Những loại thực phẩm bị cấm mang vào Nhật Bản
Tất cả các loại thịt tươi sống, đông lạnh hay nấu chín đều bị cấm mang vào Nhật, ngoài ra còn nhiều loại hoa quả nằm trong danh sách.
7 đặc sản gọn nhẹ nên mua làm quà khi du lịch IbarakiChiếc đĩa ma thuật, rót nước tương là hiện lên tranh 3DVì sao vải được coi là loại quả quý ở Nhật Bản
Tờ Asahi Nhật Bản mới đưa tin, một cô gái Việt vừa bị phát hiện mang theo 10 kg thịt lợn nghi ngờ nhiễm bệnh và 360 quả trứng vịt tới sân bay Haneda (Tokyo). Thực phẩm đã bị thu giữ và cô gái này cũng đã bị bắt để làm rõ sự việc. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp khách du lịch, thăm thân và lao động Việt Nam sang Nhật mang theo thực phẩm để ăn hoặc làm quà tặng… mà không biết đến danh mục đồ cấm nhập cảnh ở Nhật.
Theo quy định mới nhất, để bảo vệ ngành nông nghiệp nước nhà khỏi dịch bệnh và tránh mua bán bất hợp pháp, Nhật Bản đã cấm tất cả các loại thực phẩm, thức ăn, rau củ nhập cảnh vào Nhật nếu chưa được kiểm dịch.
1. Danh sách thực phẩm cấm mang vào Nhật:
Tất cả các các loại thịt tươi sống, đông lạnh hay nấu chín:
- Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim…)
- Gia súc (lợn, bò…)
- Bộ phận, nội tạng động vật như xương, gân, da, máu, móng, sừng…
- Các loại sản phẩm từ thịt như xúc xích, giò, chả, nem, lạp xưởng, nem chua…
Video đang HOT
- Các loại bánh có thịt bên trong như bánh giò, bánh chưng…
Tất cả các loại trứng
- Trứng gà, vịt, ngỗng, chim… bao gồm cả vỏ trứng cũng bị cấm.
Sữa
- Tất cả các loại sữa (trừ loại dùng cho trẻ em)
Rau củ quả:
- Mãng cầu, hồng, nhãn, vải, xoài, măng cụt, mít, thanh long, ổi, bưởi, bòn bon, mận, cam, roi, đu đủ, vú sữa, hồng xiêm, khế, táo, bơ, dưa chuột, đào, cherry, táo ta, chôm chôm, cau, ớt, đu đủ, chanh leo, chuối, đào, na, măng cụt, lê…
2. Danh sách cần kiểm tra mới được mang vào Nhật Bản:
- Một số loại quả:dừa, me, sầu riêng, dứa, hạt dẻ, cà rốt
- Rau gia vị: rau mùi, hành khô, tỏi, cà chua, rau thìa là, xà lách, sả…
- Gia vị: hạt tiêu, mù tạt…
- Trà, cà phê: các cà phê hạt hay tươi, đóng gói…
- Gạo, bao gồm cả gạo, lúa mì, lúa mạch…
- Các loại sâm…
Theo Japan.net
Loại quả nào không nên bảo quản trong tủ lạnh?
Việc bảo quản trái cây sai cách sẽ khiến chúng bị hao hụt chất dinh dưỡng.
Chúng ta thường tin rằng tủ lạnh là nơi an toàn để lưu trữ thực phẩm từ thịt, cá tới hoa quả, và thậm chí là nước uống. Trên thực tế, điều này chỉ đúng một phần. Bởi nếu bạn bảo quản thực phẩm sai cách thì ngay cả tủ lạnh cũng không giúp thức ăn của bạn tươi ngon và an toàn.
Theo tờ food.ndtv chúng ta thường nhầm lẫn việc bảo quản hoa, quả cũng giống như bảo quản thịt tươi sống và rau củ. Nhưng đây là hiểu lầm tai hại. Food.ndtv đã thống kê một số loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh ngay sau khi mua về, bởi chúng sẽ mất đi chất dinh dưỡng vốn quý.
- Chuối: Đây là loại quả cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, thay vì lưu trữ trong tủ lạnh. Vì chúng là một loại trái cây nhiệt đới nên phù hợp với khí hậu ấm hơn môi trường do tủ lạnh cung cấp. Khi để trong tủ lạnh với nhiệt độ 5 độ C, chuối dễ bị thâm đen, hư thối, biến chất, phát tán mùi và giảm các thành phần dinh dưỡng. Nếu vẫn muốn cho chuối vào tủ lạnh, hãy để chúng chín và nên bọc phần cuốn để quả chuối được tươi lâu hơn.
Chuối cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, thay vì lưu trữ trong tủ lạnh. Ảnh: Internet
- Chanh: Vì chanh có thể hấp thụ các mùi trong tủ lạnh do đó khiến chúng không còn được thơm, ngon như ban đầu. Bảo quản nhiệt độ phòng là cách hay nhất.
- Cà chua: Cà chua, nhất là khi chúng còn xanh nếu giữ trong tủ lạnh dễ bị khô, vỏ trở nên nhăn nheo, mất nước và dễ vỡ khi bạn cắt thái. Mùi vị ngọt thơm của cà chua cũng bị hao hụt. Cách bảo quản cà chua tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C). Tránh để cà chua bị thâm dập, không nên xếp đè lên nhau.
- Bơ: Những trái bơ luôn luôn cần chín sau khi bạn mua về, việc giữ bơ trong tủ lạnh làm chậm quá trình chín của bơ. Khi ấy bảo quản quả bơ xanh trong tủ lạnh sẽ ngăn chặn quá trình chín, cũng bơ rắn lại và không ngon, bùi như quả để bên ngoài. Vì thế hãy giữ bơ ở nơi khô thoáng bên ngoài để đảm bảo bơ sẽ luôn ngon và chín tự nhiên.
- Dưa hấu: Nếu dưa hấu còn nguyên quả, tốt hơn hết hãy bảo quản ở nhiệt độ phòng. Điều này sẽ giúp dưa hấu giữ được chất chất chống oxy hóa. Cất giữ loại thực phẩm này sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu. Tuy nhiên, sau khi đã được cắt dưa thành các phần, bạn nên cất chúng trong tủ lạnh và bọc kín để dưa không bị nhiễm mùi của các loại thực phẩm khác.
- Táo: có thể được lưu trữ trong tủ lạnh, nhưng hãy cẩn thận với những gì bạn lưu trữ chúng. Do khí ethylene mà táo thải ra, các loại trái cây và rau quả khác có xu hướng nhanh chóng hoặc nhanh chín. Nơi tốt nhất để lưu trữ táo sẽ là trên kệ tủ lạnh cao, cách xa các sản phẩm khác. Chúng cũng có thể được giữ ở một vị trí mát mẻ và tránh ánh nắng mặt trời.
- Dưa chuột để trong tủ lạnh cũng dễ bị mất nước và khô héo. Nên bọc dưa leo trong khăn giấy, sau đó cho vào túi bóng để giữ ẩm khi trữ trong tủ lạnh.
Như vậy, để bảo quản trái cây đúng cách, bạn phải nắm được đặc từng của từng loại hoa quả. Với những loại quả như dưa hấu, cà chua nếu cho chúng vào tủ lạnh, nhiệt độ không thích hợp sẽ làm chúng bị mất đi hương vị cũng như chất dinh dưỡng cần thiết. Những loại có chứa nhiều đường hoặc cấu tạo quả mềm như chuối, bơ... nên lưu trữ bên ngoài cho đến khi chín mới được cho vào tủ lạnh.
Nếu buộc phải bảo quản trái cây trog tủ lạnh thì nhiệt độ thích hợp để bảo quản trái cây rau củ là 3.3 đến 5.6 (thường thì ngăn rau quả tủ lạnh được thiết kế chuẩn nhiệt độ này). Trái cây nào được mua trước nên sắp xếp ở vị trí dễ thấy để lấy ra dùng trước.
Biết được những mẹo vặt này chị em sẽ không còn tiếc nuối khi phải vứt rau củ mới mua chưa kịp dùng đã hỏng.
Theo Hạ Quyên (Pháp luật TPHCM)
Bỏ ngỏ chất lượng bánh trung thu 'nhà làm'? Thị trường bánh trung thu đang diễn ra sôi động hơn lúc nào hết, khi chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Trung thu. Bên cạnh những chiếc bánh truyền thống, thương hiệu lớn có mức giá vài trăm ngàn đồng, những chiếc bánh trung thu "nhà làm" giá rẻ vẫn thu hút người người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Bánh...