Những kỹ năng sống học sinh Nhật Bản nắm rõ từ tiểu học
Trồng và chăm củ cải, sau đó nấu món ăn từ thực phẩm này là một trong những nhiệm vụ trẻ tiểu học ở Tokyo được dạy.
Kumiko Makihara (gốc Nhật Bản), tác giả cuốn “Dear Diary Boy”, nhận con nuôi từ Kazakhstan và cho học tại trường tiểu học ở Tokyo. Khi con trai lớn lên, trở thành sinh viên đại học Mỹ, bà nhận thức rõ rệt ý nghĩa của những kỹ năng mà hệ thống giáo dục Nhật Bản trang bị từ sớm cho học sinh. Dưới đây là chia sẻ của bà trên Washington Post ngày 23/7.
Khi con trai tôi học tiểu học ở Tokyo, thằng bé từng dọn cỏ trên sân trường, nấu một bữa ăn đủ món, bơi lội hơn một tiếng ở bãi biển nhiều sứa.
Tôi sinh ra ở Nhật Bản và cũng học tiểu học ở đây, nhưng đã sống ở nước ngoài trong nhiều năm. Giờ đây, khi nghe phụ huynh Mỹ bày tỏ lo lắng khi con sắp vào đại học, tôi nhận ra hệ thống giáo dục sớm ở Nhật Bản đã chuẩn bị cho con trai tôi kỹ lưỡng như thế nào cho cột mốc quan trọng này.
Là mẹ của một sinh viên năm nhất, tôi chia sẻ mối bận tâm với những phụ huynh đó, chẳng hạn liệu con trai có theo kịp việc học ở lớp hay có vào đội tuyển bóng đá hay không. Nhưng có rất nhiều điều tôi không cần phải lo lắng. Kết bạn, sống tự lập hay đứng lên từ thất bại là vài điều trong số đó.
Lý do là ở tiểu học, con trai tôi đã dành nhiều thời gian không kém thời gian học để trau dồi kỹ năng sống, gọi là seikatsuryoku. Xứ sở mặt trời mọc có cách tiếp cận toàn diện để giáo dục trẻ nhỏ, vừa cung cấp kiến thức vừa giúp trẻ trở thành thành viên có trách nhiệm trong xã hội. Bạn có thể liên tưởng đến việc những người hâm mộ bóng đá ở lại dọn sạch sân vận động sau khi cổ vũ một trận đấu World Cup.
Đây là những gì một trường tiểu học ở Tokyo đã chuẩn bị để con tôi đối mặt với những thách thức của đại học ở Mỹ.
1. Trở thành một phần của cộng đồng
Một trong những từ khóa tại trường của thằng bé là “rentai”, có nghĩa là tình đoàn kết. Học sinh được xác định là thành viên của một tập thể, chẳng hạn khối, lớp hay nhóm làm bài tập.
“Aisatsu” là câu chào hỏi được dùng khi giới thiệu các mối quan hệ mới. Nhấn mạnh vào tinh thần đồng đội giúp trẻ học cách chấp nhận lẫn nhau, hòa nhập với các thành viên trong tập thể. Nhờ đó, thằng bé có thể làm quen với môi trường đại học một cách suôn sẻ.
2. Đi loanh quanh một thành phố mới
Mọi trẻ Nhật Bản đều tự đi học. Con trai tôi theo học một trường tư thục cách nhà 90 phút di chuyển. Năm 6 tuổi, nó đã bắt hai chuyến tàu và một chuyến xe buýt, tham gia giao thông ở ga tàu lớn bậc nhất thế giới.
Một học sinh Nhật Bản gọi điện thoại ở ga tàu điện ngầm. Ảnh: Pinterest
Phụ huynh không đi cùng con sau ba tuần đầu tiên của lớp 1. Đôi khi, thằng bé ngủ thiếp đi và để lỡ điểm dừng, và đôi khi tàu bị hoãn. Mỗi lần như vậy trở thành một chuyến phiêu lưu, tạo cơ hội cho nó tìm nhân viên hướng dẫn hoặc thử dùng điện thoại công cộng. Do vậy, giờ thằng bé dễ dàng tìm đường quanh khu vực trường đại học và xa hơn thế.
3. Tổ chức và quản lý thời gian
Trẻ Nhật Bản theo dõi quá trình học tập của bản thân bằng cách chép lại danh sách bài tập về nhà trên bảng vào vở, ghi nhớ những việc ưu tiên trong đầu.
Học sinh cũng cần lưu ý những vật dụng cần mang đến trường. Rất nhiều đồ dùng học tập được đặt trên bàn ở nhà, bên cạnh sách giáo khoa và đồng phục thể dục. Mỗi tối, con trai tôi sẽ chọn những món đồ từ đây và cho vào cặp sách, chuẩn bị cho ngày hôm sau. Nếu quên thứ gì đó, giáo viên sẽ yêu cầu nó suy ngẫm về việc sự bất cẩn của cá nhân có thể gây bất tiện cho người khác. Kỹ năng này giúp trẻ lên kế hoạch tốt hơn trong tương lai.
4. Xử lý sự cố
Các trường học Nhật Bản thiết kế giai đoạn “nghiên cứu tích hợp” nhằm cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của học sinh. Trường của con trai tôi tổ chức lớp trồng củ cải, cây bìm bìm hay cấy lúa. Học sinh phải ghé cửa hàng ở địa phương và tính toán ngân sách.
Lên lớp 6, các em được chọn một dự án riêng kéo dài cả năm. Con tôi nghiên cứu về Thế chiến thứ 2 và tôi phải đưa nó đến một khu căn cứ quân sự cũ để quan sát thực địa.
Vào đại học, những đứa trẻ được làm quen sớm với kỹ năng này sẽ tìm ra các giải pháp sáng tạo khi gặp khó khăn.
5. Dọn dẹp
Học sinh Nhật Bản tự dọn lớp học. Một trong những vật dụng đầu tiên tôi chuẩn bị cho con khi đi học là giẻ lau, tấm giẻ nhỏ có mũi khâu chạy theo đường chữ X để tạo độ bền, treo cạnh bàn học ở lớp để làm vệ sinh hàng ngày.
Học sinh Nhật Bản làm thay công việc của lao công. Video: AJ
Khi quay lại trường sau kỳ nghỉ, trẻ mang theo găng tay để nhổ cỏ, mang sẵn khăn để lau mồ hôi từ trán. Do đó, giữ phòng ký túc xá gọn gàng không phải nhiệm vụ khó khăn với con trai tôi.
6. Ăn uống
Mọi đứa trẻ ở trường học Nhật Bản đều phải ăn hết những thứ được phục vụ trong bữa trưa, trừ khi bị dị ứng. Để thừa thức ăn bị xem là lãng phí và thiếu tôn trọng người nấu.
Con tôi học được cách nấu ăn tại trường, thái và hầm củ cải do mình tự trồng, thực hành gọt táo sao cho lớp vỏ thành một dải dài, không bị đứt đoạn. Năm lớp 6, nó có thể nấu một bữa ăn đủ món khi mặc chiếc tạp dề tự may ở lớp.
Kỹ năng này rất quan trọng khi vào đại học.
7. Xử lý xung đột
Khi bắt đầu vào lớp 1, con trai tôi từng chạy từ nơi này sang nơi khác, tìm chỗ trốn một nam sinh to xác hay bắt nạt bạn bè. Thằng bé cũng ẩu đả với một bạn nam khác, lăn lộn trên sàn lớp học.
Giáo viên không can thiệp trừ khi quan sát thấy sắp xảy ra chấn thương về thể chất hoặc tâm lý. Triết lý của trường học là để trẻ tự giải quyết các vấn đề của bản thân. Nhờ điều này, chúng có thể xử lý tranh chấp với bạn cùng phòng ở ký túc xá khi vào đại học.
8. Tính nhẫn nại
Ngày nay, rất ít đại học kiểm tra kỹ năng bơi lội của sinh viên. Nhưng nếu con tôi vào một trường yêu cầu kỹ năng này, nó đã được chuẩn bị kỹ.
Trường tiểu học của thằng bé ở Tokyo yêu cầu học sinh hoàn thành chặng bơi 1-2 km trước khi tốt nghiệp. Đó là kỳ tích đối với những đứa trẻ thành thị, bởi việc bơi ếch trong dòng nước có thể chứa nhiều sứa không hề đơn giản. Trẻ được rèn luyện tính kiên trì thông qua những thử thách như vậy.
9. Đứng lên từ thất bại
Không có điều nào ở trên dễ dàng đối với con trai tôi, trừ việc ăn thực phẩm đa dạng. Nó từng chịu nhiều nỗi thất vọng khi đến trường. Lúc mới đi học, nó bị chế nhạo vì là người nước ngoài (thằng bé được nhận nuôi từ Kazakhstan). Điểm kém bị dán lên tường, trong khi không có mảnh giấy nào khen ngợi nỗ lực.
Thằng bé học được rằng lựa chọn duy nhất là sống với những thiếu sót của mình hoặc nhắm đến mục tiêu cao hơn. Nó chấp nhận thực tế và có khả năng đứng lên từ những thất bại.
Khi đến Mỹ, bước vào môi trường đa dạng hơn với cộng đồng sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới, con trai tôi phải đối mặt với nhiều thử thách khó lường. Tuy nhiên, nhờ vào những kỹ năng đã học ở trường tiểu học Nhật Bản, nó sẵn sàng đón nhận mọi thứ.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Hiểu tâm lý độ tuổi để dạy trẻ đúng cách
Bài học được truyền đạt hiệu quả hay không phụ thuộc phần nhiều vào khả năng tiếp thu cũng như phương pháp với từng độ tuổi.
Tiểu học là thời kỳ đầu xây dựng nên tính cách cũng như thế giới quan của trẻ. Tuy nhiên ở chính trong thời kỳ này đã phân chia ra các giai đoạn khác nhau: giai đoạn khởi động (6-8 tuổi) và giai đoạn tích lũy (9-10 tuổi). Thế nên việc hiểu rõ tâm lý trẻ càng trở nên quan trọng nhằm giúp cha mẹ dạy con đúng cách.
Giai đoạn khởi động (6-8 tuổi)
Chập chững vào trường tiểu học, trẻ trong độ tuổi này dễ rơi vào trạng thái "sợ" học nếu không được dạy đúng cách. Khả năng tập trung thấp trong thời gian ngắn yêu cầu bài học cần được tinh gọn cũng như có độ hấp dẫn cao.
Với môn tiếng Anh, đặc điểm lứa tuổi này cần tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên thông qua các trò chơi trong môi trường gần gũi. Những bài tập giao tiếp cơ bản sẽ giúp tích lũy các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Từ đó, niềm hứng thú học tập tiếng Anh sẽ được hình thành.
Hoạt động tương tác cao giúp phát triển kỹ năng giao tiếp chủ động.
Nhằm tối đa hiệu quả học tập, các bài giảng tại Language Link Academic được thiết kế nhằm tạo nên môi trường giao tiếp thân thiện với học viên. Từ đó không chỉ kiến thức học thuật mà các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, tư duy tích cực sáng tạo cũng sẽ được bồi dưỡng.
Giai đoạn tích lũy (9-10 tuổi)
Bước sang giai đoạn mới, trẻ đã nhận thức được động lực học tập cũng như có khả năng tập trung tốt hơn. Đây là thời điểm lý tưởng để bắt đầu tích lũy kiến thức học thuật như ngữ pháp, từ vựng và học viết chuyên sâu.
Dù vậy, nhu cầu vui chơi, khám phá cũng tăng cao nên trẻ dễ cảm thấy "stress" nếu việc học gò bó. Thế nên việc đan xen giữa nghe giảng và học qua hoạt động giúp trẻ tiếp thu dễ dàng và hào hứng hơn.
Kết hợp giữa nghe giảng và học qua hoạt động giúp tiếp thu hiệu quả.
Với sự chỉ dẫn của các giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam giàu kinh nghiệm, khóa học Chuyên tích hợp của Language Link Academic được thiết kế phù hợp dành riêng cho học viên từ 9-10 tuổi. Việc bổ sung vốn từ vựng, ngữ pháp cũng như kỹ năng làm bài thi sẽ là nền tảng giúp trẻ đạt được thành tích cao ở trường, cũng như sẵn sàng cho các cuộc thi trong nước và quốc tế.
Hơn 20 năm tại Việt Nam, Language Link Academic đã hiểu rõ tâm lý của từng lứa tuổi để thiết kế khóa học tiếng Anh Tiểu học hợp phù hợp với khả năng của trẻ.
Đội ngũ giáo viên bản ngữ và Việt Nam giàu kinh nghiệm cùng lộ trình học tập xuyên suốt sẽ tối đa hóa hiệu quả bài học giao tiếp song song nâng cao kỹ năng làm bài thi chuẩn khảo thí quốc tế.
Cùng Language Link Academic bứt phá năm học mới với lớp học thử miễn phí cùng những phần quả giá trị.
Đăng ký ngay tại đây hoặc gọi hotline 1900 633 683
Theo Dân trí
Thầy Văn "Đội" và 39 mùa khai trường thắm màu khăn quàng đỏ Mỗi năm học mới bắt đầu, như thường lệ, người ta lại thấy bóng dáng thầy tất bật tựa thoi đưa ở khắp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn... Nhiệt huyết, sắc sảo, sáng tạo, uyên thâm, hóm hỉnh và luôn tràn đầy năng lượng! Đó là những ấn tượng đầu tiên mà có lẽ ai...