Những loại mụn cóc thường gặp bạn cần biết
Mụn cóc gây ra bởi vi-rút u nhú ở người (HPV). Khi đó, vi-rút xâm nhập vào cơ thể và khiến các tế bào phát triển nhanh chóng trên bề mặt của da.
Dưới đây là 7 loại mụn cóc thường gặp.
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường có hình giống súp lơ thường xuất hiện trên tay, ngón tay, khuỷu tay và khớp ngón tay. Chúng cũng có thể có một chấm đen hoặc sẫm màu nhỏ do đông máu ở mạch máu. Đây là một nhiễm trùng ở lớp trên của da và cần được điều trị ngay khi phát hiện để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Mụn cóc bàn chân
Có biểu hiện là những mảng cứng, dầy trên lòng bàn chân và có thể gây đau khi đi bộ. Chúng thường mọc ngược vào trongda vì trọng lượng và áp lực đặt lên lòng bàn chân. Loại mụn cóc này xuất hiện khi vi-rút HPV tiếp xúc với da qua các vết cắt, vết xước và vết nứt.
Mụn cóc Mosaic
Mụn cóc Mosaic
Mụn cóc Mosaic là một nhóm mụn hình chỉ xuất hiện trong một khu vực nhỏ. Chúng thường xuất hiện khi mụn cóc hình chỉ không được điều trị và lan rộng thành cụm mụn cóc.
Mụn cóc hình chỉ
Thường xuất hiện xung quanh cổ, mũi, vai và khu vực dưới cằm và có màu giống với màu da. Những người được ghép tạng hoặc nhiễm HIV cũng có nguy cơ cao hơn bị mụn cóc hình chỉ vì hệ miễn dịch của họ bị suy yếu.
Mụn cóc phẳng
Video đang HOT
Mụn cóc phẳng thường nhẵn, phẳng, xuất hiện ở mặt và cổ. Chúng có màu vàng hoặc nâu nhạt và thường xuất hiện với số lượng nhiều từ 20 tới 100 cái cùng nhau. Loại tổn thương này xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên. Gây ra bởi HPV, chúng có thể lan ra nhanh chóng trên mặt do những hoạt động như cạo râu.
Mụn cóc sinh dục, hay sùi mào gà, là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lây truyền qua đường tình dục HPV. Chúng xuất hiện giống như cục súp lơ ở vùng sinh dục và có thể gây đau và khó chịu.
Mụn cóc miệng
Mụn cóc ở miệng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên môi, lưỡi, miệng và nướu. Chúng có thể xuất hiện ở dạng thương tổn đơn lẻ hoặc như một đám mụn và có thể gây khó chịu khi ăn hoặc nuốt. Mụn cóc miệng là nhiễm trùng HPV gây ra do quan hệ tình dục đường miệng. Nguy cơ nhiễm trùng gia tăng cùng với tăng số lượng bạn tình.
BS Cẩm Tú
Theo Suckhoedoisong.vn
5 mẹo trị mụn cóc hiệu quả bất ngờ mà không tốn kém
Mụn cóc tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó gây khó chịu và làm mất đi tính thẩm mỹ của làn da. Do đó việc "tống khứ" mụn cóc là điều rất cần thiết.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc là những khối u nhỏ sần sùi, lành tính, thường xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, mụn cóc còn gây đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu. Những khối u xấu xí này rất dễ lây lan, nó có thể mọc tràn lan trên da, riêng lẻ hoặc thành từng chùm trông rất xấu xí.
Mụn cóc rất dễ lây lan, vì vậy cần được điều trị sớm
Nguyên nhân nào gây nên mụn cóc?
Mụn cóc rất phổ biến, theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. Virus HP và các siêu vi trùng khác là nguyên nhân gây nên mụn cóc, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường sau đây:
- Qua các vết trầy xước, cắn móng tay, bị vật nuôi cắn. Vệ sinh tay chân kém, hay đi chân đất. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em với tính hiếu động, ưa nghịch đất cát và chưa ý thức việc giữ vệ sinh tay chân.
- Lây từ người này sang người khác do dùng chung đồ cá nhân như khăn, kiềm bấm móng...
- Rối loạn chuyển hóa.
- Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai
- Suy nhược thần kinh.
Trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, bạn đã thử chưa?
Các nghiên cứu cho biết, 70% mụn cóc sẽ tự biến mất trong 3 tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số mụn cóc rất cứng đầu và bạn phải "ra tay" để triệt tiêu chúng, một vài người phải nhờ đến bác sĩ da liễu.
5 mẹo dân gian sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ mụn cóc hiệu quả ngay tại nhà.
Trị mụn cóc bằng mẹo dân gian hiệu quả mà không tốn kém
Tỏi
Tỏi có chứa chất allicin nhờ đó có tính kháng khuẩn và kháng nấm từ đó giúp chống lại virus HP hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng nước của củ tỏi đã bị dập nát rồi thoa lên vùng da có mụn cóc. Giữ trong vòng 2 - 3 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để có được kết quả như ý.
Chuối
Lột vỏ quả chuối xanh, xát mặt trong của vỏ lên những nốt mụn cóc, sau đó không rửa nhựa chuối đi mà để nguyên như vậy, đến lần sau mới rửa rồi xát tiếp. Thực hiện ngày 2 lần đều đặn trong vài tuần, mụn sẽ bong ra.
Lá tía tô
Rửa sạch rồi giã nát một ít lá tía tô, đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng vải quấn lại để cố định chỗ đắp lá. Nên đắp buổi tối để tránh dính nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp. Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất.
Giấm táo
Axit malic và lactic có trong giấm táo sẽ giúp làm mềm và "mài mòn" mụn cóc. Bạn cần kiên trì thoa giấm táo lên vùng da có mụn cóc 3 - 4 lần mỗi ngày.
Ngâm nước nóng
Ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nghiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào một chút dấm trắng hoặc muối tinh để giúp điều trị hiệu quả.
Trên đây là 5 phương pháp giúp trị mụn cóc hiệu quả tại nhà, tuy nhiên nếu bạn không có đủ kiên nhẫn thì việc sử dụng các phương pháp hóa học như sử dụng axit salicylic hoặc laser để bắn mụn cóc là một sự chọn lựa hợp lí dành cho bạn.
Laser là phương pháp giúp triệt tiêu mụn cóc hiệu quả, an toàn
Hiện nay, tại Thẩm mỹ Xuân Trường đang áp dụng phương pháp laser CO2 để xóa tan mụn cóc, mụn thịt và nốt ruồi trên da. Với ưu điểm nhanh chóng, ít tổn thương và không để lại sẹo, phương pháp này sẽ giúp chị em loại bỏ được những nốt mụn không mong muốn một cách hiệu quả.
Theo Thanh niên
Mẹo dân gian giúp bạn chữa mụn cóc đơn giản Mụn cóc có thể chữa được bằng mầm khoai tây hoặc quả sung tươi. Biểu hiện của mụn cóc Mụn cóc xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây nên những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mụn cóc xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và...