Những lán trọ sơ sài đến khó tin
Khu lán trọ sơ sài của hơn 20 học trò trường Tiểu học và THCS Thuần Mang (Bắc Kạn) nằm sau khu giảng dạy đã tồn tại từ 2004.
Dương Văn Tiến, học sinh lớp 6A, nhà ở bản Lũng Miệng cách trường hơn chục cây số trọ học trong căn lán do bố em dựng đã 6 năm. Tiến vừa được bố chở bằng xe máy lên khu trọ sau ngày nghỉ cuối tuần.
Phên nứa vốn đã không kín, sau thời gian sử dụng nhiều chỗ vênh váo hở hoác.
Nữ sinh lớp 8A, Vương Thị Nguyện, nhà ở bản xa Nà Coóc trọ học trong căn lán chừng 3 m2 cùng với em ruột và 2 em họ.
Em họ Nguyện, học sinh lớp 3 Vương Văn Vượng đến khu trọ 2 giờ đi bộ từ nhà ở bản Nà Coóc sau ngày nghỉ cuối tuần.
Video đang HOT
Chiếc giường xếp từ những thanh tre nứa là nơi ngủ nghỉ của 4 chị em họ. Vượng cho biết mùa đông các em thường trùm kín chăn ngủ để tránh gió lạnh thốc thẳng vào đỉnh đầu.
Chiếc giường cũng là góc học tập của 4 chị em Nguyện.
Chiếc ghế cũng được dùng làm bàn học.
Nhà ở bản Khuổi Lầy cách khá xa trường nên Hoàng Văn Thành, học sinh lớp 4A cùng trọ học tại khu lán nứa. Mỗi tuần Thành được bố mẹ chuẩn bị cho một túi nilon gạo.
Cũng như những học sinh người H’ Mông trọ học tại Thuần Mang, Thành phải tự nấu nướng.
Khu lán trọ không có nước nên các học sinh thường phải đi xin nước ở khu tập thể của giáo viên trong trường.
Điện không có, ánh sáng rất yếu của đèn pin là nguồn sáng duy nhất của các em vào buổi tối.
Sắp gió mùa đông bắc, Hoàng Văn Thành đan lại những khoảng hở quá lớn trên phên nứa của lán trọ để bớt đi những cơn gió rét cắt da cắt thịt của vùng cao.
Theo Lê Anh Dũng/Báo Vietnamnet
HS tiểu học góp 2 tỷ đồng xây thư viện cho trẻ vùng cao
Bên cạnh đó, 700 suất học bổng trị giá 500.000 đồng đã được trao cho các học sinh nghèo vượt khó thuộc 70 trường tiểu học trên toàn quốc.
Xây thư viện và trao tặng học bổng cho trẻ em vùng cao đã trở thành hoạt động xã hội thường nên mà ban tổ chức cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ xây dựng và tổ chức.
Cuộc thi không chỉ dừng lại ở vai trò một sân chơi sáng tạo bổ ích cho trẻ em, mà còn có nhiều hoạt động mang ý nghĩa nhân văn tích cực.
Cuộc thi do Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT).
Với mỗi bức tranh hợp lệ tham dự cuộc thi, ban tổ chức cam kết đóng góp 10.000 đồng xây dựng quỹ từ thiện triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa như trao tặng xe lăn, tài trợ phẫu thuật mắt, tặng bộ dụng cụ phẫu thuật tim, trao học bổng cho học sinh nghèo và gần đây nhất là trao tặng thư viện cho các trường tiểu học của các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2014, với con số 215.314 bài dự thi hợp lệ, các em nhỏ đã gián tiếp quyên góp 2.153.140.000 đồng dành cho các hoạt động trao tặng 700 suất học bổng học bổng (mỗi suất trị giá 500.000 đồng) cho 70 trường tiểu học trên cả nước và xây dựng 10 thư viện chuẩn quốc gia tại 5 tỉnh Sơn La, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắk Nông, Trà Vinh.
Mỗi thư viện sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị đồng bộ và đảm bảo chất lượng, bao gồm: bàn ghế học sinh, bàn ghế máy tính bàn, bàn ghế thủ thư, tivi và đầu đĩa DVD, máy tính bàn, kệ sách, cùng khoảng 2.300 đầu sách. Trị giá mỗi thư viện lên đến 180 triệu đồng.
Vượt qua hơn 400.000 ý tưởng trên khắp cả nước, mô hình Mực cứu hộcủa Nông Bích Ngọc, Trần Bảo Ngọc (học sinh lớp 4, trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn) và tivi 4 mặt của Vũ Thủy Tiên (lớp 3B, trường tiểu học Lĩnh Nam, Hà Nội) đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi năm nay với giải thưởng trị giá 20 triệu đồng.
Theo Zing
Khổ như phụ huynh lớp 1 Bất chấp nỗ lực giảm tải của Bộ GD-ĐT, áp lực học tập vẫn đè nặng lên những đứa trẻ non nớt trong những "ngày đầu tiên đi học". Bộ GD-ĐT cấm ra bài tập cho học sinh (HS) tiểu học, cô giáo ra bài tập "trá hình" bằng các dạng bài "đọc trước", "xem lại"... Bộ thay chấm điểm bằng nhận xét,...