Những loại thuốc chứng minh hiệu quả trong điều trị COVID-19 và ngược lại
Hãng thông tấn AFP (Pháp) đã tổng hợp lại những loại thuốc từng được thử nghiệm trong thời gian qua cho thấy kết quả tốt trong điều trị COVID-19 hoặc ngược lại.
Những thuốc đã được kiểm chứng
WHO đã đề xuất Regeneron nhưng chỉ dành cho một số bệnh nhân với tình trạng sức khỏe đặc thù. Ảnh: AFP
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua 3 loại thuốc để điều trị COVID-19. Đầu tiên là một loại steroid được gọi là Corticosteroid. WHO khuyến nghị loại thuốc này vào tháng 9/2020 dành cho cho những bệnh nhân trở nặng. Steroid thường không tốn kém và có sẵn rộng rãi, loại thuốc này chống lại chứng viêm thường xảy ra với các trường hợp nghiêm trọng, giảm nhu cầu đặt máy thở và khả năng tử vong.
Vào tháng 7, WHO khuyến nghị sử dụng thuốc trị viêm khớp Actemra của hãng dược phẩm Roche (Thụy Sĩ) và thuốc Kevzara của hãng dược Sanofi (Pháp) cho bệnh nhân COVID-19 thể nặng. Trong đó, thuốc Actemra có thành phần tocilizumab và thuốc Kevzara có thành phần sarilumab. Tocilizumab và sarilumab vốn được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cách hạn chế các tác động của protein IL-6. Các bệnh nhân COVID-19 nặng có nguy cơ rơi vào tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với tác nhân xâm nhập virus SARS-CoV-2, hay còn gọi là hội chứng giải phóng IL-6.
Vào tháng 9 này, WHO đề xuất Regeneron, loại thuốc cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng sử dụng khi ông mắc COVID-19. Nhưng WHO nhấn mạnh Regeneron chỉ nên được sử dụng cho những bệnh nhân có hồ sơ sức khỏe cụ thể, chẳng hạn như người mắc COVID-19 không nghiêm trọng vẫn có nguy cơ nhập viện cao.
Những loại thuốc không hiệu quả
Các thử nghiệm cho thấy thuốc hydroxychloroquine không hiệu quả trong chống lại COVID-19. Ảnh: AFP
Theo nhiều nghiên cứu, hydroxychloroquine, remdesivir, ivermectin và lopinavir-ritonavir (Kaletra) đều không chứng minh được hiệu quả trong phòng chống COVID-19.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng những loại thuốc này để điều trị COVID-19 vẫn khá cao, bắt nguồn từ những thông tin không được kiểm chứng trên mạng xã hội.
Một số loại thuốc đang được thử nghiệm
Một số cơ sở nghiên cứu đang phân tích thuốc kháng virus có thể dùng qua đường uống theo dạng viên. Một trong những ứng viên hàng đầu là molnupiravir do hãng dược phẩm Merck (Mỹ) và công ty Ridgeback Biotherapeutics (Đức) điều chế. Molnupiravir được cho có tác dụng ngăn virus tái tạo.
Molnupiravir đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3 trên bệnh nhân mắc COVID-19 và còn được xem xét trở thành công cụ ngăn chặn cho những trường hợp tiếp xúc gần với người mắc COVID-19. Kết quả dự kiến được công bố vào cuối năm nay.
Nhà sản xuất vaccine Pfizer cũng đang nghiên cứu loại thuốc kết hợp hai phân tử, trong đó có một phân tử đã được sử dụng để chống lại HIV.
Trong tháng 5, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông qua sử dụng sotrovimab-kháng thể đơn dòng do công ty GSK (Anh) phát triển-để điều trị cho người mắc COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình.
AstraZeneca vào cuối tháng 8 đã công bố kết quả sơ bộ về loại thuốc hãng phát triển. Ngoài ra, công ty Xenothera của Pháp đang nghiên cứu một loại thuốc điều trị tổng hợp khác được gọi là “kháng thể đa dòng”. Loại thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.
Có thể tiêm kết hợp 2 loại vắc xin ngừa Covid-19?
Tình trạng khan hiếm vắc xin không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Để sớm hoàn thành tiêm vắc xin cho toàn bộ người dân đủ tuổi quy định đã có nhiều quốc gia tiêm kết hợp 2 loại vắc xin ngừa Covid-19.
Có thể tiêm kết hợp vắc xin ngừa Covid-19 khác loại?
Tình trạng khan hiếm vắc xin đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Để ứng phó với tình trạng thiếu hụt vắc xin, nhiều quốc gia đã nghiên cứu và thực hiện tiêm kết hợp 2 loại vắc xin cùng hoặc khác công nghệ sản xuất đã được WHO công nhận và cho phép sử dụng. Theo cập nhật của Reuter, nhiều quốc gia như Canada, Đan Mạch, Mỹ, Ý, Đức, Hàn Quốc, Tây Ban Nha... đã cho tiêm kết hợp 3 loại vắc xin Moderna, Pfizer, AstraZeneca. Cụ thể, người đã tiêm mũi một là AstraZeneca có thể được tiêm mũi 2 bằng vắc xin mRNA (Moderna hoặc Pfizer). Tương tự, nếu tiêm mũi một là vắc xin Moderna hoặc Pfizer thì có thể tiêm mũi 2 là một trong 2 loại nói trên vì vắc xin mRNA có thể thay thế cho nhau.
Tiêm kết hợp hai loại vắc xin đã được thực hiện ở nhiều quốc gia.
Việc kết hợp các loại vắc xin không phải là mới mà vẫn thường được thực hiện trong tiêm chủng. Chẳng hạn như vắc xin Ebola do Johnson & Johnson nghiên cứu là một ví dụ điển hình về kết hợp vắc xin nhằm tạo miễn dịch lâu dài. Liều một dùng công nghệ Adenovirus Vector (tương tự như vắc xin AstraZeneca) và liều thứ 2 dùng virus đã qua hiệu chỉnh Poxvirus (Modified Vaccinia Virus Ankara MVA).
Hay vắc xin phòng Covid-19 Sputnik V của Nga thực chất là trộn 2 loại Adenovirus vector là Ad5 và Ad26 cho hai liều và vắc xin này đã được công bố trên Lancet tháng 2/2021 là đạt độ an toàn và hiệu quả đến 92%. Ngoài ra, một số loại vắc xin như cúm, viêm gan siêu vi B, thủy đậu... với các mũi sau có thể tiêm loại vắc xin tương tự từ các nhà sản xuất khác nhau.
Do đó, tại thời điểm cần đẩy nhanh độ phủ tiêm vắc xin như hiện nay thì việc phối hợp 2 loại Moderna và Pfizer là không có gì đáng lo ngại. Ngoài ra, dù khác nhà sản xuất nhưng Moderna và Pfizer lại được sản xuất cùng một công nghệ mRNA.
Tại Việt Nam, ngày 8/9 vừa qua, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản cho phép sử dụng 2 loại vắc xin ngừa Covid-19 khác nhau và yêu cầu các địa phương triển khai việc tiêm sớm. Với người đã tiêm mũi một là vắc xin AstraZeneca có thể tiêm mũi 2 bằng Pfizer. Nếu tiêm mũi một vắc xin Moderna thì có thể tiêm mũi 2 bằng Pfizer và ngược lại.
Lưu ý hạ sốt đúng cách sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19
Hapacol 650 giúp giảm đau hạ sốt an toàn sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19.
Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng - Giảng viên Đại học Y dược TPHCM, hiện tại, virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện nhiều biến thể với mức độ nguy hiểm ngày càng tăng thì việc đẩy nhanh độ phủ tiêm vắc xin là rất cần thiết. Và phải sau 2 tuần khi chúng ta hoàn thành 2 mũi tiêm thì vắc xin mới thực sự có hiệu quả bảo vệ đầy đủ. Người được tiêm cần khai báo rõ loại thuốc tiêm trước đó, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm như thế nào, tiền sử về dị ứng, các loại thuốc đang dùng, bệnh nền... trước khi tiêm.
Về tác dụng phụ sau tiêm, WHO cũng như Bộ Y tế đã khuyến cáo các vấn đề thường gặp như đau, sưng và tấy đỏ tại chỗ tiêm, sốt, buồn nôn, đau nhức cơ, mỏi mệt... Chỉ một số ít trường hợp bị sốc phản vệ như nổi mày đay, phù mạch, khó thở, tức ngực, thở rít... Vì thế, sau khi tiêm nên theo dõi sức khỏe tại chỗ 30 phút để được y tế can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, cần đọc kỹ và làm đúng các hướng dẫn tự theo dõi được ghi ngay sau phiếu xác nhận tiêm chủng. Đặc biệt, cả những khuyến cáo về việc sử dụng thuốc hạ sốt sau khi tiêm. Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ C chỉ cần súc miệng bằng nước muối, mặc quần áo thoải mái, uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
Đo lại nhiệt độ mỗi 30 phút, nếu sốt trên 38,5 độ C cần sử dụng thuốc hạ sốt phù hợp chẳng hạn như Hapacol 650 của Dược Hậu Giang. Thuốc có công dụng hạ sốt hữu hiệu cho người lớn và những bệnh có liên quan đến sốt. Theo bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng liều dùng phù hợp là 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP, hàm lượng 650 mg paracetamol an toàn khi cần giảm đau hạ sốt và đặc biệt phù hợp với thể trạng người Việt. Nếu vẫn liên tục sốt cao trên 39 độ mà không đáp ứng thuốc hạ sốt hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Lưu ý, sau các mũi tiêm cơ thể cần một khoảng thời gian để tạo kháng thể giúp miễn dịch với virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, việc tiêm đủ liều vắc xin không có nghĩa là đã an toàn vì hiện chưa có vắc xin nào có khả năng bảo vệ tuyệt đối. Vì thế, hãy luôn thực hiện đầy đủ nghiêm túc quy định 5K để bảo vệ sức khỏe chính bạn và người thân.
Vì sao cần xem xét kỹ hiệu lực bảo vệ của vaccine trước khi phê duyệt? Thử nghiệm lâm sàng trên người chỉ là một giai đoạn nhỏ trong quá trình phát triển, sản xuất vaccine. Trong đó, hiệu lực bảo vệ quyết định vaccine có được phê duyệt hay không. Phê duyệt bất kỳ vaccine nào cũng là bước quan trọng. Bởi nó sẽ quyết định vaccine đó đã đạt yêu cầu về tính an toàn, hiệu lực...