Những loại sốt salad “vi diệu” khiến người ghét rau cũng ăn ngon miệng tất tần tật loại rau
Ai cũng có một đứa bạn mà rau sống bình thường thì ăn mãi không xong, nhưng trộn với nước sốt rồi thì lại ăn được.
Có thể nói, nước sốt salad là “linh hồn” của cả món salad, đóng vai trò cực kì quan trọng làm nên hương vị của các món rau trộn. Thậm chí, các loại nước sốt này còn “quyền lực” đến mức có thể giúp người vốn ghét rau ăn được các loại rau. Không chỉ tạo nên hương vị và trợ vị, các loại nước sốt còn có khả năng “che mùi” một số loại rau đặc trưng, làm chất kết dính để hoà quyện các hương vị khác nhau, giúp cho đĩa salad không còn rời rạc. Hãy cùng chúng mình điểm qua một số các loại sốt salad kinh điển nhé:
Đây có lẽ là nước sốt trộn salad nổi tiếng nhất, thậm chí chẳng cần tự làm mà cũng có thể mua đủ các loại trộn sẵn từ siêu thị. Công thức cơ bản của salad dầu giấm bao gồm ít giấm gạo, đường, muối, dầu mè và nước, tuỳ theo sở thích mà nhiều người sẽ thêm tỏi băm cùng ớt băm. Phần lớn chúng ta không thích rau trộn là vì có một số người mẫn cảm với mùi “tanh tanh” trong rau sống, tuy nhiên với loại sốt này, mùi hương ấy được trung hoà, áo lên các loại rau xà lách một hương vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn.
Video đang HOT
Loại sốt này thường thấy trong các món salad có kèm thịt gà, rất hợp để ăn cùng với thịt gà và các loại thịt trắng khác. Đối với những ai thích vị béo, nhưng lại không thích mayonaise quá đơn giản thì loại sốt này đúng là sự lựa chọn tuyệt vời. Sốt mật ong mù tạt được làm từ mayonnaise, mật ong, mù tạt vàng cùng ít giấm táo và bột ớt. Sốt có kết cấu như kem mịn, vị chua chua và beo béo, khi trộn lên đều với các loại rau sống sẽ tan thành nước ít nhiều, thấm vào các thành phần trong món salad, giúp món salad có độ béo và độ ẩm hấp dẫn.
Sốt Caesar
Salad Caesar có lẽ là món salad kinh điển nhất, không ai là không biết tên. Nhờ vậy, sốt caesar cũng troe thành một trong những loại sốt kinh điển trong thư viện sốt salad. Sốt caesar cũng nổi tiếng đến mức có nhiều phiên bản từ nhiều hãng khác nhau, song thành phần chính cũng không thay đổi là nước cốt chanh, cá cơm nghiền, mù tạt Dijon, tỏi băm và sốt Worcestershire. Sốt caesar nổi tiếng nhờ độ đậm đà và béo ngậy của nó, với hương vị phức tạp được cấu thành từ nhiều thành phần. Sốt caesar có thể khiến salad của bạn không còn “nhàm chán” với mùi rau sống mà cho nó thêm một lớp màng béo ngậy, đậm chút mặn mà của cá cơm cùng vị chua nhè nhẹ.
Nếu thường ăn đồ Mỹ hay xem phim Mỹ thì hẳn bạn sẽ biết đến món sốt này. Đây là tên gọi của món sốt được làm từ mayonnaise, dầu o-liu, nước chanh, nước cam, bột ớt, mù tạt, cà chua xay nguyễn, kem tươi và ketchup. Đấy chỉ là một số nguyên liệu cơ bản, bởi sốt thousand island, như cảm giác mà cái tên mang lại (nghìn hòn đảo), được làm bởi rất nhiều nguyên liệu. Đây có thể xem là sức mạnh của tư duy “more is more” (càng nhiều càng tốt) của người Mỹ. Và cũng chính vì có nhiều hương vị hoà trộn như thế, nên sốt thousand island rất được ưa chuộng bởi những người không chịu được mùi rau sống. Chỉ cần cho nhiều thêm một chút sốt thousand island, bạn có thể nhai “rào rạo” các món rau mà không thành vấn đề.
Theo Trí Thức Trẻ
Kinh nghiệm nấu ăn bí truyền của bếp trưởng hai sao Michelin
Để tỏi bớt mùi hăng, ông thường chần trước khi xào. Ông cũng thường kết hợp tỏi với gừng khi nấu ăn vì tốt cho dạ dày.
Đầu bếp Alain Dutournier, người sở hữu hai nhà hàng được gắn 2 sao Michelin tại Pháp và từng nấu ăn cho nhiều ngôi sao nổi tiếng, các chính trị gia, vừa quay trở lại Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm nấu nướng. Sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng nhỏ thuộc miền tây nam nước Pháp, ngay từ thời thơ ấu, Alain Dutournier đã có đam mê du lịch và ẩm thực. Trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống và sự nghiệp, từng bôn ba nhiều nơi để học tập và nấu ăn, ông đã đạt được nhiều đỉnh cao trong nghề nghiệp.
Đặc biệt có niềm yêu thích với ẩm thực châu Á, Alain Dutournier từng tới Trung Quốc để học hỏi, tìm tòi những cách nấu ăn mới. Khi đến Việt Nam, ông cũng sáng tạo ra một số món ăn sử dụng những nguyên liệu tươi ngon sẵn có ở Việt Nam và Pháp như gà, tôm, sò điệp, cá hồi, nấm và đặc biệt là bắp cải. Đó là sò điệp bông mềm với sốt tôm hùm và gà rán hành tây với cuộn bắp cải mềm.
Bếp trưởng Alain Dutournier sở hữu 2 nhà hàng 2 sao Michelin ở Pháp.
Bếp trưởng Alain Dutournier đã tự tay nấu từng món ăn, từ khâu sơ chế nguyên liệu, chuẩn bị nước sốt, nấu trên bếp và trình bày thức ăn trên đĩa. Ông quan niệm, muốn trở thành một đầu bếp giỏi, trước tiên bạn phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất của nghề nấu bếp, bởi mọi sáng tạo đều bắt đầu từ những điều đơn giản nhất.
Trong việc nấu nướng, mỗi đầu bếp đều có những thói quen riêng, "nhỏ nhưng có võ" làm nên thành công của riêng mình. Vị đầu bếp nổi tiếng bậc nhất Paris cũng chia sẻ một số bí quyết nấu ăn của cá nhân ông như nếu không chịu được mùi hăng của tỏi, bạn nên chần tỏi trước khi xào. Xào thịt gà trước khi ninh làm nước sốt thay vì luộc để loại bỏ mùi hôi. Ngoài ra, muốn làm nước sốt đậm vị thì ngọt thôi chưa đủ, cần có sự cân bằng của đắng, cay, chua, mặn, ngọt, trong đó nước cốt chanh nên được nêm vào phút cuối cùng. Nhờ những kỹ thuật nhỏ đó mà các món ăn luôn đạt được độ hoàn hảo về hương vị.
Bếp trưởng Alain Dutournier cũng thường kết hợp tỏi và gừng cùng lúc bởi hai loại nguyên liệu này khi nấu chung sẽ là liều thuốc tốt cho dạ dày. Ông từng chia sẻ trên Ngoisao.net: "Năm 1981, tôi có chuyến đi Trung Quốc và được đãi món Gà ăn mày. Đây là món ăn dành cho người nghèo ở vùng quê xa xôi. Khi có khách đến, người ta chỉ có thể mời gà ăn mày đã là rất thịnh soạn. Nhờ ăn món này, tôi học được một điều rằng, người Trung Quốc luôn nấu ăn với hai gia vị tỏi và gừng. Họ hầu như không bao giờ tách rời chúng. Không chỉ khiến hương vị đậm đà, thơm ngon mà việc kết hợp giúp tăng cường sức khỏe, đề kháng. Từ đó trở đi, điều này trở thành thói quen của tôi".
Các học viên có hoàn cảnh đặc biệt ở trường dạy nghề nấu ăn KOTO được bếp trưởng truyền cho nhiều kinh nghiệm trong nấu ăn cũng như trong cuộc sống.
Trong cuộc gặp gỡ các học viên trường dạy nấu ăn cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt, bếp trưởng Alain Dutournier còn chia sẻ một số kinh nghiệm riêng của ông như cách chặt gà sao cho khéo léo và đẹp mắt nhất, cách bóc vỏ tôm để phần thịt không bị nát, cách cuốn bắp cải mềm, cách làm sò điệp bông mềm và cách bày ra đĩa món ăn.
Alain Dutournier cho rằng, cách chế biến, chọn nguyên liệu hay cách ăn cũng phán ảnh văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Vị bếp trưởng nhận thấy ẩm thực Việt Nam rất phong phú và giàu bản sắc, không chỉ có món phở như những du khách quốc tế thường biết tới. Những đầu bếp Việt nên bảo tồn những món ăn quốc hồn quốc túy của quê hương mình, bởi chúng là độc đáo và duy nhất, không nơi nào có được.
Sinh ra và lớn lên ở miền Tây Nam nước Pháp, Alain Dutournier được biết đến là vị đầu bếp đã thổi hồn hương vị quê nhà vào đỉnh cao nghệ thuật ẩm thực Pháp. Yêu Hà Nội và biết về ẩm thực Việt Nam thông qua những món ăn do mẹ của một người bạn thân gốc Việt nấu, năm 2015, ông đến dải đất chữ S và đã tạo nên một dấu ấn Paris giữa lòng Hà Nội tại nhà hàng Press Club. Không chỉ là một đầu bếp giỏi, ông luôn tâm huyết truyền lại cho thế hệ sau những kiến thức mà ông đã tích lũy được trong cả cuộc đời. Đây là lần thứ hai ông có cơ hội chia sẻ chuyện nghề của mình với các học viên trẻ của trường. Bản thân ông từng trải qua nhiều khó khăn trong sự nghiệp nên những kinh nghiệm quý báu của vị đầu bếp Michelin có thể cổ vũ các đầu bếp tương lai.
Theo ngooisao.net
Chỉ cần thêm nguyên liệu này vào là món thịt luộc sẽ thơm mềm muốn ăn mãi Món có món thịt luộc ngon, bạn chỉ cần lưu ý cho thứ này vào thuộc, đảm bảo thịt vừa trắng thơm và ngọt từ trong ra ngoài. * Nguyên liệu: - Thịt lợn - Rượu - Gừng - Gia vị làm nước sốt: Dầu, ớt, nước tương, tỏi, hành lá, hạt vừng, đường, giấm gạo. * Cách luộc thịt ngon: Thịt rửa...