Những loại rau bổ dưỡng nhưng đem luộc chỉ còn… ăn bã
Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học, những loại rau rất bổ dưỡng dưới đây không nên luộc ăn vì sẽ làm thất thoát nguồn dinh dưỡng vốn có ở chúng.
Ảnh minh họa: Internet
Bắp cải chứa hàm lượng các vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ như cà rốt, hành tây… Lượng vitamin A và P có trong bắp cải giúp làm thành mạch bềnh vững hơn. Ngoài ra, nó còn chứa một số chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol…
Khi luộc các chất dinh dưỡng này có khả năng bị hòa tan trong nước hoặc bay hơi mà không còn được giữ lại trên rau nữa. Bạn có thể chế biến bắp cải thành món xào hoặc salad. Nếu vẫn muốn ăn luộc, hãy cho ít nước và nhớ uống cả canh để không lãng phí những chất dinh dưỡng quý giá.
Ảnh minh họa: Internet
Cải bó xôi rất giùa vitamin C và sắt. Trong khi sắt có tác dụng làm nhân cho tế bào máu t hì vitamin C đóng vai trò tăng cường hòa tan sắt trong dịch ruột, giúp khoáng chất này được hấp thu ở hệ tiêu hóa. Để không làm lãng phí lượng dinh dưỡng này, cách tốt nhất là hấp hoặc xào cải bó xôi.
Ảnh minh họa: Internet
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có chứa một chất gọi là coumestrol. Các nhà nghiên cứu cho rằng, chất này có khả năng chống lại ung thư.
Nếu chị em có thói quen luộc đậu Hà Lan thì nên suy nghĩ lại. Khi luộc, dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này sẽ giảm rất nhiều. Chúng ta ăn vào nhưng sẽ không hấp thụ được lượng dưỡng chất vốn có trong đậu Hà Lan.
Video đang HOT
Rau muống luộc là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Loại rau này có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin như C, E, sắt, kẽm, magie. Đây là loại rau tốt cho người bị bệnh thiếu máu, loãng xương, huyết áp thấp, phụ nữ mang thai…
Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên luộc rau muống vì sẽ làm thất thoát một lượng không nhỏ các dưỡng chất quan trọng trên.
Cải xoăn
Cải xoăn là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất, nhờ chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật. Loại rau xanh này nên được đưa vào chế độ ăn của gia đình.Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng phương pháp luộc đối với loại rau này nếu không muốn mất đi các dưỡng chất chứa ở trong rau. Vậy nên thay vào cách chế biến bằng xào hay hấp.
Bông cải xanh ( súp lơ xanh)
Bông cải xanh từ lâu được coi là siêu thực phẩm đối với sức khỏe của con người. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Nó là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C. Nếu như có thói quen luộc loại rau này thì nên bỏ ngay vì sẽ làm mất đi lượng vitamin chứa trong rau. Thay vào đó có thể áp dụng một số cách chế biến khác như xào, nướng, hấp…
Các loại đậu quả
Tương tự như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn… các loại đậu quả cũng chứa rất nhiều vitamin, dưỡng chất cần thiết có sẵn. Nếu như dùng phương pháp luộc cũng chính là tự đánh mất đi lượng chất cần thiết có trong các loại đậu quả này mà thay luộc là xào, hấp.
Ảnh minh họa: Internet
Cách chế biến rau để không làm mất dinh dưỡng
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, các bà nội trợ có thể thay thế luộc bằng phương pháp hấp hoặc nước.
Nếu vẫn muốn ăn đồ luộc, hãy sử dụng ít nước. Tận dụng nước luộc rau để uông hoắc làm các món hầm, nấu suop, tránh lãng phí dưỡng chất.
Không nên nấu rau trong thời gian quá lâu để tránh làm mất chất mà rau lại không ngon.
Tại sao Nhật Bản được Liên hợp quốc công nhận là nước có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp nhất?
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thấp nhất thế giới. Tuy nhiên nếu những người Nhật chuyển đến sống ở Bắc Mỹ lại có nguy cơ cao mắc bệnh. Vậy điều gì ở nước Nhật đã khiến người dân nơi đây ít mắc bệnh tim.
Trong số các bệnh tim mạch, bệnh tim mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong báo cáo UN Chronicle: Atlats of Heart Disease and Stroke thuộc Liên hợp quốc, Nhật Bản có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành thuộc hàng thấp nhất thế giới, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành chỉ là 0,41%.
Người Nhật đã làm gì để đạt được điều đó? Theo nhiều nghiên cứu phát hiện ra chính những thói quen tốt dưới đây đã giúp người Nhật luôn khỏe mạnh và sống thọ.
1. Phương thức lựa chọn thực phẩm
Người Nhật luôn đề cao một chế độ dinh dưỡng cân bằng và phong phú, mỗi bữa ăn là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu khác nhau, bao gồm cơm, rau, các loại hải sản, ngũ cốc thô,... Mỗi ngày người Nhật ăn khoảng 30 loại nguyên liệu, để cơ thể được cung cấp dinh dưỡng toàn diện. Ngoài ra, người Nhật luôn tuân thủ ăn các loại thực phẩm theo mùa. Ví dụ mùa xuân ăn cá hồng, mùa hè ăn cá chình, mùa thu ăn cá hồi, mùa đông ăn cá cơm...
Đồng thời, là một quốc đảo, người Nhật thường xuyên ăn hải sản. Các sản phẩm hải sản có thể cung cấp cho cơ thể protein chất lượng cao, vitamin, axit béo không bão hòa và các khoáng chất khác nhau. Gúp làm giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và bệnh về mạch máu.
2. Phương pháp nấu ăn
Các phương pháp nấu ăn của Nhật Bản chủ yếu là ăn sống, luộc, nướng, hấp, để duy trì độ tươi và hương vị của món ăn, có rất ít các món nhiều dầu mỡ trên bàn ăn của người Nhật. Hầu hết các thành phần gia vị là đường, rượu mirin để nấu ăn, tiếp theo là nước tương và muối, không chỉ có tác dụng điều chỉnh hương vị, mà còn duy trì các thành phần chất dinh dưỡng khác nhau trong rau và giảm sử dụng bột ngọt.
3. Món ăn
Người Nhật Bản có món ăn phụ nổi tiếng là natto, món ăn này thực sự có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người, bởi vì nattokinase trong natto là một chất làm tan huyết khối rất hiệu quả, có thể ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh về mạch máu rất hiệu quả, hơn nữa nó là thực phẩm tự nhiên, không có tác dụng phụ gây độc hại.
4. Lượng thức ăn
Người Nhật ăn đến 30 loại nguyên liệu mỗi ngày, mặc dù nhiều loại món ăn, nhưng số lượng mỗi loại thực phẩm khá ít. Khi ăn, người Nhật chỉ ăn no đến 7 phần, khi sự nhiệt tình đối với thực phẩm đã giảm, họ sẽ ngừng ăn.
5. Văn hóa uống trà
Trung Quốc là một quốc gia có văn hóa uống trà rất lâu đời, phong tục uống trà của người Nhật Bản đứng sau Trung Quốc rất lâu. Tuy nhiên, tỷ lệ người hiện đại uống trà của Nhật Bản đã cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Văn hóa uống trà ở Nhật Bản không chỉ ở trong gia đình, phòng trà mà còn trong các cửa hàng tiện lợi trên đường phố, thậm chí cả ở máy bán hàng tự động.
Tuy nhiên người Nhật uống trà bằng cách nghiền trà xanh thành bột, còn được gọi là matcha. Loại trà này có thể được sử dụng để pha trà và làm bánh ngọt matcha. Nếu uống trà và ăn cùng bánh ngọt matcha, giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất polyphenol trong trà. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh có thể bảo vệ hệ tim mạch. Một cuộc khảo sát cho thấy, uống thêm một tách trà mỗi ngày có thể giảm 44% nguy cơ nhồi máu cơ tim so với người không uống trà. Ở Nhật Bản, bạn càng uống nhiều trà xanh mỗi ngày, bạn càng ít mắc bệnh tim mạch vành.
6. Đam mê đi bộ và xe đạp
Năm 2017, tạp chí "The Lancet" đã thực hiện một cuộc khảo sát có tên "các quốc gia ít thể thao nhất thế giới". Nhật Bản đứng thứ 11, với hơn 60% người dân trong nước đều tham gia thể thao. Người Nhật bình thường không có thói quen tập thể dục, nhưng họ không béo phì và sống rất thọ.
Ngoài các yếu tố chế độ ăn uống, bí quyết giúp người Nhật sống thọ còn liên quan đến niềm đam mê đi bộ và đạp xe. Ở Nhật Bản, ngoài phương tiện giao thông công cộng, đi taxi là một điều xa xỉ và giá quá đắt. Do đó, nhiều người Nhật tin rằng đi bộ là phương tiện di chuyển giúp tiết kiệm tiền và thuận tiện. Do đó, đi bộ chính là một phương pháp giúp người Nhật có một trái tim khỏe mạnh.
7. Số đo vòng eo quyết định chiều dài của cuộc sống
Nhật Bản có quy định yêu cầu các công ty thực hiện kiểm tra vòng eo đối với nhân viên từ 40 đến 75 tuổi mỗi năm. Nếu chu vi vòng eo vượt quá tiêu chuẩn, bạn sẽ phải kiểm tra thêm huyết áp, lượng đường trong máu và xét nghiệm lipid máu. Một trong số đó không đủ tiêu chuẩn và thuộc nhóm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, thì các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với án phạt của chính phủ vì không quản lý được vòng eo và cân nặng của nhân viên.
Tại sao vòng eo rất quan trọng? Khi vòng eo trở nên dày hơn, các chất béo sẽ tích tụ ở các cơ quan như tim, gan, và chức năng sinh lý suy giảm, đặc biệt là tải trọng của tim tăng lên, khiến chứng phì đại tim và suy tim dễ xảy ra. Chu vi vòng eo càng lớn, nguy cơ tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường, bệnh tim mạch càng lớn.
8. Sức khỏe răng miệng tốt giúp tăng cường sức khỏe tim gan
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn miệng có thể gián tiếp gây ra bệnh tim mạch. Vi khuẩn hình thành mảng bám trên bề mặt răng. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các mạch máu từ vết thương của nướu, gây ra cục máu đông.
Ở Nhật Bản, mọi người mang theo bàn chải đánh răng, kem đánh răng hoặc nước súc miệng trong túi. Nhật Bản rất coi trọng việc vệ sinh răng miệng, giúp giảm đáng kể sự bám dính của vi khuẩn trên bề mặt răng, tránh nhiễm trùng nha chu và cũng là một biện pháp chính để ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Xây dựng chế độ ăn của bệnh nhân xơ gan còn bù khoa học và hợp lý Dinh dưỡng có một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị xơ gan còn bù. Vì thế, chế độ ăn của bệnh nhân xơ gan còn bù phải được xây dựng một cách hợp lý. Xơ gan còn bù được xem là giai đoạn đầu và ít nghiêm trọng của bệnh xơ gan. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần chú ý...