Những kỷ vật bình dị mang đậm “chất người Tôn Đức Thắng”
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân chính là chất người Tôn Đức Thắng – sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ… Từ thủơ thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử thách, ngày càng ngời lên vẻ đẹp đẽ và cao quý”.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 – 1980) sinh ra và lớn lên tại cù lao Ông Hổ – nay là xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Bác Tôn là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Từ 1955 – 1960, Bác Tôn là Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam – tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ. Ngày 22/9/1969 đến 2/7/1976, Bác Tôn giữ chức Chủ tịch nước, là vị Chủ tịch nước thứ hai, kế nhiệm Chủ tịch nước Hồ Chí Minh.
Có thể nói, cả cuộc đời Bác Tôn luôn phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nói về nhân cách của Bác Tôn, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng chia sẻ: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân chính là chất người Tôn Đức Thắng – sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người. Đó là chất Cách mạng tinh khiết không gì làm phai nhạt được, từ thủơ thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử thách, ngày càng ngời lên vẻ đẹp đẽ và cao quý”.
Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2018), những hình ảnh, vật dụng gần gũi gắn liền với cuộc đời bình dị của Bác Tôn đã được trưng bày giới thiệu tới nhân dân:
Gia đình chiến sĩ cách mạng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Bác Tôn có 15 năm bị lưu đày ở Côn Đảo
Cuộc sống khổ sai ở nhà tù Côn Đảo
Video đang HOT
Bộ quần áo giản dị của Bác Tôn
Đôi giày của Bác Tôn.
Chiếc cối xay tiêu của Bác Tôn mua tặng cho người vợ thân yêu khi Bác đi công tác ở Liên Xô
Chiếc ca nô Bác Tôn hay đi vẫn còn lưu giữ trong Khu lưu niệm Bác Tôn Đức Thắng – xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
Chiếc xe Bác Tôn dùng đi công tác
Chuyên cơ YAK-40 của hãng hàng không Việt Nam dùng chở Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn để chủ trì Đại lễ mừng chiến thắng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 15/5/1975.
Nguyễn Hành
Theo Danviet
Chuyện "hư hư thực thực " về ông Hổ ở xứ cù lao
Dù có địa danh hành chính là xã Mỹ Hòa Hưng,TP. Long Xuyên (An Giang), nhưng tên gọi Cù lao ông Hổ được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến nhiều hơn. Gắn liền với địa danh này là những câu chuyện xưa "hư hư thực thực" kể về nghĩa tình giữa người và hổ, được bà con địa phương lưu giữ và truyền miệng cho đến nay...
Theo nhiều bậc cao niên địa phương, thuở xưa, vùng đất này được phù sa bồi đắp, nổi lên giữa dòng sông Hậu, cây cối bén rễ rậm rạp, không người lui tới. Đến thời khai hoang, sau những người đi tiên phong, người dân bắt đầu đến đây dựng nhà, lập làng, làm ăn và sinh sống cho đến ngày nay.
Chuyện xưa, tích cũ
Gắn liền với địa danh ông Hổ có rất nhiều truyền thuyết để giải thích tên gọi này. một trong những truyền thuyết được người dân thống nhất cao là xưa kia có vợ, chồng ông lão chèo xuồng đi bắt cá, lượm củi thì thấy bám trên mảng lục bình trôi trên sông có 1 con vật giống như mèo. Nhưng khi đến gần, không phải mèo mà là 1 con hổ con vừa đói, vừa rét, thấy thương nên ông, bà đem về chăm sóc, nuôi dưỡng. Con hổ dần lớn lên trong tình thương đó nên rất hiền lành, không phá phách.
Chùa ông Hổ cổ xưa và mang giá trị tinh thần của người dân xứ cù lao
Thời gian sau, ông, bà tuổi cao sức yếu nên qua đời, lúc này người dân đến đây sinh sống nhiều nên hổ rút sâu vào rừng. Hàng năm, tới ngày giỗ của ân nhân, hổ đều mang về 1 con heo rừng hoặc nai rừng đặt bên mộ rồi đi. Dân làng thấy con vật sống có nghĩa nên đặt tên nơi đây là cù lao ông Hổ và lập miếu thờ...
Tuy nhiên, với bất kỳ truyền thuyết nào cũng có cái lý của nó, nhưng tựu chung vẫn muốn giải thích địa danh cũng như cốt cách của người dân xứ cù lao sống chân thành, tình nghĩa đã cảm hóa được loài mãnh thú hoang dã...
Vùng đất chan hòa
Giữa TP. Long Xuyên ồn ào, náo nhiệt, xã Mỹ Hòa Hưng được biết đến như một ngôi làng cổ xưa bởi giữ được nét quê đậm chất, có nhà cổ, cuộc sống thuần nông, bên cạnh đó điểm nhấn là những ngôi đình, chùa. Đặc biệt là Bửu Long Cổ tự mà người dân còn hay gọi với cái tên thân thuộc "Chùa ông Hổ".
Người ta bảo rằng, nghe danh cù lao ông Hổ, biết chuyện ông Hổ mà không biết chùa ông Hổ là coi như chưa đến An Giang. Chùa ông Hổ tuy diện tích nhỏ, nằm thu mình dưới tán những cây dầu cổ thụ, nhưng bản thân mang trong mình nét cổ xưa, mặc dù đôi chỗ đường nét chưa thật sắc sảo...
Đối với những người muốn tìm hiểu về văn hóa thì chùa ông Hổ sẽ là điểm dừng chân thú vị vì mọi thứ đều có giá trị: từ tượng thờ, không gian, tích xưa...Vì những nét mộc mạc đó mà người ta thấy mình như đang ở trong bối cảnh của thời trước với không gian mát mẻ, không khí trong lành, con người mộc mạc, tình nghĩa, làng quê yên bình.
Hàng năm, lễ giỗ ông Hổ được tổ chức vào ngày 28-10 (âm lịch) với sự tham gia rất đông của người dân địa phương cũng như du khách gần xa. Đây là dịp cầu mong mùa màng bội thu, dân làng khỏe mạnh, không xảy ra dịch bệnh...
Người dân phục dựng mộ ông Hổ
Đến cù lao ông Hổ, rất dễ bắt gặp cảnh du khách đạp xe lòng vòng, kể cả du khách nước ngoài. Họ rất ít khi đăng ký theo đoàn, phần lớn muốn tự mình trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống của người xứ cù lao với hương nồng phù sa quanh năm cho trái ngọt.
"Từ nhỏ tôi đã được ông, bà mình kể về sự tích ông Hổ ở xứ cù lao này. Đó có thể là câu chuyện "hư hư thực thực", nhưng mang trong mình biết bao giá trị nhân vân, dạy dỗ nghĩa tình cho biết bao thế hệ. Đến và gặp người dân nơi đây, bao ký ức thời thơ ấu cứ ùa về, chuyến đi của gia đình tôi lần này rất thú vị, tôi sẽ tiếp tục kể cho con, cháu mình nghe về sự tích ông Hổ..."- anh Trần Hoàng Hảo, người dân ở TP. Cần Thơ chia sẻ trong lần đến du lịch ở cù lao ông Hổ.
Đối với người dân địa phương, địa danh ông Hổ hay chùa ông Hổ tuy đơn giản nhưng mang biết bao giá trị tinh thần. "Tên gọi cù lao ông Hổ là niềm tự hào của người dân nơi đây, bà con hay nói với nhau đó là hổ nghĩa, hổ tình, không phải hổ dữ. Nó là minh chứng cho một vùng đất cù lao với con người sống hiền hòa, chân tình, chan chứa tình yêu thương"- ông Nguyễn Văn Tri, người dân ở cù lao ông Hổ tự hào.
Theo Ánh Nguyên (TTMT)
Chủ tịch nước: Chủ tịch Tôn Đức Thắng là đại thụ trong rừng cây đại đoàn kết dân tộc Trong bài diễn văn nhân Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu: "Đồng chí Tôn Đức Thắng là đại thụ trong rừng cây đại đoàn kết toàn dân tộc, tiêu biểu cho chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta". Sáng 20/8, tại xã...