Những loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng đúng đắn cho bệnh nhân sau ngộ độc thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ quá trình bình phục nhanh hơn.
Do đó, cần tăng cường sử dụng các loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm trong thực đơn của bệnh nhân như thức ăn chứa nhiều nước, các loại thức ăn thanh đạm,…
Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự hồi phục của bệnh nhân sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, giảm gánh nặng lên đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các tổn thương tại đường tiêu hóa bình phục.
Vì vậy, việc nắm được các loại thực phẩm tốt cho người ngộ độc thực phẩm giúp giúp đưa ra một thực đơn hợp lý nhất đối với người bệnh.
1. Các loại thức ăn chứa nhiều nước là thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm
Mất nước rất thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Do đó, cần phải bù đủ nước cho người bệnh để đề phòng các biến chứng do mất nước gây nên. Phương pháp thường sử dụng nhất là cho bệnh nhân sử dụng các loại thức uống chuyên dụng để bù nước.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì ta cũng có thể tăng cường cho bệnh nhân sử dụng thêm các loại thức ăn có chứa nhiều nước để hỗ trợ bổ sung nước cho người bệnh. Do đó, những thực phẩm có chứa nhiều nước là những loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm và nên được sử dụng nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm Phương pháp bù nước khi bị ngộ độc thực phẩm hiệu quả, an toàn khác.
Các loại thức ăn như các món canh, món súp, cháo, hoặc nước luộc thịt, luộc rau,… đều có thể được sử dụng để bù nước cho bệnh nhân. Ngoài ra, những loại thực phẩm này còn chứa một số lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, muối khoáng, vitamin,… Vì vậy nó có thể giúp cung cấp năng lượng và nhiều vi chất cần thiết khác cho người bệnh.
Các loại thực phẩm chứa nhiều nước là những thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
2. Thức ăn thanh đạm nên sử dụng khi bị ngộ độc thực phẩm
Hệ tiêu hóa của bệnh nhân sau khi bị ngộ độc thực phẩm thường bị tổn thương, có thể là các tổn thương thành ruột, hệ vi sinh đường ruột suy yếu,… Tất cả những điều này làm cho hoạt động tiêu hóa của bệnh nhân trở nên kém hiệu quả hơn so với bình thường.
Do vậy, những loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm nên được dùng trong thực đơn phải là những loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và có thể cung cấp được nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh. Chẳng hạn có thể kể đến như chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, cơm, bánh mỳ nướng, khoai tây,…
3. Sử dụng gừng để giảm triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, các biểu hiện ở hệ tiêu hóa có thể khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Lúc này, một chút gừng được sử dụng có thể giúp bệnh nhân giảm đáng kể khó chịu ở hệ tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm gây nên. Không chỉ vậy, gừng cũng được xem là một loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm.
Người bệnh có thể sử dụng gừng bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng trà gừng, mứt gừng, ngậm gừng, hoặc dùng mật ong có chứa thêm một vài giọt nước cốt gừng.
Video đang HOT
Gừng có khả năng giảm nhẹ đáng kể các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
4. Mật ong là thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm
Mật ong cũng là một loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm mà bệnh nhân nên sử dụng. Với khả năng kháng khuẩn tốt, mật ong giúp hỗ trợ cơ thể tiêu diệt bớt các tác nhân vi sinh vật gây hại trong đường tiêu hóa, từ đó giúp bệnh nhân nhanh bình phục hơn.
Đồng thời, với hàm lượng đường cao thì mật ong cũng cung cấp một nguồn năng lượng đáng kể cho người bệnh. Mật ong có thể sử dụng dưới dạng nguyên chất hoặc pha với nước để sử dụng.
Trên đây là một số loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm mà bệnh nhân nên sử dụng. Nếu có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải thích, hướng dẫn chính xác và đầy đủ nhất.
9 sai lầm khi nấu ăn có thể hại cả nhà bạn
Tất cả chúng ta đều muốn giữ cho gia đình mình được an toàn, mạnh khỏe. Nhưng đôi khi một sai lầm đơn giản trong cách xử lý và chế biến thức ăn có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng.
Vệ sinh kỹ bằng xà phòng tất cả các bề mặt tiếp xúc với thịt sống ngay sau khi rửa thịt, thịt gà hoặc trứng sống - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Với một số vi trùng như Salmonella, chỉ cần một lượng nhỏ trong thức ăn chưa nấu chín cũng đủ gây ngộ độc thực phẩm, theo trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Và chỉ cần một nếm phải chút thức ăn có độc tố hại thần kinh - Botulism - cũng có thể gây tê liệt, thậm chí tử vong.
Bạn có thể bảo vệ gia đình mình bằng cách tránh những sai lầm về an toàn thực phẩm phổ biến này.
1. Khuyến cáo đối với người dễ bị ngộ độc thực phẩm
Bất kỳ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm. Nhưng một số người dễ bị ngộ độc và bị nặng hơn, gồm người từ 65 tuổi trở lên, trẻ em dưới 5 tuổi, những người có vấn đề về sức khỏe hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai
CDC Mỹ khuyến cáo, những người dễ bị ngộ độc thực phẩm không nên ăn những thứ sau:
Các loại thịt, trứng, hải sản sống hoặc chưa nấu chín
Rau mầm sống hoặc tái
Sữa và nước trái cây tươi chưa tiệt trùng
2. Không rửa tay
Vi trùng trên tay của bạn có thể xâm nhập vào thực phẩm khiến nó không an toàn.
Rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh.
3. Không vệ sinh kỹ dụng cụ sau khi rửa thịt và thịt gà sống
Rửa thịt, thịt gà hoặc trứng sống có thể làm lây lan vi trùng sang bồn rửa, mặt bàn và các bề mặt khác trong nhà bếp. Những vi trùng đó có thể xâm nhập vào các thực phẩm khác, như rau sống hoặc trái cây, và khiến bạn bị bệnh.
Vệ sinh kỹ bằng xà phòng tất cả các bề mặt tiếp xúc với thịt sống ngay sau khi rửa thịt, thịt gà hoặc trứng sống.
Cất thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Trong mùa nắng nóng, nhiệt độ trên 32 độ C, thì cất ngay thức ăn đã nấu vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ - ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Gọt trái cây và rau quả mà không rửa trước
Trái cây và rau có thể có vi trùng trên vỏ. Bạn có thể dễ dàng chuyển những vi trùng đó vào bên trong trái cây và rau khi cắt hoặc gọt vỏ.
Rửa tất cả trái cây và rau quả dưới vòi nước chảy ngay cả khi sẽ gọt vỏ. Dùng bàn chải sạch để cọ các loại trái cây và rau củ như dưa, bơ và dưa chuột.
5. Dùng chung dụng cụ nhà bếp cho thịt chín và thịt sống
Vi trùng từ thịt sống có thể lây sang thịt chín.
Luôn sử dụng thớt, dao, đũa và đĩa đựng riêng cho thịt chín và thịt sống, và cả hải sản.
6. Không nấu kỹ thịt, thịt gà, hải sản hoặc trứng
Thực phẩm đã nấu chín chỉ an toàn sau khi được nấu ở nhiệt độ đủ cao để diệt vi trùng.
Ở Mỹ, mọi người có thói quen sử dụng nhiệt kế nấu ăn, nhằm đảm bảo nấu thức ăn đến nhiệt độ an toàn.
CDC Mỹ đề nghị nhiệt độ an toàn để nấu chín các loại thực phẩm như sau (nhiệt độ đo được bên trong):
63 độ C cho toàn bộ thịt bò, thịt heo, thịt bê và thịt cừu, sau đó để nguội 3 phút trước khi cắt hoặc ăn
72 độ C đối với thịt bò xay, heo xay
74 độ C cho tất cả gia cầm
74 độ C cho thức ăn thừa và thịt hầm
63 độ C đối với hải sản, hoặc nấu cho đến khi chuyển đục, không còn trong
Ngoài ra, nếu không ăn ngay, hãy giữ thức ăn nóng từ 60 độ C trở lên, cho đến khi ăn.
7. Nếm hoặc ngửi thức ăn để xem còn ăn được không
Bạn không thể nếm, ngửi hoặc nhìn thấy vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. Chỉ nếm một lượng nhỏ thôi cũng có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Nếu để đã quá lâu, hãy vứt đi, đừng tiếc.
8. Rã đông hoặc ướp thực phẩm trên bàn bếp
Vi trùng có hại có thể sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng.
Hãy rã đông thực phẩm trong tủ lạnh, trong nước lạnh, hoặc trong lò vi sóng.
Luôn cất thực phẩm đã ướp trong tủ lạnh.
9. Để thức ăn quá lâu trước khi cho vào tủ lạnh
Vi trùng có hại có thể phát triển trong thực phẩm dễ hỏng, như thịt, gà, hải sản, trứng, trái cây đã cắt, cơm và thức ăn thừa, nếu để bên ngoài tủ lạnh từ 2 giờ trở lên.
Cất thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Trong mùa nắng nóng, nhiệt độ trên 32 độ C, thì cất ngay thức ăn đã nấu vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ.
Chia thức ăn đã nấu chín thành các hộp nhỏ để mau lạnh. Có thể cho thức ăn nóng hoặc ấm vào tủ lạnh, miễn là gói thành từng gói nhỏ để mau lạnh, theo trang web CDC Mỹ.
Dừng ăn rau muống ngay lập tức nếu phát hiện thấy dấu hiệu này Rau muống ngon, tốt cho sức khoẻ nhưng trong quá trình chế biến nếu thấy những dấu hiệu này, bạn cần loại bỏ ngay lập tức. Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt... có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu...