Những lần tlinh bị chỉ trích vì gợi dục
Ca khúc ‘ Fever’ của tlinh và Coldzy liên tục bị lên án vì có ca từ gợi dục, nhạy cảm nhưng không dán nhãn 18 .
Trong ca khúc này, 2 nghệ sĩ Gen Z sử dụng nhiều ca từ phản cảm, mô tả chuyện quan hệ tình dục một cách trần trụi như: “Kéo rèm lại gần sát bên em/Đoán xem lần này ai sẽ làm ướt đệm?”, “Khóa phòng rồi khóa môi em/ Nóng lòng được mở khóa bên trong”, “Áo 2 dây buông lên sofa, nàng vội lại gần sát thêm/ Để đôi môi không còn khô/Toàn thân ta tăng nhiệt độ /Ướt át lúc đi vô”…
Theo Tiền Phong, nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang nhận xét Fever là ca khúc tối nghĩa, dung tục về ngôn ngữ, là những câu từ mô tả sex một cách thô bạo, đúng theo nghĩa đen, giai điệu nhàm chán, không có độ căng, giọng ca thể hiện rít âm, không rõ ràng, khán giả nghe sản phẩm này phải đồng thời đọc phần Việt sub mới biết ca khúc đang thể hiện nội dung gì.
tlinh lại gây tranh cãi vì ca khúc ‘Fever’
“Thậm chí khi chúng ta bàn về ngôn từ sex trong âm nhạc, thì ngôn từ ấy cũng phải được thể hiện một cách nghệ thuật khiến người nghe không có cảm giác sốc hay mang nặng tâm tưởng về lối sống hoang dại, nhục dục. Fever, xét ở khía cạnh nào đó, không quá lời khi xem sản phẩm này là một dạng truyền bá ‘văn hoá phẩm đen’, cần nghiêm cấm phát hành” – nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Hương Giang cho hay.
Công chúng hiện đã ngán ngẩm khi tlinh liên tục dính phải những ồn ào về chuyện nhạy cảm tương tự. Năm ngoái, ca khúc Ghệ Iu Dấu Của Em Ơi cũng bị đánh giá có lời lẽ sáo rỗng, hình ảnh phản cảm. Thậm chí, bản tin Thời sự Hà Nội còn nhắc đến ca khúc này với tiêu đề “Âm nhạc rác trên mạng xã hội”.
Trong MV, nữ ca sĩ sử dụng quần áo chất liệu ren, bèo nhún, vải bóng, nhiều cảnh cô mặc đồ mỏng tang, xuyên thấu.
Trước đó, ca khúc Strip ‘em Down của tlinh cũng khiến khán giả ngao ngán với hình ảnh ướt át. Ngay từ cái tên, sản phẩm này đã là một từ lóng trong tiếng anh để chỉ đến những hành động gần gũi và thân mật.
Hay trong sản phẩm âm nhạc Không Cần Phải Nói Nhiều kết hợp cùng Hoàng Tôn, tlinh cũng đã vấp phải không ít những bình luận cho rằng cô đang quá cởi mở trong việc “tình dục hóa” sản phẩm âm nhạc này.
Không nhiều người nghĩ, một món đồ như “ghế tình yêu” lại được mang vào một sản phẩm âm nhạc. Chưa biết dụng ý của đạo diễn Khánh Nguyễn cho những hình ảnh này là gì, nhưng khán giả dễ dàng thấy được sự phản cảm.
Cách tlinh đặt để những cảnh nóng “bỏng mắt” như trong Strip’ em Down với chiếc “ghế tình yêu” hay những bộ váy “kiệm vải” trong Ghệ Iu Dấu Của Em Ơi dường như mang đến những trải nghiệm không mấy tốt đẹp với đa số khán giả.
Dù đã có những đơn vị thân thiết giải thích về sự bộc trực trong âm nhạc của nữ rapper sinh năm 2000, những hình ảnh cô mang vào MV vẫn khiến không ít khán giả lắc đầu ngao ngán.
Cùng với đó, thay vì những câu từ sắc sảo, in sâu vào tâm trí khán giả như ở Rap Việt, tlinh ngày càng “đánh đố” người nghe với cách hát lướt chữ, dính chữ và không truyền tải được bất kỳ thông điệp rõ ràng nào.
tlinh nhiều lần bị chỉ trích vì gợi dục
Khán giả lên án gay gắt với ca khúc 'Fever'
Khán giả lên án ca khúc 'Fever' của 2 rapper tlinh và Coldzy có ca từ nhạy cảm nhưng không gắn nhãn cảnh báo, phân loại độ tuổi.
Phát hành hôm 4/6 trong album Medicine của Coldzy, ca khúc Fever hiện đạt gần 500.000 lượt xem, giữ vị trí 20 trong danh sách âm nhạc thịnh hành của YouTube Việt Nam.
Rapper Coldzy cho biết ca khúc được anh lấy cảm hứng sáng tác từ những trận sốt, truyền tải về tình yêu cháy bỏng, nồng nàn. Mặc dù tác giả cho rằng bài hát đơn thuần là một sản phẩm ca ngợi tình yêu nhưng dân mạng vẫn có những ý kiến trái chiều.
Nhiều khán giả giật mình khi phần lyrics (ca từ) của sản phẩm Fever có nhiều nội dung gợi dục như: "Áo 2 dây buông lên sofa / Nàng vội lại gần sát thêm", "Em nói em high, nằm lên giường cho chân vác lên vai", "Kéo rèm lại sát bên em / đoán xem lần này ai sẽ làm ướt đệm / Khóa phòng rồi khóa môi em / nóng lòng được mở khóa bên trong", "Mai chân em không thể bước / xóa hết mọi bức tường khoảng cách chỉ có làn da này thân mật".
Trên mạng xã hội, khán giả để lại nhiều bình luận chỉ trích 2 rapper, cho rằng ca khúc có nội dung "người lớn" nhưng video ca khúc trên kênh YouTube của Coldzy lại không gắn nhãn 18 . Trên TikTok, đoạn cắt phần hát của tlinh trong Fever cũng đang được lan truyền chóng mặt.
Nhiều người lo ngại rằng bài hát phát hành rộng rãi trên mạng xã hội nhưng không đi kèm lời cảnh báo về ca từ nhạy cảm có thể ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em, người chưa đủ tuổi trưởng thành.
Đặc biệt, Coldzy và tlinh đều là những ca sĩ được gen Z, giới học sinh yêu thích. Việc 2 rapper thể hiện ca khúc có ca từ nhạy cảm, gợi dục khiến họ bị chỉ trích vì không nhận thức được những nguy cơ có thể tác động đến lứa khán giả nhỏ tuổi.
Giọng ca Nếu lúc đó có thể dễ dàng giải quyết vấn đề bằng việc dán nhãn 18 cho sản phẩm nếu có nội dung, hình ảnh nhạy cảm, đồng thời cảnh báo khán giả ngay từ khi video bắt đầu. Song, cho đến Fever, tlinh lại thoải mái đưa thứ âm nhạc tranh cãi đến mọi đối tượng khán giả trên YouTube.
Khán giả cũng nhận xét giới ca sĩ, rapper trẻ hiện nay dù tư tưởng phóng khoáng, âm nhạc hiện đại, học hỏi phong cách Âu Mỹ ra sao thì cũng cần có giới hạn, tuân thủ thuần phong mỹ tục.
Với giới rapper, khi hoạt động trong làng underground (nhạc ngầm), họ có thể thoải mái thể hiện cá tính, quan điểm, nhưng khi đã phát hành nhạc mainstream (nhạc đại chúng) thì không thể tùy ý "hát gì cũng được". Thậm chí, không ít ý kiến thẳng thắn gọi đây là "nhạc rác".
Ngoài ra, dân mạng cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan quản lý có hình thức xử lý nghiêm với những sản phẩm âm nhạc không phù hợp.
Mỹ nam phim chiếu mạng bất ngờ trở thành rapper Trước khi lấn sân làm ca sĩ, QLIN có 7 năm đóng phim web-drama, điện ảnh... MV "Né Trap" - QLIN. "Né Trap" là MV đầu tay của QLIN vừa phát hành trên YouTube. Từ "Trap" có nghĩa đen là bẫy hoặc sự lừa lọc có chủ ý, thường xảy ra trong cuộc sống và chuyện tình cảm. Thông qua "Né Trap", QLIN...