Những “lần đầu tiên” của thị trường ô tô Việt trong năm 2020
Chính phủ giảm lệ phí trước bạ, ô tô thương hiệu Việt lọt top bán chạy, cả năm không có triển lãm xe nào được tổ chức, hay chiếc ô tô điện đầu tiên của người Việt được chạy thử nghiệm là những nét chấm phá thú vị trên thị trường ô tô năm qua.
Covid-19 khiến mọi thứ đảo lộn, tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các ngành nghề kinh tế, các doanh nghiệp đều phải có những thay đổi để thích nghi với tình hình mới, trong đó công nghiệp ô tô là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề. Cũng vì lẽ đó, năm 2020 chứng kiến nhiều sự kiện lần đầu tiên diễn ra tại thị trường ô tô Việt Nam.
Chính phủ giảm lệ phí trước bạ
Covid-19 phủ bóng đen lên toàn nền kinh tế nói chung và ngành ô tô nói riêng trong 6 tháng đầu năm. Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số thị trường ô tô trong nước nửa đầu năm giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhằm vực dậy thị trường, kích cầu tiêu dùng và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/N-CP về việc giảm 50% lệ phí trước bạ lần đầu đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cho đến hết 2020.
Trong nhiều năm qua, đây là lần đầu tiên người mua nhận được mức ưu đãi như vậy đối với xe lắp ráp, sản xuất trong nước. Chính sách này ngay lập tức phát huy tác dụng, đặc biệt là vào những tháng cuối năm. Nhờ được giảm trước bạ, người dùng tiết kiệm từ vài chục đến cả trăm triệu đồng khi mua ô tô, thúc đẩy doanh số bán của nhiều hãng xe tăng lên, đặc biệt là các thương hiệu lắp ráp, sản xuất trong nước như Hyundai, Toyota, VinFast…
Bên cạnh ưu đãi từ Chính phủ, một số thương hiệu cũng hưởng ứng bằng cách tung ra các chính sách hỗ trợ thêm cho khách hàng, tiêu biểu như VinFast áp dụng chính sách “Trước bạ 0 đồng” từ đầu tháng 6/2020, tặng nốt 50% lệ phí trước bạ còn lại. Một số mẫu xe nhập khẩu cũng áp dụng chương trình tặng 50% lệ phí trước bạ để tăng sức cạnh tranh. Theo thống kê của VAMA, từ tháng 7, doanh số toàn thị trường đã có sự tăng trưởng đều, tháng sau cao hơn tháng trước, một phần nhờ các chính sách ưu đãi từ cả Chính phủ và các hãng xe.
Ô tô Việt vào top bán chạy nhất
Năm 2020, thị trường ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng của VinFast. Đây là năm đầu tiên thương hiệu ô tô Việt tham gia trọn vẹn từ đầu đến cuối, cũng là năm đầu tiên VinFast công bố kết quả bán hàng hàng tháng. Theo đó, kể từ tháng 5, tháng nào thương hiệu Việt cũng có tên trong danh sách 10 xe bán chạy nhất thị trường và dẫn đầu các phân khúc.
Video đang HOT
Nằm ở nhóm hatchback hạng A với nhiều đối thủ cạnh tranh từ các hãng xe lâu năm, VinFast Fadil đã nổi lên như một hiện tượng khi soán ngôi Hyundai Grand i10 để vững vàng ở vị trí bán chạy nhất phân khúc trong nhiều tháng liên tiếp. Đây cũng là nhóm xe có doanh số tốt nhất thị trường.
Trong khi đó, hai mẫu Lux A2.0 và Lux SA2.0 dù nằm ở phân khúc sedan và SUV cao cấp hạng E nhưng cũng có một số tháng được xướng tên trong top 10 xe bán chạy toàn thị trường. Nếu xét trong từng phân khúc, hai mẫu xe sang của VinFast đều không có đối thủ.
Theo nhận định của các chuyên gia, những chính sách bán hàng và hậu mãi thiết thực, mang lại quyền lợi lớn cho người tiêu dùng, cùng chất lượng sản phẩm ngày càng được khẳng định đã giúp thương hiệu này đạt doanh số hơn 30.000 xe chỉ sau 18 tháng bán ra thị trường. Đây là con số mơ ước với nhiều hãng xe góp mặt trên thị trường lâu năm.
Không có triển lãm xe, ra mắt ô tô trực tuyến
Lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu được tổ chức, triển lãm ô tô Việt Nam đã phải thông báo hủy do ảnh hưởng của Covid-19. Người yêu xe mất đi một sự kiện nổi bật, nơi có thể tận mắt chiêm ngưỡng, tìm hiểu thông tin về những mẫu xe đình đám của tất cả các thương hiệu lớn, trong khi các hãng xe thì mất đi cơ hội quảng bá sản phẩm mới và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
Không chỉ có vậy, các sự kiện ra mắt sản phẩm thông thường của các hãng xe cũng bị ảnh hưởng. Nửa đầu năm gần như không có mẫu xe mới nào ra mắt, trong khi ở 6 tháng cuối năm, chưa khi nào thị trường chứng kiến nhiều sự kiện giới thiệu xe online đến vậy. Covid-19 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch và việc tổ chức các sự kiện trực tuyến là một trong nhiều cách thích nghi được các thương hiệu ô tô sử dụng trong năm vừa qua.
Ô tô thuần điện đầu tiên của người Việt chạy thử nghiệm
Tháng 5/2020, khi toàn thị trường vẫn đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, các hãng xe còn đang loay hoay tìm cách thích nghi với “trạng thái bình thường mới”, thì hãng xe Việt VinFast bất ngờ gây chú ý khi chạy thử mẫu ô tô thuần điện đầu tiên. Sự kiện này không chỉ thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu xe Việt Nam mà còn gây ấn tượng mạnh với truyền thông quốc tế.
Thương hiệu ô tô Việt Nam dù mới ra đời chưa lâu nhưng đã cho thấy sự nhanh nhạy, bắt nhịp những xu hướng mới nhất của thế giới. Theo kế hoạch, VinFast sẽ thử nghiệm xe điện tại nhiều quốc gia trước khi sản xuất hàng loạt. Hãng xe Việt cũng cho biết ô tô điện là dòng sản phẩm chủ lực của hãng trong chiến lược tiến ra thế giới, trong đó thị trường trọng điểm là Mỹ.
Với việc thành lập Viện Công nghệ ô tô 2, tuyển dụng các kỹ sư của GM Holden, mở văn phòng tại Australia và mua đường thử xe hiện đại hàng đầu thế giới Lang Lang (bang Victoria, Australia), VinFast đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thương hiệu ô tô toàn cầu. Năng lực sản xuất của hãng xe Việt cũng đã được khẳng định mạnh mẽ trong năm qua với việc tung ra thị trường mẫu SUV đầu bảng VinFast President với số lượng sản xuất giới hạn 500 xe.
Các loại thuế phí ô tô thay đổi thế nào trong năm 2021?
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là bước sang năm 2021, sẽ có nnhiều thay đổi trong chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước.
Xe nguồn gốc từ châu Âu được giảm thuế nhập khẩu vào Việt Nam
Theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), từ năm 2021, Việt Nam chính thức cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình 9 đến 10 năm.
Theo đó, sau khi có hiệu lực, EVFTA sẽ loại bỏ 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam, phần còn lại sẽ được loại bỏ dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU, EVFTA cũng sẽ loại bỏ 71% thuế suất kể từ ngày 1/8, phần còn lại sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 7 năm.
Trong đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với ô tô phân khối lớn (trên 3.000cc cho động cơ xăng và trên 2.500cc cho động cơ diesel) sau 9 năm EVFTA có hiệu lực, với các loại ô tô khác, thuế nhập khẩu về 0% sau 10 năm.
Đây được xem là cơ hội để người tiêu dùng trong nước mua được ô tô nhập khẩu từ thị trường châu Âu với giá và chi phí thấp hơn khá nhiều.
Ví dụ, ô tô nhập khẩu từ châu Âu hiện nay đang chịu mức thuế suất 70% và lộ trình cắt giảm trong 10 năm thì mỗi năm sẽ cắt giảm trung bình khoảng 7% và tiến tới sau 10 năm sẽ cắt giảm về 0%.
Xem xét gia hạn giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô lắp ráp trong nước
Tại công văn số 14246/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản xin ý kiến các bộ ngành về việc rà soát giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm gia hạn thêm 6 tháng đối với các khoản phí, lệ phí đã điều chỉnh giảm tại 21 thông tư ban hành trong năm 2020.
Trong đó có đề xuất tiếp tục giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước thêm 6 tháng, áp dụng đến hết ngày 30/6/2021.
Đồng thời, Bộ Tài Chính cũng đề xuất các bộ ngành đánh giá tình hình thực hiện, rà soát và đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (gồm cả các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2020) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính.
Đề xuất điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt
Tại Nghị quyết 115 của Chính phủ ban hành tháng 8/2020, Chính phủ giao Bộ Tài chính các phương án sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô để khuyến khích ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.
Trong Thông báo số 377/TB-VPCP tại cuộc họp về giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng cần điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô hay hình thành gói tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ.
Phó Thủ tướng cho biết việc điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng có thể tác động đến thu ngân sách trong ngắn hạn nhưng sẽ là động lực lớn để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, qua đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp và sản phẩm ô tô Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trước đó, cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ các phương án sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngành ô tô tại Việt Nam trong dài hạn để gia tăng lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị sửa đổi Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt theo hướng khuyến khích gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và giảm thuế đối với phần gia tăng trong nước.
Thị trường ô tô Việt năm 2020: Những cuộc soán ngôi ngoạn mục của xe nội Thiết kế đẹp cộng với được ưu đãi giảm lệ phí trước bạ, một số mẫu ô tô lắp ráp đã có một năm kinh doanh thành công. VinFast Lux A2.0 từ khi công bố doanh số hầu như tháng nào cũng bán nhỉnh hơn Toyota Camry VinFast Lux A2.0 Được xem là đối thủ của Toyota Camry, VinFast Lux A2.0 đã có...