Những ‘lá chắn thép’ ở nơi không có khái niệm Tết
Trong khu điều trị COVID-19, khi bệnh nhân tranh thủ liên lạc với người thân để chuẩn bị đón Tết qua smartphone từ buồng bệnh thì các y bác sĩ vẫn tất bật với sứ mệnh của riêng mình.
Tết ở nơi điều trị F0 nặng, nguy kịch
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ( xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) những ngày cuối năm khá vắng vẻ. Khu vực sảnh đón tiếp bệnh nhân không một bóng người. Các dây barie phân lối đi trong khu vực phân loại, sàng lọc bệnh nhân mang bệnh thông thường vẫn không chút xê dịch.
Vừa kết thúc ca làm việc buổi sáng, chị Đặng Thị Thanh – cán bộ Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện tranh thủ giờ nghỉ trưa tìm kiếm lọ hoa để cắm và đặt cành đào ở quầy ghi thông bên ngoài sảnh chính bệnh viện.
Chị Đặng Thị Thanh tranh thủ đặt cành đào ở quầy ghi thông bên ngoài sảnh chính. Ảnh: Bảo Loan
Vừa nhanh tay dỡ bỏ dây chằng trên cành đào, chị Thanh nhanh nhảu: “Đào được tặng đó, người nhà bệnh nhân mang đến tận cổng. Anh chị em bác sĩ bận túi bụi, thời gian đâu mà nghĩ đến Tết nữa hả em”.
Sở dĩ các y, bác sĩ bận túi bụi là bởi dù sắp Tết Nguyên đán nhưng hơn 500 giường bệnh tại đây luôn kín. Không khí Tết đã bao phủ khắp các nẻo đường Tổ quốc thì bên trong Khoa Cấp cứu, Khoa Hồi sức tích cực luôn giữ một không khí duy nhất: Đó là sự khẩn trương, hối hả.
Một góc Phòng Hồi sức 3, Khu Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch. Khoa này hiện đang có hơn 40 ca nặng, thở máy, trong đó có 6 ca đặt ECMO. Ảnh: Bảo Loan
Những ngày cuối năm, các ca mắc COVID-19 chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, số ca phải chuyển điều trị lên tầng 2, 3 tăng, dẫn đến áp lực đè lên đôi vai các nhân viên y tế cũng nặng hơn.
Do đó, để đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc hơn 40 bệnh nhân COVID-19 nguy kịch thở máy, trong đó có 6 ca rất nặng phải can thiêp tim, phổi nhân tạo, 3 ca, 4 kíp trực của Khoa Hồi sức tích cực luôn phải căng mình.
Video đang HOT
Về lý thuyết, một bệnh nhân bình thường, nếu thở máy sẽ cần ít nhất 1 điều dưỡng chăm sóc. Một ca ECMO cần tới 3-5 người hỗ trợ. Một bác sĩ nếu chỉ phụ trách 2-3 ca ECMO chắc chắn sẽ quay cuồng hết nguyên ca trực. Do đó, để đáp ứng lượng lớn bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực thường xuyên phải làm việc gấp đôi, thậm chí gấp 3 công suất. Không chỉ thế, cường độ làm việc trong ca trực điều trị COVID-19 cũng cao hơn rất nhiều so với các bệnh lý thông thường.
Những ngày cuối năm, các ca mắc COVID-19 chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, số ca phải chuyển điều trị lên tầng 2, 3 tăng, dẫn đến áp lực đè lên đôi vai các nhân viên y tế cũng nặng hơn. Ảnh: Bảo Loan
Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ThS.BS Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (HSTC) của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, do số ca mắc tại miền Bắc những ngày gần đây tăng rất nhiều nên luôn có số lượng lớn bệnh nhân lưu chuyển tại bệnh viện. Đặc biệt là bệnh nhân nặng, nên khoảng 2 tháng gần đây, số ca nặng trong khoa HSTC luôn cao nhất từ trước tới nay. Khoa phải triển khai, mở rộng quy mô đến 200% công suất giường so với kế hoạch.
Để đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn cũng như công tác điều trị bệnh nhân, Khoa cũng phải lên kế hoạch, chuẩn bị nhân sự.
Theo bác sĩ Khiêm, khoảng 2 tháng nay, số ca nặng trong khoa HSTC luôn cao nhất từ trước nới nay. Thực tế khoa cũng phải triển khai, mở rộng quy mô đến 200% công suất giường so với kế hoạch. Ảnh: Bảo Loan
“Cũng vì điều kiện bệnh nhân gia tăng nên rất khó để đảm bảo việc sắp xếp cho cán bộ y, bác sĩ có lịch nghỉ Tết, mà chỉ có một nhóm rất nhỏ, có thể có 1 kíp khoảng 10 người đã trực chiến trong bệnh viện trong khoảng thời gian 3 tháng trở lên có thể sẽ được đón Tết Nguyên đán cùng người thân”, ThS.BS Đồng Phú Khiêm chia sẻ.
ThS.BS Đồng Phú Khiêm cho biết: “Khoa cũng xác định và động viên anh em cố gắng, và cũng hy vọng trong thời gian tới, số lượng bệnh nhân giảm, điều kiện chống dịch sẽ khác, thì anh em sẽ đỡ vất vả hơn”.
Những “lá chắn thép” của nhân dân
Trao đổi với phóng viên, BSCKII. Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, là bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh nhân COVID-19, Bệnh viện phải chuyển đổi công năng 100% sang điều người bệnh COVID-19 với quy mô 500 giường. Hiện cả 500 giường thường xuyên kín bệnh nhân nên ngày thường cũng như ngày Tết, Bệnh viện phải duy trì đủ nhân lực cho 500 giường bệnh.
BSCKII. Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khẳng định: “Với bệnh viện này không có khái niệm Tết”. Ảnh: Bảo Loan
BS. Nguyễn Trung Cấp tâm sự: “Với bệnh viện này không có khái niệm Tết. Vì với 500 giường bệnh đang kín chỗ, Bệnh viện đã và đang thiếu nhân lực điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Trong khi đó, nhân lực cấp cứu thì không thể “xin” được, bởi phải đào tạo rất kỹ, rất chắc chắn về chuyên môn và hoàn toàn không sẵn có”.
BS. Nguyễn Trung Cấp bày tỏ: “Ngành y tế giống như lá chắn, chừng nào còn che chắn được cho nhân dân thì nhân dân còn lao động, sản xuất, có cuộc sống bình thường. Khi nào ngành y tế vượt quá khả năng của ngành thì lúc bấy giờ chúng ta mới phải thay đổi, phải siết chặt lại các quy định về cách ly, đến sản xuất, kinh doanh nên tôi mong muốn người dân duy trì một cuộc sống bình thường mới để làm sao mức độ dịch bệnh không vươt quá khả năng của ngành y tế, lúc đó mọi người mới có được cuộc sống bình thường”.
“Ngành y tế giống như lá chắn…”. Ảnh: Bảo Loan
“Tết đó nhưng thực sự quá tải rồi. Anh em bác sĩ cứ làm triền miên 6 – 8 tuần/ca trực. Trước kia, chưa có dịch, bác sĩ có thể được nghỉ thứ 7, Chủ nhật nhưng hai năm nay, chúng tôi chẳng biết đến Tết là gì chứ đừng nói tới cuối tuần”, BS. Nguyễn Trung Cấp chia sẻ.
Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khẳng định, từ khi Việt Nam có dịch COVID-19, khái niệm đón Tết cùng gia đình của các y, bác sĩ đã chuyển sang hình thức “online”.
Dẫu biết rằng, sức người có hạn và dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, nên ThS.BS Nguyễn Trung Cấp chỉ có một mong muốn duy nhất, là: “Anh chị em bác sĩ tiếp tục cố gắng vì sứ mệnh “lá chắn thép của nhân dân” và nhân dân, để ngày về của cán bộ y tế được ngắn lại, hãy tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19″.
Giáo viên mầm non trong khu công nghiệp lại thêm một lần lo lắng...
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các trường học tại Hà Nội, trong đó có trường mầm non tại khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh) tạm thời phải đóng cửa một lần nữa.
Các giáo viên mầm non lại thêm một lần nữa thấp thỏm, lo lắng khi đời sống, thu nhập của họ vốn bình thường đã khó khăn, nay, càng thêm khó khăn hơn.
Chị Trần Thị Vân Anh trông các cháu trong thời giam tạm thời nghỉ làm. Ảnh: NVCC
Chưa rõ tháng này liệu có lương không...
Sau dịp nghỉ lễ 30.4, chị Lê Thị Uyên - giáo viên trường Mầm non Ngôi Sao Nhỏ (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) - buồn bã khi nghe thông báo trường phải tạm thời đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19. Mặc dù rất lo lắng khi thêm một lần phải tạm nghỉ làm, nhưng chị bày tỏ đồng tình với biện pháp này, bởi lẽ, tình hình dịch diễn biến phức tạp, nếu vẫn để các cháu đến trường thì không đảm bảo an toàn cho các cháu và cộng đồng.
Lương của chị Uyên hiện chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng; chồng chị mở cửa hàng bán xe điện, thu nhập không ổn định. Thời gian này, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại xã Kim Chung, chị phải nghỉ ở nhà; còn cửa hàng rất vắng khách. "Hiện giờ trường mới nghỉ được 10 ngày, tôi chưa rõ là có lương tháng này hay không.
Nếu phải nghỉ cả tháng thì chắc chắn tôi sẽ không có lương, mà nếu như vậy, thì cuộc sống của cả gia đình sẽ thêm phần khó khăn"- chị Uyên chia sẻ. Chị Uyên cũng cho biết thêm, vào năm 2020, khi phải nghỉ làm 3 tháng vì dịch, chị đã làm hồ sơ theo hướng dẫn để được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhưng cho đến bây giờ, chị cũng như nhiều giáo viên mầm non khác vẫn chưa nhận được khoản tiền này.
Những ngày phải tạm nghỉ dạy, chị Uyên cũng muốn làm thêm một việc gì đó, nhưng do phải trông con nhỏ mới 10 tháng tuổi; hơn nữa, dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, nên chị không đi đâu, chủ yếu ở nhà để đảm bảo an toàn. "Thôi đành cố gắng thắt chặt chi tiêu, chờ thời gian khó khăn này trôi qua nhanh vậy. Mong dịch chóng qua để cuộc sống trở lại bình thường"- chị Uyên nói.
Ở nhà trông con
Giống như chị Uyên, chị Trần Thị Vân Anh - giáo viên trường Mầm non Sakura - Hoa Anh Đào cơ sở 2 (xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) - cũng đang phải nghỉ ở nhà thời gian này do trường tạm thời đóng cửa. Đã 9 năm làm việc tại trường, thu nhập của chị là 6 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm công nhân, thu nhập vào khoảng 8-9 triệu đồng/tháng. Vợ chồng chị đang ở cùng nhà với bố mẹ, không tốn tiền thuê trọ, nhưng do hai cháu còn nhỏ, phải chi tiêu nhiều, nên cuộc sống của gia đình khá khó khăn ngay cả trong thời điểm bình thường.
Chị Vân Anh có 2 cháu học lớp 4 và lớp 1. Tạm nghỉ dạy ở lớp, nhưng chị không thể sắp xếp thời gian làm thêm việc gì khác để kiếm thêm thu nhập, khi thời gian cả ngày đều dành để trông 2 con nhỏ. Cũng giống như chị Uyên, chị đoán tháng này sẽ không có thu nhập, "đành trông chờ vào chồng vậy"- chị nói.
Bà Phạm Thị Duyên - Hiệu trưởng trường Mầm non Sakura- Hoa Anh Đào - cho biết, trường có 3 cơ sở, với 32 giáo viên. Học sinh của trường hầu hết đều là con em công nhân. "Nếu tiếp tục phải tạm thời đóng cửa, trường không có nguồn thu, trong khi đó tiền thuê nhà cho 3 cơ sở là 100 triệu đồng vẫn phải trả hằng tháng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, trường sẽ phải chịu gánh nặng rất lớn, đời sống của các giáo viên cũng sẽ ảnh hưởng" - bà Phạm Thị Duyên chia sẻ.
Bà Duyên cho hay, trong thời gian tạm thời đóng cửa, trường vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho các giáo viên lâu năm; còn lương thì không có nguồn để trả. Theo bà Duyên, thu nhập của các giáo viên trong trường rơi vào khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Đa số họ đều muốn làm thêm, nhưng rất khó, nhất là khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
"Dù khó khăn nhưng các giáo viên đều đồng cảm, chia sẻ với trường khi trường phải trả tiền thuê mặt bằng cùng các chi phí khác. Họ đều mong sớm khống chế dịch để họ được tiếp tục công việc của mình, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống"- bà Duyên chia sẻ.
Huyện Đông Anh nói gì về việc phụ huynh tố cô giáo ép học thêm trực tuyến? Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đông Anh Dương Thị Sáu cho biết, từ đầu năm học đến nay, do học sinh phải tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19, trường Tiểu học và THCS xã Kim Nỗ đã triển khai dạy học trực tuyến theo đúng chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội Sau khi có thông tin về việc phụ huynh...