Những loại cá, hải sản tốt nhất cho ‘cậu nhỏ’
Những loại cá, hải sản tốt nhất cho ‘cậu nhỏ’. Các loại thực phẩm này rất giàu chất dinh dưỡng có thể khiến người đàn ông trở thành “siêu sao” trong phòng ngủ.
Cá hồi
Bên cạnh việc cung cấp lượng B12 cả ngày trong một khẩu phần, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3, thúc đẩy việc tạo ra oxit nitric, giúp nam giới duy trì trạng thái cứng cáp cho dương vật.
Cá hồi có thể giúp nam giới duy trì trạng thái cứng cáp cho dương vật.
Cá cũng rất giàu protein với 40 gr một khẩu phần và giàu vitamin B6, giúp sản xuất máu khỏe mạnh tốt cho cơ bắp ở trên và dưới thắt lưng.
Thêm vào đó, một nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu Bất lực Quốc tế cho thấy, ăn một chế độ ăn uống kiểu Địa Trung Hải giàu sản phẩm, cá, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh (như omega-3) có thể cải thiện chức năng cương dương ở nam giới mắc hội chứng chuyển hóa.
Những loài nhuyễn thể cung cấp gấp ba lần giá trị khuyến nghị hàng ngày của B12. Một khẩu phần ăn 85 gr vẹm xanh cũng có 20 gr protein tăng cơ, chỉ với 4 gr chất béo và 150 calo.
Vẹm xanh rất giàu chất sắt, giúp đảm bảo máu của bạn lưu thông đến mọi nơi cần thiết.
Giống như ngao, vẹm xanh rất giàu chất sắt, giúp đảm bảo máu của bạn lưu thông đến mọi nơi cần thiết. Chúng cũng chứa nhiều magiê, một chất tăng cường khả năng cương cứng tự nhiên.
Ngoài việc cung cấp gấp bốn lần nhu cầu B12 hàng ngày của bạn, một con cá trích cỡ trung bình còn là một nguồn cung cấp magiê dồi dào, giúp tăng cường testosterone và giữ cho tinh trùng khỏe mạnh và sống được.
Video đang HOT
Cá trích giúp tăng cường testosterone và giữ cho tinh trùng khỏe mạnh và sống được.
Ngoài ra, cá nhiều dầu như cá trích có hàm lượng vitamin D cao ngất, có thể giúp bạn hấp thụ và duy trì loại vitamin này.
Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Y học Tình dục, các nhà nghiên cứu Ý đã kiểm tra 143 người đàn ông bị rối loạn cương dương; 80% có mức dinh dưỡng dưới mức tối ưu, và những người đàn ông bị rối loạn cương dương nặng có mức vitamin D thấp hơn 24% so với những người bị tình trạng nhẹ.
Lý thuyết cho rằng mức độ vitamin D thấp đã thúc đẩy tình trạng các mạch máu rối loạn chức năng và thiếu hụt oxit nitric.
Cá mòi
Cá mòi chứa nhiều chất đạm, chất béo tốt, rất tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra nó còn là một trong những nguồn cung cấp vitamin B12 và canxi không có sữa tốt nhất hiện có.
Cá mòi là nguồn cung cấp canxi dồi dào.
Mặc dù ý tưởng ăn xương cá có thể hơi khó nuốt, nhưng chúng là một phần của cá chứa tất cả canxi. Vì vậy, hãy cố gắng ăn phần xương của cá mòi.
Cá thu
Cá thu có gấp đôi lượng axit béo omega-3 có lợi cho tim.
Cá thu có gấp đôi lượng axit béo omega-3 có lợi cho tim, hỗ trợ giảm viêm, khiến nó trở thành một trong những loại cá lành mạnh nhất, bao gồm cả nam giới và chuyện ấy.
Ngao
Ngao là một trong những nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 nhất mà bạn có thể tìm thấy.
Vỏ ngao chứa nhiều L-arginine, giúp hình thành oxit nitric (NO), vốn được sử dụng trong y tế để điều trị chứng rối loạn cương dương.
Vỏ ngao chứa nhiều L-arginine, giúp hình thành oxit nitric (NO). NO rất mạnh nên nó được sử dụng trong y tế để điều trị chứng rối loạn cương dương.
Ngoài ra, ngao chứa nhiều protein xây dựng cơ bắp và ít chất béo, giúp bạn có một thân hình cân đối hơn.
Chồng hí hửng tưởng "cậu nhỏ" mình to ra nên làm vợ đau khi quan hệ, sau méo mặt khi biết sự thật
Người phụ nữ sau khi sinh con thứ 2 bỗng cảm thấy đau đớn mỗi khi gần gũi chồng. Ban đầu người chồng hí hửng nghĩ rằng do "cậu nhỏ" của mình lớn hơn nên làm vợ đau nhưng khi đi khám mới biết sự thật.
Bác sĩ Chen Baoren - bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng người Đài Loan đã chia sẻ trong chương trình "The Doctor is Hot" rằng một người vợ 35 tuổi không thể quan hệ bình thường với chồng suốt 4 năm sau khi sinh con thứ 2. Mỗi khi cả hai gần gũi, người vợ đều cảm thấy "vùng kín" rất đau đớn.
Để cố gắng cứu lấy "chuyện ấy", cả hai đã dùng nhiều biện pháp khác nhau như thoa gel bôi trơn nhưng đều không thành công. Mỗi khi người chồng xâm nhập, cô đều cảm thấy đau đến mức không thể chịu được.
Người phụ nữ bị đau đớn "vùng kín" mỗi khi quan hệ với chồng sau khi sinh con thứ 2 một thời gian. (Ảnh minh họa)
Điều khó hiểu là về mặt lý thuyết, "vùng kín" của phụ nữ sau sinh sẽ tương đối lỏng lẻo, không thể se khít lại được nên ít khi xảy ra tình trạng đau đớn khi quan hệ. Vì vậy, người chồng cho rằng có lẽ sau một thời gian không quan hệ, "cậu nhỏ" của mình đã tăng kích thước nên mới khiến vợ bị đau và anh xem đó là điều đáng tự hào.
Suốt 4 năm, người vợ vì đau nên chẳng còn cảm xúc muốn "yêu", người chồng cũng không biết làm cách nào để giúp vợ nên chỉ có thể tự mình giải quyết nhu cầu sinh lý. Tuy nhiên gần đây khi tâm sự với bạn là bác sĩ, người vợ đã được khuyên nên đi khám để giải quyết vấn đề.
Cuối cùng, cả hai vợ chồng quyết định tới viện để tìm ra nguyên nhân gây cản trở "chuyện ấy". Khi tới viện, người chồng cũng bày tỏ rằng liệu có phải "cậu nhỏ" của anh quá lớn nên vợ mới bị đau. Tuy nhiên, bác sĩ Chen Baoren sau khi kiểm tra nhận thấy vấn đề là ở người vợ.
Bác sĩ cho biết, vết thương tự nhiên sau sinh của người vợ đã lành, nhưng có một khối máu tụ sâu chưa được hút hết. Về mặt lâm sàng, khối máu tụ dù to vẫn có thể loại bỏ dễ dàng nhưng nếu để lâu, nó sẽ kích thích các dây thần kinh lân cận gây đau đớn, và bác sĩ phải dùng dụng cụ đặc biệt để loại bỏ. Điều may mắn là người vợ không bị vỡ máu tụ dù đã bị từ rất lâu nên không gây nguy hiểm.
Sau khi nghe bác sĩ phân tích, người chồng mới xấu hổ nhận ra mình đã hiểu sai và "chuyện ấy" của cả hai sau đó cũng đã quay trở lại bình thường.
Bác sĩ Chen Baoren phát hiện người vợ bị tụ máu sau sinh quá lâu.
Tụ máu âm đạo và tầng sinh môn - biến chứng thường gặp sau sinh
Những phụ nữ sinh con so hay sinh nhanh, cắt tầng sinh môn, tăng sinh mạch máu vùng tầng sinh môn hay rối loạn đông máu rất dễ gặp biến chứng tụ máu âm đạo, tầng sinh môn sau sinh.
Thông thường, tình trạng này ít có biểu hiện cụ thể, sản phụ có thể không thấy đau đớn nhưng sẽ có cảm giác nặng ở âm đạo, âm hộ. Nếu khối máu tụ chèn vào trước trực tràng sẽ gây ra cảm giác muốn rặn đẻ. Dù không có dấu hiệu rõ ràng nhưng máu tụ âm đạo có thể dễ phát hiện bằng mắt thường khi quan sát âm đạo. Một số trường hợp khó phát hiện hơn cần phải thăm khám âm đạo mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.
Nếu khối máu tụ nhỏ, nó có thể tự tan dần và thu nhỏ lại sau vài tuần, không cần chích. Nếu khối máu tụ tăng dần kích thước rồi vỡ ra, gây chảy máu có thể khiến người bệnh bị sốc vì mất nhiều máu.
Vì vậy có một số trường hợp sẽ cần điều trị nhằm tránh để khối máu tụ bị vỡ. Các trường hợp cần can thiệp gồm:
- Khối máu tụ có xu hướng tăng dần kích thước, tốc độ tăng nhanh
- Đứt các mạch máu lớn
- Khối máu tụ gây cảm giác đau đớn cho người bệnh
- Khối máu tụ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, có lỗ rò...
Sau khi thăm khám, dựa trên tình hình thực tế, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương hướng điều trị phù hợp cho sản phụ.
4 nguyên nhân khiến 'cậu nhỏ' quá nhạy cảm, có khắc phục được không? Độ nhạy của cậu nhỏ , đặc biệt là đầu chịu trách nhiệm về khoái cảm trong các hoạt động và có liên quan trực tiếp đến khả năng đạt được cực khoái của nam giới. Độ nhạy cảm của cậu nhỏ có thể gây khó chịu cho nam giới và cản trở việc duy trì đời sống thỏa mãn. Khả năng đạt...