Những lễ tang lặng lẽ giữa dịch Covid-19 ở Tp .HCM
Người phụ nữ quay đi khi thấy đội mai táng bọc kín nylon và khiêng thi thể chồng bà ra ngoài, ông mất vì Covid-19.
- Anh chị ơi, mình có quan tài không ạ?
- Không ạ, tụi em cho bác vào bao, bọc kín rồi giao cho quân đội hỏa táng – một thành viên của đội mai táng thiện nguyện nói.
Căn nhà có người mất nằm trên lầu 2 của một căn chung cư cũ tại quận 5, TP.HCM. Từ lan can, hàng chục người từ trẻ đến già cùng ngó đầu xuống, quan sát đội mai táng.
Hơn 3 tháng qua, những đội tình nguyện mai táng vẫn ngày đêm hỗ trợ những gia đình có người mất trong đại dịch Covid-19 tại TP.HCM.
Đội thiện nguyện mai táng hỗ trợ nhiều gia đình có người mất vì Covid-19 tại TP.HCM.
Chủ tiệm cà phê, nhân viên ngân hàng tình nguyện làm công việc mai táng
“Cô ơi, khoảng 14h30 tụi con đến nơi, cô chuẩn bị giấy báo tử cho chú trước nhé”, Quang Trường thông báo với người phụ nữ bên kia đầu dây điện thoại.
Đội mai táng thắp nhang, khâm liệm người tử vong trước khi làm thủ tục vận chuyển đi.
Băng qua con đường đất lầy lội sau cơn mưa, cả nhóm đến trước một chung cư đang xây dở trên đường Trịnh Quang Nghị, quận 8.
“Ca này trên lầu 5 nhé”, anh Tú, trưởng đội 2, thông báo. Cả đội nhanh chóng mặc đồ bảo hộ, xách bình xịt khuẩn và cáng chạy vào phía trong theo chỉ dẫn của người nhà.
Sau ít phút làm thủ tục, bao bọc thi thể cẩn thận, cả nhóm khiêng thi thể đến thang máy nhưng không thể cho vào vì chiếc cáng quá dài. 5 người khệ nệ khiêng lên đặt trong vòng tay, cứ thế ôm chặt thi thể người mất đến khi thang máy xuống đến tầng trệt.
5 người trong đội mai táng ôm và giữ chặt thi thể, di chuyển bằng thang máy chuyển xuống tầng trệt.
“Mình không thể quên được lần đầu làm công việc mai táng, tay mình lạnh ngắt khi chạm vào tử thi”, Trường nói.
Tuy nhiên, công việc này khiến nam nhân viên ngân hàng cảm thấy tu tâm hơn. “Khi mình tiếp xúc với một người đã mất, bao bọc gọn gàng, chỉn chu và đưa họ đến nơi hỏa táng cũng giúp gia đình họ bớt đau buồn”, anh chia sẻ.
Tất cả trường hợp được nhóm mai táng hỗ trợ đều thuộc diện gia đình rất khó khăn. Họ không có tiền để thuê dịch vụ mai táng, hoặc rất ít cơ sở dám đến nhà đang có F0, hoặc trong khu phong tỏa.
Video đang HOT
Đội thiện nguyện len lỏi khắp các tuyến phố, con hẻm, hỗ trợ những gia đình khó khăn mai táng người mất vì Covid-19.
21h, chuyến thứ 5 trong một ngày của đội. Ca này trong một con hẻm nhà trọ đang phong tỏa tại quận Gò Vấp. Mẹ mất, cả gia đình cùng mắc Covid-19.
Anh con trai đứng chờ sẵn trước hẻm. “Cả nhà em dương tính từ 25 tây, mẹ vẫn bình thường cho đến sáng nay thì buồn nôn, tức ngực, khó thở rồi bà mất anh chị à”, anh vừa khóc vừa nói.
Người anh đứng chờ sẵn ở đầu hẻm, sâu phía trong, cậu con trai út vẫn ngồi bên bậc thềm, nhìn người mẹ đã khuất.
“Mẹ vẫn chờ ngày hai anh em lập gia đình mà, 5-6 năm nay 3 mẹ con rau cháo có nhau, mẹ đi rồi con biết sống sao đây”, cậu con trai út bật khóc khi thi thể người mẹ được chuyển vào hòm lạnh của ôtô.
Chứng kiến người con trai quỳ gối tiễn mẹ mất vì Covid-19, Hà Nhi, thành viên đội mai táng, nhẹ đặt tay lên vai anh.
Hai chàng trai ngoài 20 tuổi đau đớn khi nhìn thi thể người mẹ được đưa đi.
Nguyễn Thị Hà Nhi (25 tuổi, thành viên đội mai táng) cho biết đội hỗ trợ khâm liệm, làm lễ cho người mất, sau đó đưa họ đến cho quân đội phụ trách hỏa táng.
“Bộ Tư lệnh TP.HCM vẫn là đơn vị phụ trách hỏa táng, đưa tro cốt trở về với người thân”, Hà Nhi chia sẻ.
Suốt 2 tháng qua, Hà Nhi và khoảng 40 thành viên trong đội, đã đều đặn đưa những người mất trong đại dịch về trên chặng đường cuối cùng.
Đa số thành viên đều chưa bao giờ làm công việc này. Hà Nhi là nhân viên văn phòng, anh Trường làm ngân hàng, anh Nam là chủ tiệm cà phê, anh Hậu làm nghề sửa xe…
“Ngày nào đó đội mai táng này ế việc, giải thể thì chúng tôi biết lúc đó thành phố đã khỏe lại, đó là ngày vui”, Hà Nhi nói.
Từ một thợ sửa xe máy, anh Nguyễn Ngọc Hậu tham gia công việc mai táng nạn nhân Covid-19 hơn một tháng vừa qua tại TP.HCM.
Những lễ tang lặng lẽ
“Ông ơi, sao ông lại bỏ tụi con đi”, tiếng khóc than vọng ra từ tầng 2 một chung cư cũ trên đường Hùng Vương.
Hàng chục người trong gia đình 4 thế hệ đứng chen chúc trước của nhà chờ đội mai táng đưa người thân của họ đi. Cụ ông 60 tuổi mất vì bệnh nền và Covid-19.
Cậu bé đứng ngoài cửa sổ, quan sát đội mai táng bọc thi thể của ông ngoại để đưa đi hỏa táng.
Trên hành lang chật hẹp, người nhà dạt sang hai bên để 6 thành viên của đội mai táng bước vào. Cả đội đứng trước thi thể cụ ông, khâm liệm trước khi bắt đầu làm thủ tục và bọc lại.
Tiếng sụt sùi, đôi lúc nấc liên hồi của người lớn và trẻ con xen lẫn tiếng loạt xoạt của túi nylon đựng thi thể.
Khu chung cư đang bị phong tỏa tạm thời để chống dịch. Vì vậy, người thân đành phải nhờ đến đội thiện nguyện mai táng để đưa ông đi sớm nhất.
Người thân không kìm nổi xúc động, nhưng chỉ đứng từ xa để quan sát đội mai táng làm lễ.
Căn nhà rộng chừng 30 m2 nhưng có tới 4 thế hệ cùng sinh sống. Phía trong, những ánh mắt đỏ hoe lặng lẽ trên cửa sổ nhỏ tầng gác mái nhìn xuống.
“Cô chú yên tâm, tro cốt ông sẽ được Ban Chỉ huy Quân sự quận 5 giao cho gia đình. Nhà mình đông người, ngày mai chị nhớ đưa mọi người đi test Covid-19 hết nhé”, thành viên đội mai táng dặn dò và động viên gia đình.
Căn nhà trên lầu 2 của chung cư cũ, là nơi sinh sống của đại gia đình 4 thế hệ, hơn 20 người.
Cả đại gia đình hơn 20 người bày tỏ nguyện vọng muốn đưa tiễn ông xuống xe. Đoàn người khiêng thi thể cụ ông trên vai, chậm rãi bước xuống cầu thang dốc đứng và tối om của căn chung cư cũ.
Cánh cửa ôtô đóng lại. Cả gia đình quỳ rạp xuống lạy 3 lần, tiếng khóc vọng cả con phố.
Tất cả chỉ diễn ra vỏn vẹn 15 phút. Chiếc xe chở thi thể lăn bánh trên đường Hùng Vương vắng lặng, phía sau là những ánh mắt ướt nhoè.
Người nhà cùng đội thiện nguyện khiêng người mất từ lầu 2 xuống xe mai táng đỗ sẵn bên vỉa hè đường Hùng Vương.
Hành trình đón tro cốt chồng của bà Lan
Ôm hũ tro cốt của chồng trong tay, bà Lan dường như vẫn chưa tin vào sự thật. Có lúc bà lặng đi, có lúc lại khóc oà như một đứa trẻ suốt quãng đường đưa ông về chùa.
“Xe lăn ông sao không ngồi mà ông lại ngồi ở đây?”, người phụ nữ vừa nói vừa xoa mảnh giấy nhỏ có tên N.V.T. trên hũ tro cốt.
Sau 10 ngày chồng mất vì Covid-19, bà Lan đến nhận hũ tro cốt của ông tại Ban Chỉ huy Quân sự quận 10.
“Sáng đó ổng còn giỡn với tôi mà”, bà ngậm ngùi nhớ lại ngày 20/8 định mệnh, ngày mà ông bỏ bà đi mãi mãi.
Đôi vợ chồng già sống chung với nhau được hơn 20 năm, người bán vé số, người đi phụ hồ. Đến một ngày ông T. bị tai biến, mất sức lao động, liệt nửa người.
Kế sinh nhai của đôi vợ chồng dựa vào những tập vé số của bà Lan. Nhưng bà chỉ nghĩ “còn ông, còn tôi” và cùng ông nương tựa nhau sống qua ngày.
Khi dịch Covid-19 lan rộng, bà đẩy ông T. trên chiếc xe lăn, rong ruổi trên các con đường ở quận 10 để xin cơm từ thiện. Người phụ nữ lại một lần nữa tự trấn an rằng “còn ông, còn tôi”.
Ngày ông mất đột ngột trên xe lăn, bà Lan hoảng loạn nhìn ông được bọc kín, mang đi, cả thế giới như sụp đổ.
Vợ chồng bà Lan và ông T. không có con, cả hai dựa vào nhau để sống hơn 20 năm qua. Ảnh: Hà Nhi.
Sáng 30/8, tròn 10 ngày kể từ ngày chồng mất, Hà Nhi cùng mọi người trong đội thiện nguyện đưa bà Lan đến nhận lại tro cốt của chồng.
Bước vào Ban Chỉ huy Quân sự quận 10, bà run rẩy khi thấy hũ cốt có tên N.V.T., chồng bà. Cuối cùng thì bà cũng gặp lại ông, nhưng cuộc gặp diễn ra chóng vánh ở khu tập kết tro cốt người mất vì Covid-19.
Ban chỉ huy quân sự các quận vẫn là đơn vị phụ trách tập kết, chuyển tro cốt người mất vì Covid-19 đến tận tay cho từng gia đình.
Trên chuyến xe đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng, người phụ nữ thẫn thờ nhìn hũ tro cốt, tay ôm chặt không rời.
Tại chùa Pháp Minh, huyện Bình Chánh, đặt hũ tro lên bệ thờ, bà lại gục khóc, đôi tay gầy cố bám víu vào Hà Nhi.
Sau khi đưa được tro cốt của chồng đến chùa Pháp Minh (huyện Bình Chánh), bà Lan gục xuống trong vòng tay an ủi của Hà Nhi và thầy Thích Tâm Nhơn.
Sau khi đưa được tro cốt của chồng đến chùa Pháp Minh (huyện Bình Chánh), bà Lan gục xuống trong vòng tay an ủi của Hà Nhi và thầy Thích Tâm Nhơn.
Dịch Covid-19 hoành hành khắp TP.HCM hơn 3 tháng. Những lễ mai táng chóng vánh, không người đưa tiễn hàng ngày vẫn diễn ra.
Đại úy Sử Tấn Phi Long (Chính trị viên Đại đội trinh sát đặc nhiệm, Phòng Tham mưu Bộ Tư lệnh TP.HCM) cho biết một tổ công tác của Bộ Tư lệnh TP đang phụ trách việc vận chuyển tro cốt của người tử vong vì Covid-19 từ khu hỏa táng Bình Hưng Hòa về địa phương.
“Các cán bộ, chiến sĩ làm việc không kể ngày đêm, coi đó như tro cốt của người thân trong gia đình mình để đảm bảo tình cảm và sự tôn trọng”, đại úy Long chia sẻ.
Bộ Tư lệnh TPHCM sẽ làm rõ vụ chuyển 46 thi thể về Bến Tre hỏa táng
Bộ Tư lệnh TPHCM sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và xử lý hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch trong vụ việc xe chuyển 46 thi thể từ TPHCM về Bến Tre hỏa táng.
Sáng 17/8, Bộ Tư lệnh TPHCM cho biết, dịch Covid-19 tại TPHCM đang diễn biến phức tạp, có thể kéo dài, số ca tử vong cao. Trước tình hình đó, đơn vị đã tham mưu cho Thành ủy, UBND TPHCM nhiều biện pháp, kế hoạch trong đợt bùng phát dịch thứ 4.
Trong đó, Bộ Tư lệnh đã tham mưu cho thành phố kế hoạch sử dụng lực lượng tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, bàn giao tro cốt người tử vong do nhiễm Covid-19 trên địa bàn.
Bộ Tư lệnh TPHCM tổ chức tiếp nhận, vận chuyển và bàn giao tro cốt bệnh nhân tử vong do nhiễm Covid-19 (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Trong phần việc này, Bộ Tư lệnh thành phố đã lập 7 đội cấp thành phố và chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự thành phố Thủ Đức, các quận, huyện thành lập các đội xử lý thi hài với tổng quân số 140 người, để tiếp nhận và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do Covid-19.
Đơn vị cũng tổ chức lực lượng bảo đảm an ninh trật tự và điều phối hoạt động tại trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa.
Ngoài ra, Bộ Tư lệnh TPHCM đã tổ chức tiếp nhận, vận chuyển và bàn giao tro cốt bệnh nhân tử vong do nhiễm Covid-19 đến từng gia đình, người dân bảo đảm trang trọng, đúng phong tục tập quán của địa phương.
Thời gian qua, Bộ Tư lệnh thành phố cũng tổ chức đấu tranh làm rõ thủ đoạn xuyên tạc, sai sự thật ở những nội dung được đăng tải trên internet, mạng xã hội nhằm hạ uy tín của lãnh đạo, chính quyền và lực lượng vũ trang thành phố trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch thời gian vừa qua.
Đối với thông tin "Phát hiện xe tải vận chuyển 46 thi thể từ TPHCM về Bến Tre hỏa táng" được báo chí đăng tải tối 16/8, Bộ Tư lệnh thành phố khẳng định, đơn vị sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định những hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Trước đó, từ tối 16/8, nhiều phương tiện truyền thông đăng tải thông tin, Công an Thành phố Bến Tre (tỉnh Hậu Giang) đang củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định pháp luật đối với Lê Phúc Hậu (28 tuổi, trú tại Vĩnh Long).
Từ 9h ngày 15/8 đến 0h30 ngày 16/8, Hậu đã vận chuyển ra khỏi TPHCM 46 thi thể, trong đó có 41 thi thể của bệnh nhân Covid-19. Cơ quan chức năng cho biết, người này đã vi phạm quy định di chuyển ra ngoài luồng xanh đã đăng ký trước đó.
Xe tải 'luồng xanh' chở nhiều thi hài mắc Covid-19 từ TP.HCM về Bến Tre hỏa táng Liên quan đến vụ việc xe tải luồng xanh chở nhiều thi hài mắc Covid-19 từ TP.HCM về Bến Tre hỏa táng, Công an tỉnh Bến Tre đang thực hiện các thủ tục để xử lý vi phạm. Trong 2 ngày 15 và 16.8, một tài xế xe tải "luồng xanh" đã chở 46 thi hài từ TP.HCM về Bến Tre để hỏa...