Những loại thuốc nên kết hợp cùng vitamin
Khi dùng kháng sinh nên dùng kèm thuốc lợi khuẩn. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nồng độ vitamin C trong cơ thể thấp, nên bổ sung.
Chúng ta thường được cảnh báo các chất bổ sung có thể nguy hiểm khi trộn với thuốc. Tuy nhiên, sự kết hợp đúng đắn sẽ có tác dụng hữu ích trong việc chiến đấu với bệnh tật.
Thuốc chống trầm cảm kết hợp vitamin B
Một nghiên cứu được công bố trước đây về hai trường hợp bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm thông thường cho thấy cả hai đều có nồng độ vitamin B12 thấp và phải bổ sung sau đó.
Vitamin B được kết hợp với thuốc chống trầm cảm giúp tăng cường đáng kể tác dụng của thuốc. Theo giáo sư George Lewith, ĐH Southampton (Anh), khoảng 50-100 mg vitamin B6 có thể “khuếch đại” hiệu ứng của thuốc tâm thần.
Sự kết hợp đúng đắn giữa vitamin và thuốc sẽ có tác dụng hữu ích trong việc chiến đấu với bệnh tật. Ảnh: thenewsuk.
Thuốc tránh thai bổ sung vitamin C
Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng thuốc tránh thai có nồng độ vitamin C trong cơ thể thấp.
Theo bác sĩ Mike Dixon, không phải tất cả người uống thuốc tránh thai đều cần phải bổ sung vitamin C, nhưng điều này vẫn nên được thực hiện với một số người, đặc biệt là người thường xuyên bị chảy máu.
Video đang HOT
Thuốc trị bệnh tiểu đường Metformin kết hợp dầu cá, vitamin B12
Một yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 2 là bệnh gan nhiễm mỡ, nơi mà lượng calo dư thừa tích tụ thành chất béo xung quanh nội tạng. Chức năng của gan bị ảnh hưởng, làm sản xuất quá nhiều insulin, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu tại ĐH Southampton cho thấy uống khoảng 2 g dầu cá mỗi ngày có thể làm giảm 30% chất béo. Vì vậy bệnh nhân dùng thuốc metformin để điều trị tiểu đường có thể xem xét đến sự kết hợp này.
Một số nghiên cứu cho thấy metformin gây trở ngại cho sự hấp thụ vitamin B12 của cơ thể, khiến bệnh nhân có nguy cơ thiếu. Vì vậy, theo giáo sư Lewith, nếu bệnh nhân đang dùng metformin thì bổ sung vitamin B12 là điều nên làm.
Tuy nhiên, nghiên cứu này đang gây tranh cãi.
Thuốc kháng sinh nên bổ sung lợi khuẩn probiotics
Những người mắc các bệnh nhiễm khuẩn phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị có thể ngăn chặn tác dụng phụ gây tiêu chảy, buồn nôn… bằng cách bổ sung lợi khuẩn probiotics từ các chế phẩm sinh học.
Các thuốc điều trị loãng xương nên kết hợp vitamin D và canxi
Vitamin D và canxi rất quan trọng cho xương khỏe mạnh. Vì vậy, các thuốc nhóm bisphosphonates điều trị loãng xương nên kết hợp vitamin D và canxi, giúp tăng cường hiệu quả của thuốc, giảm nguy cơ gãy xương.
Thuốc thấp khớp nên bổ sung dầu cá
Dầu cá được chứng minh là chất có tác dụng chống viêm, giúp giảm đau và cứng khớp. Chúng được đánh giá là an toàn và không gây trở ngại với thuốc giảm đau hoặc thuốc chống thấp khớp thay đổi DMARD.
Cần lưu ý, để đảm bảo an toàn, bất kỳ sự kết hợp nào cũng cần ý kiến bác sĩ của bạn.
Theo VNE
Quả dâu làm thuốc
Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo.
Quả dâu ta còn gọi là quả dâu tằm khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... đều tốt, được mọi người ưa chuộng.
Cây dâu cho lá nuôi tằm ra hoa kết quả vào tháng 2, 3. Đến mùa thu thì quả ít và nhỏ hơn. Giống dâu vườn lưu niên cho quả nhiều, to, ngọt và chất lượng tốt hơn. Trồng dâu lấy quả phải chọn giống dâu ít lá, lá nhỏ và mỏng. Quả dâu càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Trong quả dâu có 84,71% nước, 9,19% đường và axit 80% (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten.
Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.
Một số bài thuốc thường dùng
Bài 1: Tóc khô gãy, rụng, chóng bạc: Quả dâu 1kg, rượu 0,5 lít, dâu rửa sạch, để ráo nước cho vào bình đổ rượu ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 lần vào 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.
Bài 2: Chữa nhức mỏi cơ xương khớp, đau lưng gối, táo bón, kém ăn: Quả dâu chín 40g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch cho vào ninh thành cháo cùng với dâu. Ăn buổi sáng (lúc chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.
Theo Đông y, quả dâu chín phơi hay sấy khô (gọi là tang thầm) có công hiệu bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo (Ảnh: Internet)
Bài 3: Giúp ngủ ngon: Quả dâu tươi 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml sắc uống ngày 2 lần/ngày vào chiều tối. Nếu mất ngủ lâu ngày thì dùng bài thuốc: Quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm đổ 700ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.
Bài 4: Chữa hậu sản sau sinh: Quả dâu khô, long nhãn, đảng sâm, mỗi vị lượng bằng nhau 30g sau đó nghiền nát. Uống mỗi lần 3g với nước đun sôi để nguội, ngày 3 lần.
Bài 5: Chữa chứng tiền mãn kinh với biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh: Quả dâu 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc với 700ml nước còn 150ml nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, 15 ngày một liệu trình.
Bài 6: Ăn không tiêu, trướng bụng óc ách: Quả dâu 10g, bạch truật 6g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 7: Hoạt huyết, dưỡng huyết thông kinh: Quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 12g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi đổ ngập thuốc đun nhỏ lửa còn 250ml, bỏ bã. Chia 2 lần uống trong ngày, dùng trước kỳ kinh 15 ngày, 7 ngày 1 liệu trình.
Bài 8: Chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Quả dâu, ngũ vị tử mỗi vị 10g, cho 500ml nước đun nhỏ lửa còn 200ml nước, ngày uống 2 lần. Dùng liền 10 ngày.
Bài 9: Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Quả dâu 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 7 ngày.
Lưu ý: Cần chọn quả chín có màu tím sẫm, không bị dập nát, hư hỏng. Những người có cơ địa tính hàn và mắc các bệnh sôi bụng, tiêu chảy không dùng.
Theo Eva
Giá đỗ, vị thuốc quý Giá đỗ/ đậu còn có tên rau như ý, là rau mầm, chứa tinh chất quý giá của các loại đậu xanh, đen, đỏ, vàng (đậu tương), nâu (đậu phộng). Mỗi loại mang đặc tính của hạt cho mầm. Trong số các loại đỗ đó thì đỗ xanh (lục đậu) được dùng nhiều hơn vì tính năng tương đối toàn diện dễ phổ...