Những loại quỹ gây bức xúc đầu năm học
Trẻ mẫu giáo phải đóng quỹ hỗ trợ cơ sở vật chất, học thêm bị cấm nhưng nhiều trường vẫn thu, và hàng loạt khoản thu núp bóng “quỹ” đang khiến phụ huynh bức xúc.
Có con 3 tuổi bắt đầu đi học ở trường Mầm non Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), sau buổi họp phụ huynh đầu năm, chị Thanh bất ngờ với quá nhiều khoản thu. “ Trường công lập mà có khoản hỗ trợ cơ sở vật chất mấy trăm nghìn, rồi tiền quỹ tin học 150.000 đồng mỗi năm. Các cháu còn bé không biết quỹ tin học được dùng vào việc gì”, chị Thanh nói.
Thông báo các khoản thu của trường mầm non Bạch Hạc.
Nhiều phụ huynh có con học lớp 12 THPT Đoan Hùng (Đoan Hùng, Phú Thọ) cũng bức xúc với các khoản thu không rõ ràng. Theo chị Nguyễn Hoa, ngoài khoản cố định như học phí, bảo hiểm, quỹ hội phụ huynh… thì có nhiều khoản chưa hợp lý và không có kê khai, giải thích cụ thể.
Chị Hoa dẫn chứng, ngoài tiền điện 70.000 đồng một học sinh mỗi năm, các em còn phải đóng tiền nâng cấp dây điện 40.000 đồng. Mỗi lớp 50 học sinh thì tổng số tiền 2 triệu đồng đủ để thay cả hệ thống điện của phòng học chứ không chỉ nâng cấp. Ngoài ra, bên cạnh tiền vệ sinh, mỗi em còn phải đóng thêm khoản xanh – sạch – đẹp 120.000 đồng, tiền lao động 250.000 đồng.
“Tôi không biết nhà trường yêu cầu học sinh lao động những gì mà nộp tiền nhiều đến vậy. Nếu được lựa chọn tôi cho con đi lao động thay vì nộp tiền”, chị Hoa nói.
Ở Hà Nội, nhiều phụ huynh cũng không khỏi thắc mắc với khoản đóng góp đầu năm học. Chị Huyền (Thường Tín) cho biết có em gái đang học ở THPT Nguyễn Trãi, khi nhìn thấy khoản thu trường liệt kê, chị choáng váng bởi khoản học thêm được ghi rõ ràng 2.160.000 một năm dù học thêm đã bị cấm. Ngoài ra, còn có 95.000 đồng tiền hoạt động phong trào và 1.500.000 đồng tiền đồng phục.
“Tổng số thu lên tới vài triệu đồng, nếu nhà nào có 2-3 người con thì không biết tính sao vì kinh tế gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng”, chị Huyền than.
Một nhóm phụ huynh trường tiểu học Tam Hiệp (xã Tam hiệp, Thanh trì) bức xúc việc nhà trường không cho cầm giấy về mà nhắn phụ huynh mang theo tiền đóng luôn hôm đi họp phụ huynh.
Video đang HOT
“Có những khoản hội phụ huynh thu hộ nhà trường nhưng không có giấy tờ gì mà chỉ yêu cầu chúng tôi ký vào giấy là tự nguyện. Nước ta đã phổ cập giáo dục tiểu học mà sao phải đóng góp nặng như thế”, phụ huynh tên Lan thắc mắc.
Đầu năm học mới nhiều phụ huynh phải đối mặt với các khoản tự nguyện ép buộc. Ảnh: Hoàng Hà.
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Hiệu phó trường Tiểu học Tam Hiệp cho biết, trường chỉ thu các khoản do Bộ GD&ĐT quy định và mua hộ học sinh một số đồ dùng như đồng phục, ghế nhựa… Những khoản khác phụ huynh đều tham gia bàn bạc, nhất trí mới tiến hành thu.
“Chúng tôi làm việc theo quy trình chặt chẽ. Đầu tiên nhà trường sẽ họp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh và thống nhất từng khoản thu. Các vị đại diện này sẽ đưa nội dung về từng lớp để thông báo và bàn bạc. Sau khi thống nhất mới ký vào giấy tự nguyện nộp tiền”, bà Dung nói.
Hiệu phó Dung cho hay, trong quá trình bàn bạc, phụ huynh có thể chép tay các khoản thu mang về và nhà trường cũng không nhận được yêu cầu nào về việc cầm danh sách khoản thu về thảo luận với gia đình.
Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi, bà Nguyễn Thị Hà Thanh thừa nhận, trường có thu tiền học thêm nhưng là tự nguyện, ai đăng ký học mới thu với mức 4.000 đồng một tiết học thường và 5.000 đồng một tiết học nâng cao. Khoản thu “hoạt động phong trào” là để hỗ trợ các hoạt động văn nghệ của Đoàn trường nhân ngày lễ.
“Đồng phục thì mỗi học sinh có ba bộ mùa hè, mùa đông và thể thao, mỗi bộ khoảng 200.000 đồng. Nếu phụ huynh phải trả tới 1,5 triệu là do họ mua nhiều bộ chứ không phải nhà trường ép buộc”, bà Thanh nói và khẳng định, trường chỉ thu học phí, còn các khoản khác là do hội cha mẹ học sinh thu.
Theo VNE
Khi "lạm thu" núp dưới danh nghĩa "tự nguyện"
Vào đầu năm học mới, các bậc phụ huynh lại nặng gánh nỗi lo ". Mặc dù các khoản thu đều được thông báo công khai nhưng với chiêu bài "tự nguyện", nhiều phụ huynh vẫn phải ngậm ngùi "đóng góp" ngoài quy định dưới danh nghĩa "xã hội hóa".
Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm thu, loạn thu trong các cơ sở giáo dục. Trong đó có việc các cơ sở giáo dục lạm dụng chủ trương xã hội hoá; Sự hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ của Hội phụ huynh...
Như chúng ta đã biết, Nghị quyết số 05/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao có nêu rõ: "Thực hiện xã hội hóa nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, ngưi nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao ở mức độ ngày càng cao...". Song trên thực tế, nhiều cơ sở giáo dục đã cố tình lạm dụng chủ trương này để tăng các khoản đóng góp gây bất bình và bức xúc cho phụ huynh. Và các khoản thu ngoài quy định này được hợp lý hoá thông qua Hội phụ huynh.
GS. Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng không có một chính sách nào đứng trên luật pháp và cũng không có một chính sách cụ thể nào nói rằng chính sách xã hội hóa cho phép trưng thu thêm các khoản "tự nguyện".
1.001 kiểu "biến tướ
Hiện nay nhiều trưng trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa triển khai cuộc họp hội phụ huynh đầu năm nhưng nhiều bậc phụ huynh đã phải "toát mồ hôi" với các khoản thu dưới danh nghĩa chính thống đó là bắt buộc và thỏa thuận.
Chị Phương ở khu tập thể Giảng Võ có con đang theo học ở trưng tiểu học C.L cho hay: "Mặc dù khoản bắt buộc là học phí không tăng nhưng các khoản thu hộ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể hoặc khoản thu thỏa thuận như tiền ăn bán trú... lại tăng. Chính vì thế, năm học trước mức đóng góp đầu năm chỉ khoảng gần 1 triệu thì năm nay đã nhảy vọt lên gần 1,5 triệu".
Chị Phương cũng cho hay, đây chỉ là những khoản đóng góp bước đầu. Các khoản thu thêm sẽ được ấn định trong cuộc họp phụ huynh sắp được tổ chức tới đây.
"Nhiều năm đi họp phụ huynh, tôi thấy các khoản thu đều được đưa ra một cách có chủ đích. Phần lớn phụ huynh đều phải miễn cưng tuân theo "kịch bản" đã được dựng sẵn, chỉ có số ít lên tiếng nhưng không thể thắng được số đông. Đáng nói là ở chỗ những cuộc họp này luôn có sự xuất hiện của cô giáo chủ nhiệm khiến phụ huynh muốn có ý kiến cũng phải e dè, thậm chí là không lên tiếng vì sợ ảnh hưởng đến chuyện học hành của con cái" - chị Phương tâm sự.
Còn chị Lan Hương ở quận Long Biên có con học tại trưng tiểu học N.L thì tiết lộ: "Năm học trước nhà trưng có gợi ý cho Hội phụ huynh đứng ra lắp điều hòa, sàn gỗ cho học sinh nhưng trong cuộc họp có một số phụ huynh nhất quyết không đồng ý. Trước tình hình đó nhà trưng đành phải hoãn kế hoạch và năm nay để tránh tình trạng "bất đồng quan điểm", các giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện đến từng gia đình HS để quán triệt".
Không chỉ biến Hội phụ huynh thành "Hội phụ thu", nhiều trưng học ở Hà Nội đang tận dụng kẽ hở của quy định để "gây khó" cho phụ huynh. Anh Lê Hùng ở khu Đền Lừ có con đang học tại Trưng THCS Đ.L tâm sự: "Đầu năm học nhà trưng tiến hành thu tiền học thêm sau đó phát cho phụ huynh một t đơn và yêu cầu điền theo mẫu và ký tên ở phía dưới. Là ngưi có quyền được phép lựa chọn có nên học thêm hay không nhưng với hình thức "ép" của trưng như thế này thì có muốn từ chối cũng không được"
Theo mẫu đơn mà trưng Đ.L phát ra, tất cả học sinh phải học thêm ở hầu hết các môn. Đáng chú ý là mẫu đơn này "ép" phụ huynh phải đồng ý trên danh nghĩa là tự nguyện bởi những dòng câu chữ chặt chẽ: "Chúng tôi muốn kết quả học tập của các con đạt kết quả tốt. Vì vậy gia đình chúng tôi có nguyện vọng cho con học thêm các môn...".
Không chỉ dừng lại với các khoản thu "núp" dưới danh nghĩa là tự nguyện, gần đây một số cơ sở giáo dục còn có những hình thức "lạm thu" một cách tinh vi hơn.
Anh Tùng có con đang theo học ở trưng mầm non A.S cho biết: "Trưng quán triệt thu một đằng nhưng hóa đơn ghi một nẻo. Lúc đến nộp học phí do đông ngưi nên không ai để ý chỉ khi về đến nhà kiểm tra lại thấy sai lệch nhưng lại không dám thắc mắc. Mặc dù khoản chênh lệch không quá lớn nhưng bản thân tôi luôn đặt ra câu hỏi là số tiền này sẽ được dùng làm việc gì, ai sẽ quản lý...".
Hội phụ huynh phải độc lập với nhà trưng
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, hiện nay, chi phí thưng xuyên từ ngân sách Nhà nước cho nhà trưng còn hạn chế. Do vậy, nếu phụ huynh nào có đóng góp giúp đỡ trưng thì Bộ GD-ĐT rất ủng hộ. Nhưng với bất cứ trưng hợp nào mà lãnh đạo nhà trưng kêu gọi phụ huynh đóng góp tự nguyện nhưng là tự nguyện trong điều kiện bị ép buộc đều là sai quy định, không được phép. Bộ GD-ĐT sẽ không bao che cho những sai phạm đó mà sẽ xử lý nghiêm.
Đó là quan điểm của Bộ, tuy nhiên với sự tồn tại của Hội phụ huynh thì rất khó để bắt bẻ hay xử lý các trưng nếu các khoản "lạm thu" được phát giác.
Theo GS. Đào Trọng Thi, những khoản mà phụ huynh đóng góp thì phải được sự thống nhất tự nguyện của đa số phụ huynh, tránh bị lợi dụng. Phụ huynh phải bàn bạc, thống nhất trên cơ sở tự nguyện. Nhưng thực tế, phụ huynh có điều kiện thưng "lấn át" những phụ huynh khác. Phụ huynh không có điều kiện thưng yếu thế, không dám đấu tranh và cũng rất sợ mất lòng nhà trưng.
Điều đáng nói là ở chỗ, gần như hiện nay Ban đại diện Hội phụ huynh đều do giáo viên chủ nhiệm giới thiệu hay chỉ định. Một ban phụ huynh do nhà trưng chọn ra sẽ không ổn, phụ huynh có điều kiện thưng sẵn sàng đóng góp nhiều hơn, áp đặt phụ huynh khác. Vì vậy, trong các cuộc họp, ngưi ta sẽ nghĩ Ban phụ huynh nói chính là nhà trưng, là cô chủ nhiệm nói.
GS Thi cũng cho rằng, Hội phụ huynh cần có cơ chế thảo luận dân chủ, ra quyết định về những khoản đóng góp, có thể bỏ phiếu kín. Phụ huynh phải tự tạo ra cơ chế hoạt động, không phụ thuộc vào nhà trưng. Hội phụ huynh đúng nghĩa không phải là công cụ thụ động của nhà trưng. Họ phải đại diện cho đại bộ phận cha mẹ học sinh chứ không phải đại diện cho nhà trưng hay ý muốn của một số vị phụ huynh nào đó.
"Theo quan điểm của tôi, Ban đại diện Hội phụ huynh phải do phụ huynh tự bầu ra chứ không phải do nhà trưng giới thiệu, chỉ định từ trước. Khi các phụ huynh đích thân tín nhiệm bầu ra đại diện Hội phụ huynh thì họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình" - GS Thi Nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
Vì sao Bộ Giáo dục vẫn chưa "ngả mũ" chuyện thi 3 chung? "Chúng tôi hoàn toàn phân tích được rằng, ba chung có rất nhiều vấn đề không hợp lí, bất cập". GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lâp (NCL) phân tích: Lâu nay, các trường ĐH, CĐ NCL sống "lay lắt", thậm chí nhiều ngành nghề phải ngậm ngùi đóng cửa vì không tuyển được sinh...