Những loại thực phẩm nên và không nên để trong tủ lạnh
Một số loại thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của vi khuẩn và giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Khoai tây nên được bảo quản ở nơi mát mẻ và tránh ánh sáng – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nhưng một số khác sẽ tốt hơn khi để ở nhiệt độ phòng, theo The Healthy .
1. Cà chua
Chuyên gia dinh dưỡng Dana Greene tại Boston (Mỹ) cho biết cà chua chín sẽ ngon hơn khi để ở nhiệt độ phòng, đặc biệt nếu ăn vào ngày hôm sau. Nhiệt độ lạnh sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và hương vị cà chua.
2. Khoai tây
Cơ quan sức khỏe cộng đồng của Anh cho biết, việc làm lạnh sẽ biến tinh bột khoai tây thành đường nhanh hơn, và khi nướng hoặc chiên, những loại đường này có thể tạo ra acrylamide gây ung thư. Khoai tây nên được bảo quản ở nơi mát mẻ và tránh ánh sáng, theo Public Health England.
3. Cà phê
Cà phê có khả năng hấp thụ các hương vị khác xung quanh nó hơn khi để trong tủ lạnh. Nên bảo quản cà phê trong hộp kín, tránh ánh sáng mặt trời để giữ được hương vị, theo The Healthy .
4. Chuối
Bảo quản lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Chuối khi chín sẽ sản sinh ra khí ethylen có thể làm chín trái cây khác, vì vậy nên để chuối cách xa trái cây khác.
Nên bảo quản mật ong trong một hộp kín ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp – ẢNH: SHUTTERSTOCK
5. Các loại bơ
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bơ để ở nhiệt độ phòng sẽ dễ cắt miếng và chảy tốt hơn khi nấu. Tuy nhiên, nếu để bơ ở ngoài hơn 1 tuần, bơ có thể bị ôi và bơ thực vật, đặc biệt là loại mềm. Nên để bơ ở ngoài nếu định sử dụng trong vòng 1 – 2 ngày.
Video đang HOT
6. Bánh mì
Để bánh mì trong tủ lạnh sẽ dễ bị khô và không ngon. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bánh mì có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 2 đến 4 ngày và để được từ 7 đến 14 ngày trong tủ lạnh.
7. Dưa hấu
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học Thực phẩm, khi được bảo quản ở nhiệt độ phòng, dưa hấu có gấp đôi lượng chất chống ô xy hóa beta carotene và 20% lycopene.
Tuy nhiên, dưa đã cắt cần được bảo quản trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn.
8. Hành, tỏi
Hiệp hội Hành tây Quốc gia Mỹ khuyên nên bảo quản hành, tỏi ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, hành tỏi đã bóc vỏ hoặc cắt sẵn nên được bảo quản lạnh và sử dụng sớm, theo The Healthy .
9. Cam quýt, xoài, dứa
Các loại trái cây có múi, và cả xoài, kiwi và dứa nên bảo quản trong tủ lạnh. Nếu định ăn trong vòng 2 – 3 ngày, nên để ở nhiệt độ phòng.
10. Trái bơ
Trái bơ nên được để ở nhiệt độ phòng và ăn ngay khi chín. Nếu chưa ăn liền, hãy để trong tủ lạnh lấy ra ngoài khoảng một ngày trước khi sử dụng. Để bơ trong một túi giấy màu nâu cùng một quả chuối sẽ giúp nó nhanh chín hơn.
11. Mật ong
Nên bảo quản mật ong trong một hộp kín ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu để trong tủ lạnh, mật ong có thể đông lại và khó sử dụng hơn.
12. Sốt cà chua
Theo Viện Tiếp thị Thực phẩm và Viện Khoa học Thực phẩm thuộc Đại học Cornell (Mỹ), tương cà chưa mở nắp sẽ để được ít nhất 1 năm. Sau khi đã mở, nên sử dụng trong vòng một tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc 6 tháng nếu bảo quản trong tủ lạnh, theo The Healthy .
Đây là thói quen sử dụng tủ lạnh nguy hiểm mà rất nhiều người Việt đang phạm phải, không sớm thay đổi bệnh tật sẽ tìm đến gia đình bạn
Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu của mọi gia đình nhưng chúng có thể gieo rắc bệnh tật nếu bị sử dụng theo 2 cách tai hại sau đây.
Tủ lạnh có thể được coi là một trong những tiến bộ công nghệ vĩ đại nhất hiện nay. Giữa lịch trình công việc hiện đại, chúng ta đã có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm dễ dàng mà không sợ hư hỏng, chúng ta cũng có thể tích trữ thực phẩm mà không phải đi chợ nhiều lần...
Dù vậy, tủ lạnh không phải là một món đồ "vạn năng" như nhiều người vẫn nghĩ, không phải món đồ vật nào chúng ta cũng có thể tích trữ trong tủ lạnh và cũng chẳng phải chúng ta muốn để nó trong tủ bao lâu cũng được. Để không gây hại cho sức khỏe, bạn cần tránh 2 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh dưới đây
1. Nhét thực phẩm vào tủ lạnh mà không quan tâm đến hạn sử dụng
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn nhất để bảo quản thực phẩm bởi chúng luôn ở nhiệt độ thấp, vì thế đồ ăn sẽ giữ nguyên ở trạng thái tươi ngon mà không sợ hư hỏng. Nhưng sự thật là thực phẩm càng để lâu trong tủ lạnh thì càng mất giá trị dinh dưỡng, thậm chí tủ lạnh sẽ là ổ vi khuẩn nếu bạn không bảo quản thức ăn đúng cách.
Theo nhà dinh dưỡng học Pooja Malhotra làm việc tại Ấn Độ: Trong quá trình thực phẩm được làm lạnh, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ mất dần, thậm chí chúng còn bị hao hụt màu sắc, hương vị, kết cấu. Dù nhiệt độ thấp có thể kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm nhưng các gia đình không nên quá lạm dụng vì có thể gây lãng phí đồ ăn, thậm chí dẫn dến một số vấn đề về ngộ độc thực phẩm cho người ăn.
Bàn về vấn đề bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, ThS.BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Ngay cả khi để thức ăn trong ngăn đá, vi sinh vật cũng chỉ ở dạng không hoạt động chứ chúng không chết đi. Đến khi chuẩn bị nấu nướng, chúng ta cho thực phẩm ra ngoài tủ lạnh thì vi sinh vật lại phát triển và hoạt động bình thường.
Với ngăn mát cũng vậy, thậm chí nếu chị em nội trợ bảo quản lẫn thức ăn sống với chín, hoặc thức ăn còn nóng mà cho luôn vào tủ lạnh thì không những tốn kém tiền điện mà còn biến tủ lạnh thành ổ vi khuẩn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm ở trong tủ đá với nhiệt độ là -18 độ C chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng. Còn các thực phẩm bảo quản ở ngăn mát với nhiệt độ 5 độ C tối đa sử dụng chỉ nên là một tuần.
2. Nhét tất cả các thực phẩm mình có vào tủ lạnh
Nhiều người cho rằng tủ lạnh là nơi an toàn và sạch sẽ nhất trong nhà vì thế quyết định cất tất cả mọi đồ ăn mình có vào đây để bảo quản nhưng thực tế tủ lạnh lại được chứng minh là một trong những món đồ bẩn nhất nhà bếp.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ chức An toàn và Sức khỏe cộng đồng NSF cho thấy các ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh là những khu vực bẩn hàng đầu trong nhà bếp, có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nhất.
Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh. Vi khuẩn trong tủ lạnh đến từ nguồn thực phẩm sống như thịt, rau củ... chủ yếu các vi khuẩn này là Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus...
Nghiên cứu cho thấy có trung bình 11,4 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông trong tủ lạnh, thậm chí còn bẩn hơn nhà vệ sinh.
Một số loại thực phẩm không nên cất vào tủ lạnh kẻo sinh bệnh, biến chất là:
- Trứng vỡ: Vỏ trứng có thể chứa vi khuẩn Salmonella. Thời gian bảo quản trứng vỡ trong tủ lạnh có thể gây nhiễm khuẩn chéo từ trứng sang các thực phẩm khác, nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này xâm nhập vào bên trong trứng.
- Trứng đã rửa: Trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc, lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở bên ngoài. Quá trình rửa sẽ làm lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong. Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
Nếu sau khi rửa trứng, bạn không ăn luôn mà cất vào tủ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn trứng.
- Rau ăn thừa: Rau xào là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chúng sẽ trở thành "thuốc độc" nếu được bảo quản trong tủ lạnh. Một thí nghiệm được thực hiện bởi "Viện kiểm định chất lượng công nghệ và thực phẩm" tỉnh Chiết Giang cho thấy rau được nấu chín bảo quản trong tủ lạnh tăng lượng nitrite lên đáng kể.
- Quả chuối: Chuối bảo quản trong tủ lạnh, chúng có thể bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các chất dinh dưỡng.
- Cà chua: Cà chua khi được làm lạnh sẽ bị hỏng lớp màng bên trong, làm thay đổi hương vị và kết cấu ban đầu của chúng. Lúc này, ăn cà chua không chỉ kém hấp dẫn mà còn ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tiềm ẩn rủi ro sức khỏe.
- Dưa hấu: Đừng bao giờ cất dưa hấu trong tủ lạnh vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu của loại quả này. Thay vào đó, bạn có thể bảo quản dưa hấu ở nhiệt độ phòng. Như vậy, dưa hấu sẽ giữ được trọn vẹn chất chống oxy hóa của chúng. Tuy nhiên, nếu dưa hấu đã được cắt thành các miếng, bạn nên cất chúng vào tủ lạnh và hãy bọc kín lại để dưa không bị nhiễm mùi từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.
- Quả bơ: Các lợi ích quý giá cho sức khỏe của bơ có thể bị mất đi nếu như chúng được bảo quản quá lâu trong tủ lạnh. Nhiệt độ thấp của tủ sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng rắn lại, không ngọt bùi nữa.
Nhiệt độ thấp của tủ sẽ khiến bơ lâu chín, khiến chúng rắn lại, không ngọt bùi nữa.
- Hải sản: Hải sản rất ngon và bổ nhưng nếu được lưu trữ trong tủ lạnh qua đêm sẽ gây nguy hại cho sức khỏe bởi hải sản lưu trữ trong thời gian dài sẽ sản sinh ra các loại vi khuẩn, làm biến chất protein, gây nguy hiểm cho gan và thận.
- Hành khô, tỏi: Cả hành khô và tỏi đều không nên cất trong tủ lạnh bởi sẽ khiến chúng mọc mầm, mất mùi vị hoặc bị hỏng. Bạn nên cất chúng ở một nơi râm mát kẻo chúng có thể mọc mầm.
- Bánh mì: Ở nhiệt độ tủ lạnh, bánh mì sẽ trở nên khô, cứng, thậm chí bị hỏng một cách rất nhanh chóng.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm từ tủ lạnh Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một trong số đó xuất phát từ tủ lạnh. Tủ lạnh sẽ trở thành ổ chứa vi khuẩn khổng lồ nếu người dùng để lẫn thức ăn sống và chín, thực phẩm thừa từ bữa trước... 26 trẻ em được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 1 do ngộ độc thực phẩm. Ảnh:...