Những lần “nhảy cóc” của chàng trai bỏ học tiến sĩ để học… nấu ăn
Từ lớp 10 “nhảy” lên lớp 12, từ học Y dược “quay ngoắt” sang học nghề đầu bếp, bỏ làm tiến sĩ để được nấu ăn…, đó là những dấu ấn “gây sốc” của chàng bếp trưởng Nguyễn Minh Dũng.
Mới đây, đầu bếp Nguyễn Minh Dũng ( Daniel Nguyễn), bếp trưởng tại một khách sạn 5 sao có tiếng ở THCM được Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán New Zealand vinh danh. Anh là một trong sáu gương mặt nhận giải thưởng New Zealand Outstanding Alumni Award 2020 tôn vinh các thành tựu nổi bật và các nỗ lực bền bỉ của cựu du học sinh New Zealand.
Từ một du học sinh, theo học ngành Y dược, Nguyễn Minh Dũng từng gây sốc cho cả gia đình khi “quay ngoắt” đi học… nấu ăn.
Bà Wendy Matthews, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam vinh danh đầu bếp Nguyễn Minh Dũng
Những lần “nhảy cóc”
Nguyễn Minh Dũng sang New Zealand du học khi vừa kết thúc lớp 10 tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM. Bắt đầu vào lớp 11, thấy chương trình học… dễ quá, Dũng lên gặp nhà trường đề nghị được lên thẳng lớp 12. Sau khi cam kết “tự chịu trách nhiệm”, Dũng được chấp nhận vượt lớp, có kết quả học tập xuất sắc.
Nguyễn Minh Dũng khi nhận bằng tốt nghiệp
Hết phổ thông, Dũng theo học kinh doanh như mong muốn của gia đình. Còn bản thân anh vẫn thích ngành Y, đối với việc nấu ăn, lúc đó đơn giản anh chỉ xem là đam mê cá nhân, không liên quan đến sự nghiệp.
Sau khi hoàn thành chứng chỉ kinh doanh, Dũng nộp đơn và được nhận vào học Y ở Đại học Auckland với tiêu chuẩn đầu vào rất khắt khe. Trước ngày nhập học, anh tình cờ đi ngang một trường học dạy nấu ăn.
Lúc đó, anh trố mắt: “Ồ, hóa ra nấu ăn cũng là ngành nghề được đào tạo nghiêm túc và bài bản như vậy”. Lúc đó, với anh, đam mê từ lâu của mình như được mở đường, dẫn lối.
Video đang HOT
Anh tìm hiểu và quyết định lần nữa “nhảy cóc” từ học Y sang học… nấu ăn. Gia đình ở nhà lúc đó thật sự bị “sốc”, tạo sức ép vì không thể chấp nhận con mình ra nước ngoài du học mà lại đi nấu ăn, làm đầu bếp thì uổng quá.
Đầu bếp Nguyễn Minh Dũng từ chối bảo vệ luận án tiến sĩ để thỏa sức với đam mê nấu ăn (Ảnh nhân vật cung cấp)
Với quan điểm, mình cần thuyết phục gia đình chứ không phải mình ép bố mẹ phải nương theo mình. Dũng vừa học nấu ăn vừa đi làm thêm ở nhà hàng, tiệm bánh để trang trải cho việc học và có thêm trải nghiệm thực tế. Lúc này, anh cũng học song song hai ngành là cử nhân Kế toán và Quản trị Nhà hàng-Khách sạn tại Đại học Waikato.
Bỏ làm tiến sĩ, để được tự do với… bếp
Sau 3 năm học tại Đại học Waikato, anh Nguyễn Minh Dũng được chọn làm trợ giảng và đặc cách làm nghiên cứu sinh. Khi luận án tiến sĩ đã viết xong, anh Dũng lại một lần nữa gây choáng váng khi quyết định dừng lại, không bảo vệ.
Anh xác định, nếu mình có học vị tiến sĩ, mình có thể đi dạy, làm nghiên cứu. Anh còn muốn vùng vẫy thật nhiều, muốn được lăn xả với thực tế, với cuộc đời, với… cái bếp.
Sau 17 năm học tập và làm việc tại New Zealand, cách đây 3 năm, anh Nguyễn Minh Dũng quyết định về Việt Nam lập nghiệp với nhiều hoài bão. Trước hết, anh thấy nghề đầu bếp là một nghề rất tiềm năng ở Việt Nam.
Anh Nguyễn Minh Dũng (ngoài cùng bên trái) đại diện Việt Nam tham dự nhiều cuộc thi ẩm thực quốc tế. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Với khả năng và trải nghiệm của mình, anh tự tin tạo ra những món ăn ngon và quản lý nguồn chi phí, mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp nơi anh làm việc.
Đồng thời, tư vấn giúp các doanh nghiệp thiết lập hệ thống nhà hàng phù hợp, thu hút thực khách đam mê ẩm thực trong nước và trên thế giới.
Vừa trở về Việt Nam, anh đã gặt hái thành công với vị trí Quán quân Cuộc thi Ẩm thực Bocuse D’Or Việt Nam 2018 và đại diện Việt Nam dự thi cấp thế giới.
Ngoài ra, anh cũng là đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Ẩm thực Quốc tế International Catering Cup tại Pháp năm 2019. Theo kế hoạch, năm 2021, anh sẽ tiếp tục tham dự cuộc thi này.
Với hành trình và lựa chọn của mình, anh Dũng hy vọng ngành đầu bếp sẽ được đánh giá, đào tạo nghiêm túc tại Việt Nam.
Với anh Dũng, chỉ khi bước theo đam mê nghề nghiệp, cuộc đời mới có thể đưa chúng ta đến với sự bay bổng, thăng hoa…
Hay nhưng vẫn còn gặp khó!
Cùng lúc học chương trình phổ thông và học nghề ở hệ giáo dục thường xuyên giúp học viên có cơ hội nhận bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp chuyên nghiệp.
Ngay sau khi tốt nghiệp, người học có thể tham gia thị trường lao động, không phải thêm thời gian học nghề. Đây là hướng đi tất yếu trong công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp phổ thông, nhưng vẫn còn không ít khó khăn cần được sự quan tâm của gia đình, xã hội để đạt hiệu quả cao hơn.
Một buổi thực hành phục vụ ăn uống phong cách châu Âu của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ.
Hợp tác cùng có lợi
Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) quận Ninh Kiều có thêm chức năng Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) vào tháng 5-2017. Trong năm đầu thực hiện nhiệm vụ này, trung tâm chỉ tiếp cận, cũng như làm hồ sơ để xin mở các lớp nghề sơ cấp. ến nay, trung tâm đã mở dạy 5 nghề: Nấu ăn, Pha chế, Trang điểm, Tin học, iện dân dụng. Từ năm 2018, Trung tâm GDNN - GDTX quận Ninh Kiều liên kết với một số trường cao đẳng ở Cần Thơ để dạy các lớp trình độ trung cấp nghề, trong đó có Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ (năm 2019).
Cô Nguyễn Ngọc Lan, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX quận Ninh Kiều, cho biết: "Trung tâm đẩy mạnh việc liên kết với các cơ sở GDNN xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh. Ở đây, các em học chủ yếu 7 môn chính, nên có đủ thời gian học nghề. Việc liên kết này còn góp phần thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS".
Theo cô Lan, phần lớn học viên tại trung tâm có hoàn cảnh khó khăn, nên sau khi học xong các lớp liên kết, có thể tham gia thị trường lao động ngay, thay vì phải dành thêm thời gian học nghề. Người học thêm điều kiện để có thu nhập lo cho bản thân, gia đình; cũng có thể học liên thông bậc học cao hơn nếu có điều kiện.
Cô Lan chia sẻ: "Theo cơ chế phối hợp, trung tâm và các trường cao đẳng trên địa bàn hỗ trợ hoàn toàn kinh phí giảng dạy. Trung tâm hỗ trợ cơ sở vật chất giảng dạy, tư vấn tuyển sinh cho học sinh lựa chọn ngành nghề hợp sở thích, giúp các em theo học suốt khóa học".
Có thể nói, việc liên kết đào tạo giữa Trung tâm GDNN-GDTX với các cơ sở GDNN còn giúp các trường nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh; nhất là tuyển sinh các ngành trình độ trung cấp. Tại Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ, bên cạnh tuyển sinh các lớp chính quy tại cơ sở trường, lãnh đạo đơn vị còn đẩy mạnh liên kết với các Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX của TP Cần Thơ và các tỉnh BSCL.
Theo đánh giá của lãnh đạo nhà trường, việc liên kết đào tạo rất thiết thực, đạt hiệu quả; giúp học sinh có nhiều cơ hội học tập, lập thân lập nghiệp sau tốt nghiệp phổ thông. Bởi các em tốt nghiệp THCS chỉ cần 2,5 năm để học chuyên môn và học chương trình THPT; sau khi tốt nghiệp, có thể học liên thông ngay lên cao đẳng, đại học.
Thực hiện công tác tuyển sinh năm 2020 đến thời điểm này, Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ đã tuyển được gần 200% chỉ tiêu cho các ngành trình độ cao đẳng, nhưng trình độ trung cấp chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
Cô Nguyễn Minh Thơ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ, cho biết: "Trường đang tăng cường phối hợp với Trung tâm GDTX để tuyển các em tốt nghiệp THCS vào các ngành trình độ trung cấp. Các em thuộc đối tượng này được miễn 100% học phí. Qua thống kê của trường, tất cả các em đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp".
Vẫn còn khó khăn
Sau thời gian liên kết đào tạo giữa Trung tâm GDNN-GDTX quận Ninh Kiều với Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ, cô Nguyễn Ngọc Lan, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX quận Ninh Kiều, cho hay khó khăn nhất hiện nay là phần lớn học viên có học lực trung bình, trong khi kiến thức trung cấp yêu cầu chuyên môn sâu, nên học viên khó theo kịp bài học. Mặt khác, do hoàn cảnh khó khăn, nhiều học viên phải vừa làm vừa học nên gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong duy trì việc học đến khi tốt nghiệp.
Cô Lan nói thêm: "Ban giám đốc và các giáo viên ở trung tâm luôn động viên các em cố gắng vượt khó. Trung tâm luôn tạo mọi điều kiện để duy trì lớp học, cố gắng đạt tỷ lệ tốt nghiệp 50%". Theo thống kê, Trung tâm GDNN - GDTX quận Ninh Kiều tuyển được hơn 40 học viên năm 2019, nhưng nay chỉ còn 15 người học. Năm 2020, Trung tâm liên kết với Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ tuyển được 57 hồ sơ và cố gắng duy trì 50% tổng số học viên là đạt yêu cầu.
Qua ghi nhận thực tế ở các đơn vị, những học sinh hoàn thành tốt nghiệp THCS chỉ khoảng 14, 15 tuổi, nên không phải ai cũng có thể định hướng rõ nghề nghiệp, mà rất cần sự ủng hộ từ phía gia đình.
Trong khi đó, một số phụ huynh vẫn còn tâm lý con còn nhỏ nên thường chọn học ở các trường phổ thông tư thục hoặc học xong bậc THPT, rồi hướng đến học đại học hoặc GDNN. Theo lãnh đạo Trung tâm GDNN - GDTX quận Ninh Kiều, so với học sinh THPT, phụ huynh học viên ở trung tâm có quan tâm nhưng vẫn chưa sâu sát. Người học có hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thêm nên có những hạn chế nhất định.
"Người học vừa học nghề, vừa học văn hóa, còn học quân sự, nên đòi hỏi có ý chí nỗ lực học tập, mới thành công", cô Lan nói. Hiện trung tâm đã có nhiều học viên trúng tuyển vào Trường ại học Cần Thơ hay học các ngành trình độ cao đẳng hoặc có việc làm ổn định sau tốt nghiệp.
Trẻ thích thú vào bếp trong Ngày hội dinh dưỡng 'Con được làm đầu bếp, được bán rau. Chiều nay về nhà, con sẽ được ăn món rau sạch tại trường con làm. Con rất thích', bé Ái Nhi thích thú. Học sinh lớp lá 1 Trường mầm non Bé Ngoan (Q.1, TP.HCM) thích thú vào bếp trong Ngày hội dinh dưỡng - Ảnh: THẢO THƯƠNG Ngày 16-10, Trường mầm non Bé Ngoan...