lực học hành càng gia tăng. Hơn 70% số sinh viên nước này tiếp tục theo học các chương trình học cao hơn sau khi tốt nghiệp, theo báo cáo của BBC.

Theo quan niệm của người Hàn, bằng cấp nói lên nhiều điều về năng lực của một người.

Từ những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cho đến những vị trí cao cấp tại các tập đoàn "đầu tàu" đất nước, các tri thức "cổ cồn trắng" tại Hàn đều phải trải qua nhiều kỳ thi nâng cao khác nhau.

Tấm bằng đại học chưa bao giờ là đủ. Càng nhiều bằng cấp, chứng chỉ, ứng viên càng nâng tầm bản thân trong mắt nhà tuyển dụng.

Minji cho biết các vòng thi tuyển thường kéo dài nhiều ngày và buộc các thí sinh phải tạm hoãn các việc khác, tập trung cho cuộc thi.

"Một số bạn bè tôi không sống ở Seoul thường phải thuê chỗ ở mỗi cuối tuần để tiện đi thi. Họ không được biết bao giờ có kết quả, trong khi mọi chi phí đều phải tự bỏ ra", Minji nói.

Còn với Lee Jin-hyeong, anh đã tham gia kỳ thi đầu vào của ngành cảnh sát tới 4 lần trong nhiều năm nhưng vẫn chưa đạt đủ điều kiện tiêu chuẩn để tiến tới vòng kiểm tra cao hơn.

"Hầu hết người trẻ trong giai đoạn 20-30 tuổi như tôi đều chăm chỉ ngồi học tại thư viện mỗi ngày vì giấc mộng thi đỗ vào cơ quan nhà nước. Phải có đến 80% số người trẻ đều trong tình trạng này" - Lee đánh giá.

Phần lớn những kỳ thi đầu vào chỉ diễn ra nhiều nhất 2 lần một năm. Những người có kết quả thi kém thường phải đợi 1 năm mới có cơ hội làm lại.

Bằng cấp đi đôi với địa vị

Ngay cả khi kiếm được một công việc, điều đó không đồng nghĩa với việc thi cử kết thúc.

"Nếu muốn thăng tiến tại chỗ làm, bạn buộc phải chứng minh khả năng bằng cách vượt qua những bài kiểm tra ở ngưỡng cao hơn" - Kim cho hay.

"Hàn Quốc có truyền thống lấy các kỳ thi tiêu chuẩn làm thước đo đánh giá năng lực", Shin Gi-wook - giáo sư ngành Xã hội học tại Đại học Stanford (Mỹ), phát biểu.

Trọng bằng cấp, người trẻ Hàn mắc kẹt trong vòng xoáy thi cử - Hình 2

Những bài kiểm tra, đánh giá thường xuyên đã trở nên quen thuộc với người Hàn ngay từ bậc tiểu học. Ảnh: Getty.

Theo ông Shin, người Hàn coi trọng sự đoàn kết và cảm thấy công bằng hơn nếu đánh giá thí sinh dựa trên các tiêu chí, số điểm có sẵn. Chức năng của các kỳ thi chuẩn hóa được coi là cách dễ và đơn giản nhất để phản ánh năng lực của từng người.

Mặt khác, xã hội Hàn Quốc cũng rất nhạy cảm về mặt tuổi tác. Các công ty đều quy định giới hạn số tuổi cho các vị trí công việc khác nhau.

"Những người không chứng minh được giá trị của mình trong khoảng thời gian dưới 30 tuổi sẽ càng gặp nhiều khó khăn nếu muốn phát triển công việc sau này" - giáo sư Shin đánh giá.

Giống như Lee, nhiều người trẻ tại xứ củ sâm không dám nghĩ đến chuyện hẹn hò, hôn nhân hay nuông chiều bản thân cho đến khi họ có công việc đầu tiên. Giai đoạn tìm việc ban đầu này có thể kéo dài đến 10 năm.

"Áp lực ngày một đè nặng sau mỗi lần thi cử không thành công. Càng dành nhiều thời gian để chuẩn bị, tôi càng cảm thấy hoang mang, lo lắng" - Lee thổ lộ.

"Chúng tôi không muốn bị xếp hạng như một miếng thịt bò"

Câu chuyện học tập và thi cử trở thành nỗi ám ảnh với người Hàn có nguyên do một phần từ tư tưởng Nho giáo vốn bén rễ sâu sắc vào văn hóa nước này, một phần do tác động của bối cảnh xã hội hiện đại.

"Người Hàn Quốc tin rằng nếu không đẩy mạnh sức mạnh của giáo dục lên mức cao nhất, đất nước không thể có vị thế vững mạnh. Giáo dục được coi là "vũ khí" quan trọng và là cốt lõi cho mọi động lực phấn đấu của người Hàn" - giáo sư Shin phân tích.

Trọng bằng cấp, người trẻ Hàn mắc kẹt trong vòng xoáy thi cử - Hình 3

Để thuận lợi phát triển công việc, người Hàn bắt buộc phải trải qua các kỳ thi đánh giá để chứng minh năng lực.Ảnh: SCMP.

2/3 người dân Hàn trong độ tuổi từ 25-34 có bằng cấp đại học, tỷ lệ đứng đầu trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Trong khi hầu hết người trẻ Hàn Quốc chấp nhận đi theo guồng quay thi cử đã trở thành truyền thống tại đất nước này, một số người lại dũng cảm chống lại. Tháng 11 năm ngoái, một nhóm học sinh trung học đã lên tiếng phản đối tính chất thiếu công bằng của kỳ thi đại học.

"Chúng tôi từ chối việc thi cử", "Đại học không phải thứ duy nhất có giá trị", "Chúng tôi không muốn bị chấm điểm và xếp hạng chất lượng như những miếng thịt bò" - nhóm học sinh hô vang bên ngoài tòa thị chính ở thủ đô Seoul.

"Những người trẻ này dành 25 đến 30 năm đầu đời chỉ để học và thi, cuối cùng lại chấp chới khi bước ra thế giới thực. Đó là khi họ nhận ra cuộc sống không phải bài kiểm tra trắc nghiệm có đáp án cho họ khoanh sẵn và cơn khủng hoảng sẽ bùng nổ" - giáo sư Shin cho hay.

John Lie - giáo sư xã hội học tại Đại học California (Mỹ) phân tích việc học cả ngày lẫn đêm như người trẻ tại Hàn Quốc gây hệ quả tồi tệ lên tinh thần, bất chấp việc chính phủ nước này tìm cách cải thiện mức độ hạnh phúc của thanh thiếu niên.

Một số trường đại học tại Hàn Quốc cũng đang tìm cách đổi mới phương pháp tuyển sinh bằng cách kết hợp nhiều tiêu chí khác ngoài kết quả học tập song các thay đổi vẫn ở mức độ hời hợt.

Minji Kim, hiện làm việc cho một công ty của Anh, cho biết mặc dù hiện tại không phải đạt thêm bằng cấp, chứng chỉ nào, song cô vẫn trông đợi tiếp tục thi cử sau này.

"Tôi không muốn phải làm thêm bất cứ bài kiểm tra nào. Nhưng đấy là nhiệm vụ bắt buộc nếu tôi vẫn muốn thăng tiến công việc" - Minji kết luận.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39

Tin đang nóng

Bị cáo Trương Huệ Vân xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
05:59:16 20/11/2024
Rùng mình khi phát hiện bí mật về anh rể có vẻ ngoài hiền lành, hoàn hảo khiến tôi ám ảnh mãi không dứt
05:52:25 20/11/2024
Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
5 diễn viên Trung Quốc bị ghét nhất 2024: Triệu Lộ Tư chưa sốc bằng mỹ nhân hội tụ đủ mọi tính xấu
05:48:36 20/11/2024
Chồng đi công tác bất thường, tôi âm thầm điều tra thì ngỡ ngàng trước những chuyến xa nhà của anh
06:00:06 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 4 ngày 20/11: Song Tử vượt chông gai, Sư Tử đừng liều

Trắc nghiệm

08:20:25 20/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 20/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Sư Tử đừng đầu tư hoặc thực hiện các giao dịch rủi ro.

Sao Việt 20/11: Quang Minh tất bật chăm con ở tuổi 65, Trịnh Kim Chi khoe ảnh cũ

Sao việt

08:05:15 20/11/2024
Quang Minh tất bật làm bố bỉm sữa ở tuổi 65, NSND Trịnh Kim Chi đẹp mơ màng với bức ảnh khi đóng phim lúc trẻ.

Độc đạo - Tập 35: Long còn sống, Phùng bị điều tra về sai phạm

Phim việt

07:54:47 20/11/2024
Trong khi vận chuyển chuyến hàng cuối cho Quân già , Hồng gặp lại Long, hoá ra anh chưa chết, đây chỉ là kế hoạch để dụ hổ ra khỏi hang.

Dùng phương pháp "loại trừ", game thủ Việt tìm ra luôn Game of the Year, Black Myth: Wukong không "cửa"

Mọt game

07:54:32 20/11/2024
The Game Awards vừa công bố các đề cử cho những hạng mục của mình và tất nhiên, điều mà các fan Việt quan tâm bậc nhất vẫn là danh hiệu Game of the Year - nơi chứng kiến sự đua tài của Black Myth

Cặp nam nữ chính viral nhất cõi mạng hiện nay tình đến mức... làm 1 tài tử hạng A bị chỉ trích dữ dội

Sao châu á

07:44:58 20/11/2024
Thái độ ứng xử của 2 nam diễn viên này với cùng 1 bạn diễn nữ khi ở trong cùng 1 hoàn cảnh đang được cư dân mạng đặt lên bàn cân so sánh.

Lạc lối giữa những đồng hoa dã quỳ bất tận ở ngoại ô Đà Lạt

Du lịch

07:29:20 20/11/2024
Từ cuối tháng 10 đến tháng 12, những triền đồi, cung đường ở ngoại ô Đà Lạt khoác lên mình lớp áo màu vàng ươm của hoa dã quỳ nở rộ tạo nên một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp.

Dùng vũ khí giả đi cướp máy bay

Thế giới

06:07:03 20/11/2024
Hai trẻ vị thành niên Vladimir Bizunov 16 tuổi và Mikhail Shamanaev 17 tuổi sống tại thành phố Novokuznetsk của nước Nga, là bạn bè từ thời trung học.

Đường dây rửa tiền, giúp sức cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật

06:01:09 20/11/2024
Nhóm người ở Việt Nam thu thập, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng để bán cho tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ở nước ngoài, giúp sức cho hoạt động rửa tiền.

Chị chồng đến chơi còn dúi vào tay tôi 300 triệu, nhưng khi biết lý do tôi ném ngay xuống sàn rồi thẳng tay đuổi chị về

Góc tâm tình

05:56:42 20/11/2024
Tôi sững người với lời đề nghị này. Ngay phút ấy, tôi cầm tiền ném xuống đất rồi đuổi chị chồng về. Vợ chồng tôi lấy nhau 6 năm, đã có với nhau 3 đứa con kháu khỉnh.

Đặc sản Nam Định vào mùa, nhanh tay làm ngay món gỏi này vừa ngon lại bổ dưỡng, không ăn quá phí

Ẩm thực

05:52:03 20/11/2024
Củ niễng không chỉ thơm ngon mà còn rất linh hoạt trong chế biến, có thể làm thành nhiều món hấp dẫn như củ niễng xào trứng, xào thịt bò, hay nấu canh chua, gỏi củ niễng...

Mỹ nam diễn đỉnh đến mức như "xé truyện bước ra", chỉ 1 cái nhíu mày mà viral khắp cõi mạng

Hậu trường phim

05:49:36 20/11/2024
Vĩnh Dạ Tinh Hà đã lên sóng những tập cuối cùng vào ngày 17/11 nhưng sức hút của nam chính Mộ Tử Kỳ (Đinh Vũ Hề) vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.