Những loài rắn nghe tên đã kinh khiếp, nhìn vào lại “mê mẩn”
Tuy những loài rắn này có nọc độc vô cùng đáng sợ, có thể giết chết người chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng vẻ đẹp của chúng cũng “tầm cỡ” khiến những người thích trăn, rắn cũng phải mê mẩn.
Hổ mang chúa. Những loài rắn này rất đáng sợ, nhưng vẫn vô cùng thu hút. Hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7 m.
Rắn độc Ấn Độ (India Viper) sống chủ yếu ở Trung Đông và Trung Á, là loài nhỏ nhất trong họ các loài rắn gây chết người nhiều nhất thế giới.
Rắn Lachesis à một trong loài rắn dài nhất thế giới, với chiều lên tới 3,5 m. Đây là loài rắn độc, tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ, vết cắn của chúng có thể gây tử vong cho con người.
Rattlesnake là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là chim và động vật thuộc bộ gặm nhấm. Rắn đuôi chuông là một loài rất nguy hiểm, nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật khác. Khi con người bị rắn đuôi chuông cắn, chất độc từ răng nanh chúng ngấm qua vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Rắn biển chủ yếu sống ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Laticauda colubrina là loài rắn biển có tên khoa học Laticauda colubrina sọc đen, sọc trắng có khả năng lặn ở độ sâu 30 m dưới nước.
Loài rắn độc Protobothrops Jerdonii có vận tốc tấn công rất nhanh. Người bị loài rắn độc này tấn công mà không được chữa trị kịp thời có thể bị tức ngực, đau cơ và có thể tử vong vì suy hô hấp và suy thận cấp.
Hổ mang Ai Cập là một trong những loại rắn lớn nhất thuộc họ Naja, sống chủ yếu ở châu Phi và bán đảo Arab. Rắn hổ mang Ai Cập, một loài rắn nổi tiếng mà nữ hoàng Cleopatra dùng để tự tử. Loài này có chiều dài lên tới 2 m, thường sống ở sa mạc và những đồng cỏ khô.
Rắn Bitis arietans là một loại rắn lớn, có răng nanh và nọc độc có độc tính cao, được phát hiện chủ yếu ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, kéo dài từ vùng Maroc tới Arab và toàn bộ châu Phi, trừ vùng sa mạc Sahara và vùng rừng nhiệt đới. Ở Châu Phi, ước tính số lượng người chết nhiều nhất là do bị loài này tấn công.
Hổ mang Ấn. Loài rắn này rất được tôn thờ ở Ấn Độ do những người theo đạo HIndu cho rằng hình trên mang của nó là dấu tích của thần Krishna. Loài rắn này rất phổ biến ở Ấn Độ, có chiều dài từ 1 đến 2 m. Nó có thể tấn công con người bất cứ lúc nào, gây tổn hại nặng nề về thần kinh.
Rắn độc đen (Black Mamba) là loài rắn độc dài nhất châu Phi, với chiều dài thân từ 2,5 đến 3,2 m, thậm chí có những con dài tới 4,45m. Đặc biệt loài rắn này có miệng màu đen nên được gọi là rắn đen. Rắn đen Mamba có màu cơ thể là xám nâu, bên trong miệng màu đen. Rắn Mamba là loài rắn bò nhanh nhất thế giới và có độc tính cao.
Lưu Thoa
Theo Kiến thức
Chuyến bay đặc biệt phá hai kỷ lục thế giới
Chuyến bay thử nghiệm này kéo dài 19 giờ liên tục, vượt qua khoảng cách 17.800 km, 100 tấn nhiên liệu máy bay phản lực và hành khách sẽ được chứng kiến 2 lần bình minh.
Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner được Qantas tin tưởng cho chuyến bay dài nhất thế giới.
Hãng hàng không Qantas của Australia ngày 15-11 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm chở theo 50 hành khách từ London đến Sydney liên tục không nghỉ, phá 2 kỷ lục thế giới.
Chuyến bay sử dụng máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, trở thành chuyến bay thương mại kéo dài nhất về cả thời gian và khoảng cách.
Thời gian bay 19 tiếng 19 phút của chuyến bay này đã làm lu mờ kỷ lục trước đó là chuyến bay New York-Singapore của Singapore Airlines. Khoảng cách của chuyến bay này cũng vượt qua chính kỷ lục của Qantas đạt được vài tuần trước với chuyến bay nối New York và Sydney.
Cất cánh từ sân bay Heathrow của London vào 6 giời sáng 14-11, chuyến bay kỷ lục mang số hiệu QF7879 đã bay qua Đức, Nga, Ba Lan Belarus, Kazakhstan và Trung Quốc, tiếp đến Philippines và Indonesia.
Mặc dù có sức chứa đến 256 hành khách, chiếc máy bay chỉ chở 50 người gồm 4 phi hành đoàn do cơ trưởng Helen Trenerry dẫn đầu.
Những hành khách trên chuyến bay đặc biệt này cũng bao gồm nhân viên của Qantas, những người bay thường xuyên được gắn màn hình theo dõi hoạt động ngủ, di chuyển, tiêu thụ thực phẩm và giải trí trên chuyến bay.
Dữ liệu của chuyến bay được thu thập và nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Charles Perkins, Đại học Sydney. Đội ngũ này nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của chuyến bay siêu dài lên đồng hồ sinh học của con người.
Một nhóm khác từ Đại học Monash của Melbourne cũng tham gia phân tích ảnh hưởng đối với các phi công và phi hành đoàn. Họ được theo dõi trước, sau và trong suốt chuyến bay về mức độ melatonin, một hóc môn ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của con người.
Duy Tiến
Theo cand.com.vn/CNN
Động Thiên Đường - Hoàng cung trong lòng đất Động Thiên Đường được phát hiện năm 2005. Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc nhận định, đây là hang động khô dài nhất Châu Á. Cũng là một trong những hang động kỳ vĩ nhất mà đoàn từng khảo sát. Động Thiên Đường nằm trong Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, thuộc...