Những kỳ thi đánh giá năng lực vào đại học năm có gì đặc biệt?
Kỳ tuyển sinh năm 2021, nhiều trường đại học lớn sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy, năng lực để làm căn cứ tuyển sinh “đầu vào”.
ĐH Bách khoa Hà Nội: Thi đánh giá tư duy tại 3 địa điểm
ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, kỳ tuyển sinh năm 2021, trường tiếp tục áp dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (dự kiến 30 – 40% tổng chỉ tiêu). Dự kiến kỳ thi đánh giá tư duy sẽ được tổ chức vào ngày 15/7. Kỳ thi được tổ chức sau thi tốt nghiệp THPT tại 3 địa điểm là Hà Nội (ĐH Bách khoa Hà Nội), Nghệ An (ĐH Vinh) và Hải Phòng (ĐH Hàng Hải). Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 10.000 – 12.000 thí sinh.
Điểm xét từng ngành, chương trình xác định theo điểm tổng của bài thi (thang điểm 30). Các tổ hợp xét tuyển tương ứng là BK1 (Toán – Đọc hiểu – Lý Hóa), BK2 (Toán – Đọc hiểu – Hóa Sinh) và BK3 (Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh). Thí sinh dự thi Bài thi tổ hợp trong 180 phút, gồm 2 phần: Phần bắt buộc, gồm Toán ( trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 120 phút. Phần tự chọn (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 60 phút, chọn 1 trong 3 phần.
Nội dung bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo. Phần Toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận. Phần Đọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ sẽ đánh giá kỹ năng đọc nhanh và hiểu đúng, năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.
ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2021. Ảnh minh họa: TL
ĐH Quốc gia Hà Nội: Thi đánh giá năng lực quy mô lớn
Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 11.250 chỉ tiêu, với 132 ngành/chương trình đào tạo. Năm 2021 sẽ tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) học sinh THPT với nhiều cải tiến mới. Quy mô năm nay dự kiến khoảng 10.000 thí sinh đăng ký dự thi. Cấu trúc, bài thi gồm 3 hợp phần: Phần 1: Tư duy định lượng gồm 50 câu hỏi thực hiện trong 75 phút; Phần 2: Tư duy định tính có 50 câu hỏi, 60 phút; Phần 3: Khoa học gồm 50 câu hỏi, 60 phút.
Thí sinh làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính, với tổng thời gian là 195 phút, tổng điểm bài thi là 150 điểm. Thí sinh được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân, được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày dự thi.
Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đã mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt 1, đợt 2, đợt 3 từ ngày 01/4 đến 24/04. Số chỗ phục vụ cho 03 đợt thi đầu tiên là 6.000 thí sinh. Các đợt thi tiếp theo sẽ được mở nhận đăng ký từ 17/05 đến 04/06 tiếp tục phục vụ 6.000 thí sinh dự thi.
Video đang HOT
Năm 2021, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực trên quy mô lớn.
ĐH Quốc gia TP.HCM: Tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực
Kỳ thi ĐGNL năm 2021 sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức thành 2 đợt vào cuối tháng 3 và đầu tháng 7 tại 7 địa phương. Trong đợt 1, vào ngày 28/3 vừa qua, kỳ thi ĐGNL đợt 1 sẽ được tổ chức tại 7 địa phương gồm TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Bạc Liêu, Nha Trang, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột. Dự kiến ngày 5/4 sẽ công bố kết quả của đợt thi này.
Ở đợt 2, thí sinh tham gia đăng ký dự thi từ ngày 4/5 – 4/6. Dự kiến, sau kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ tổ chức kỳ thi đợt 2 tại 4 địa phương: TP.HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 12/7. Thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển nguyện vọng chung cho cả 2 đợt thi từ ngày 4/5-4/6, tức sau thi đợt 1 và trước khi thi đợt 2.
Bài thi ĐGNL chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 150 phút. Cấu trúc của bài thi gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề.
ĐH Quốc gia Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực
Hôm nay (1/4), ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức mở cổng đăng ký trực tuyến kỳ thi đánh giá năng lực. Kỳ thi này dự kiến kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 với nhiều đợt thi.
Đợt thi đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 8 - 9/5. Các thí sinh được thi nhiều đợt trong năm, mỗi đợt thi cách nhau 28 ngày. Thí sinh cũng được phép lựa chọn kết quả thi cao nhất để đăng ký xét tuyển.
Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến tại Cổng thông tin khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, địa chỉ: khaothi.vnu.edu.vn hoặc qua cet.vnu.edu.vn.
Quy trình đăng ký dự thi như sau:
Bước 1: Truy cập khaothi.vnu.edu.vn, chọn "Đăng ký" ở trang chủ (hình khoanh đỏ). Nếu đã đăng ký tài khoản thì chọn "Đăng nhập" bên cạnh để thực hiện các thao tác tiếp theo.
Bước 2: Đăng ký tài khoản. Màn hình hiện ra trang đăng ký như sau:
Bước 3: Kiểm tra email (đã dùng để đăng ký tài khoản), mở thư có tiêu đề "Xác nhận
đăng ký tài khoản" để xác thực. Sau khi xác thực tài khoản thành công, hệ thống tự động chuyển đến trang đăng nhập.
Bước 4: Thí sinh đăng nhập với tên đăng nhập là địa chỉ email và mật khẩu đã tạo ở
Bước 2. Trường hợp quên mật khẩu thì bấm chọn "Quên mật khẩu".
Sau đó, nhập địa chỉ email và chọn "Gửi".
Tiếp theo, mở thư có tiêu đề "Lấy lại mật khẩu" trong email của bạn để nhận mật khẩu mới. Đăng nhập bằng mật khẩu mới được cấp lại. Bạn nên đổi lại mật khẩu bằng việc chọn "Thông tin tài khoản" như hình dưới đây:
Bước 5: Chọn chức năng "Hồ sơ thí sinh" và chọn "Nhập hồ sơ thi" để khai báo.
Thông tin của thí sinh được sử dụng cho giấy báo dự thi và giấy chứng nhận kết quả thi. Thí sinh phải đảm bảo tính chính xác và tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo (gồm cả ảnh).
Chọn "Ghi nhận" sau khi hoàn thành đầy đủ việc khai báo hồ sơ thí sinh.
Bước 6: Tại trang chủ, chọn "Đăng ký thi" như hình dưới đây:
Chọn "Đợt thi mới mở". Sau đó, chọn "Mã đợt thi" để chọn điểm thi, ca thi.
Chọn địa điểm thi, ca thi và chọn "Ghi nhận" để chính thức đăng ký dự thi. Ngay sau đó, bạn sẽ nhận được email "Xác nhận thông tin đăng ký dự thi". Nếu cần sửa kết quả đã đăng ký, hãy chọn "Sửa đăng ký thi" để thay đổi ca thi, bổ sung ca thi mới, chuyển địa điểm thi.
Chọn đợt thi cần điều chỉnh và thực hiện thay đổi nếu bạn muốn. Sau đó, chọn "Ghi nhận thay đổi".
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn "Hủy đăng ký đợt thi" để hủy đợt thi này hoặc chọn "Quay lại" nếu không thay đổi thông tin.
Lệ phí đăng ký không hoàn trả với bất kỳ trường hợp thay đổi hay "Hủy đăng ký đợt thi".
Bước 7: Thí sinh xem lại toàn bộ thông tin đăng ký dự thi ở chức năng "Tra cứu".
Bước 8: Nộp phí đăng ký dự thi. Phí đăng ký dự thi tính theo từng ca thi theo thông báo của Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm 2021, phí đăng ký dự thi là 200.000đ/ thí sinh/ lượt thi.
Sau 48 giờ kể từ khi đăng ký đợt thi, thí sinh không nộp phí đăng ký dự thi thì cổng thông tin tự động xóa đợt thi của thí sinh đã đăng ký.
Bước 9: Thí sinh xem thông tin dự thi, tải và in phiếu báo dự thi tại chức năng "Tra cứu" trước ngày thi.
Cổng thông tin sẽ hiển thị thông tin đăng ký dự thi và cho phép in phiếu báo dự thi để xuất trình trước khi vào phòng thi.
ĐH Gia Định công bố danh sách sinh viên trúng tuyển bằng học bạ ĐH Gia Định đã công bố danh sách thí sinh đủ điểm theo phương thức xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT. Theo đó, thí sinh đủ điểm xét tuyển vào 16 ngành học nếu tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 chia 3 đạt từ 5,5 điểm trở lên. Danh sách thí sinh đủ...