Những kỷ lục Covid-19 đáng báo động tại “tâm dịch” châu Âu
Nhiều nước châu Âu ghi nhận những con số đáng báo động về số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trong những tuần gần đây.
Bệnh nhân Covid-19 được chuyển tới một bệnh viện ở Ba Lan (Ảnh: Getty).
AFP ngày 5/11 dẫn thông báo của Viện Robert Koch cho biết, Đức, quốc gia đông dân nhất của Liên minh châu Âu (EU), đã lập kỷ lục mới về số ca nhiễm hàng ngày, với gần 34.000 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ qua. Trong khi đó, số ca nhiễm mới được ghi nhận tại Anh là hơn 37.000 trường hợp.
Croatia ngày 4/11 cũng ghi nhận kỷ lục mới về số ca nhiễm hàng ngày, với 6.310 người có kết quả xét nghiệm dương tính. Nga cũng liên tục “phá kỷ lục” về số ca mắc Covid-19 trong những tuần gần đây.
Số ca tử vong vì Covid-19 tăng mạnh nhất tại khu vực trong tuần qua được ghi nhận ở Nga, nơi có hơn 8.100 người chết và Ukraine với 3.800 ca tử vong. Cả hai quốc gia đều có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp và Ukraine đã công bố mức kỷ lục 27.377 trường hợp mắc mới trong 24 giờ qua.
Romania tuần qua cũng ghi nhận 3.100 ca tử vong vì Covid-19, trong khi ở Hungary, số ca nhiễm hàng ngày đã tăng hơn gấp đôi trong tuần qua lên 6.268 người.
Tuần này, chính phủ Hà Lan cho biết sẽ áp đặt lại quy định đeo khẩu trang và giãn cách xã hội ở nhiều nơi công cộng vì có thống kê cho thấy, số người nhập viện đã tăng 31% trong một tuần.
Video đang HOT
Latvia đã áp đặt tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng kể từ ngày 1/11 trong bối cảnh mức độ lây nhiễm Covid-19 cao kỷ lục.
Số ca nhiễm tại Séc đã trở lại mức từng được ghi nhận lần cuối vào mùa xuân. Italy là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất cho trẻ trên 12 tuổi, nhưng số ca nhiễm mới tại nước này cũng tăng 16,6% trong tuần qua.
Số ca nhiễm ở Bồ Đào Nha đã tăng trên 1.000 người lần đầu tiên kể từ tháng 9. Tây Ban Nha là một trong số ít quốc gia không ghi nhận sự gia tăng về số ca nhiễm với 2.287 trường hợp được ghi nhận hôm 3/11.
Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Maria Van Kerhove nói với các phóng viên tại Geneva rằng, số ca nhiễm đã tăng hơn 55% trong 4 tuần qua ở châu Âu, mặc dù khu vực này có nguồn cung vaccine được đảm bảo.
Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu Hans Kluge cảnh báo châu Âu “một lần nữa trở thành tâm điểm đại dịch”. Theo thống kê của WHO, với 78 triệu người mắc Covid-19, số ca nhiễm ở châu Âu hiện cao hơn tổng số ca nhiễm ở Đông Nam Á, Đông Địa Trung Hải, Tây Thái Bình Dương và châu Phi cộng lại.
“Đó là phát súng cảnh báo cho thế giới về những gì đang xảy ra ở châu Âu mặc dù đã có vaccine phòng bệnh”, Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan nói.
Ông Kluge cho biết, theo một mô hình dự báo “đáng tin cậy”, đến tháng 2/2022, châu Âu có thể ghi nhận thêm khoảng “nửa triệu” ca tử vong vì Covid-19 nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp diễn theo quỹ đạo như hiện nay.
Ông Kluge nêu 2 nguyên nhân chính khiến số ca nhiễm tăng vọt ở châu Âu hiện nay, gồm tỷ lệ bao phủ tiêm chủng chưa cao và các biện pháp giãn cách xã hội, sức khỏe cộng đồng được nới lỏng.
Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng buộc các nước châu Âu phải siết chặt các biện pháp kiểm soát và đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine.
Trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao kỷ lục, Áo thắt chặt các biện pháp hạn chế, chỉ cho phép những người đã tiêm chủng hoặc khỏi Covid-19 đến các nhà hàng, đi làm tóc và tham dự các sự kiện tập trung đông người.
Anh ngày 4/11 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt thuốc viên trị Covid-19 molnupiravir của hãng dược Mỹ Merck. Bộ trưởng Y tế Anh cho biết “đây sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với những người dễ bị tổn thương nhất và bị ức chế miễn dịch”.
Singapore hứng chịu làn sóng Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay
Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại Singapore có xu hướng tăng bất chấp nước này đã tiêm chủng cho hầu hết người dân và sẵn sàng sống chung an toàn với đại dịch.
Người dân Singapore chờ tiêm vaccine Covid-19 (Ảnh: Reuters).
Theo số liệu của Bộ Y tế Singapore, trong ngày 4/11, nước này ghi nhận 3.003 ca Covid-19 mới và 17 ca tử vong. Kể từ đầu dịch đến nay, Singapore có tổng cộng gần 211.000 ca mắc, trong đó 459 người đã tử vong. Hiện tại gần 1.700 người ở Singapore đang điều trị Covid-19 tại bệnh viện, trong đó gần 300 người cần thở ôxy.
Trong vòng 28 ngày trở lại đây, Singapore có thêm gần 94.000 ca mắc mới, trong đó hơn 98% không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
Số ca nhiễm mới ở Singapore gia tăng gần đây sau khi chính phủ nước này nới một số biện pháp hạn chế. Chính phủ của Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng, Singapore không thể kéo dài biện pháp đóng cửa, thay vào đó cần chuyển từ chiến lược Zero Covid - đối phó không khoan nhượng để đưa số ca nhiễm về 0 - để sống chung an toàn với đại dịch.
Hiện tại, trung bình mỗi ngày Singapore có thêm khoảng 3.000 ca Covid-19 mới. Đợt dịch mới bùng phát mạnh bất chấp việc Singapore đã tiêm chủng vaccine Covid-19 cho hầu hết dân số.
Tính đến đầu tuần này, 85% dân số Singapore đã được tiêm đủ hai mũi vắc xin, 17% dân số đã tiêm mũi tăng cường. Để tăng hơn nữa độ phủ vaccine Covid-19, giới chức Singapore cho biết có thể sẽ tính đến việc buộc công chức không tiêm chủng phải nghỉ việc không lương.
Bộ trưởng cấp cao Singapore Janil Puthucheary đầu tháng cảnh báo, số ca tử vong do Covid-19 ở nước này có thể lên tới 2.000 người mỗi năm.
Theo ông Puthucheary, tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Singapore hiện nay ngang với tỷ lệ tử vong do viêm phổi thông thường trước khi đại dịch bùng phát. "Điều đó không có nghĩa là số ca tử vong vì Covid-19 sẽ tăng theo thời gian bất chấp nỗ lực chăm sóc y tế tốt nhất. Chúng ta có thể có khoảng 2.000 người chết/năm vì Covid-19", ông Puthucheary nói.
Trong bối cảnh số ca nhiễm và số ca tử vong gia tăng, chính phủ Singapore buộc phải hoãn nới lỏng hơn nữa. Hôm 20/10, Singapore quyết định kéo dài lệnh giãn cách xã hội tại nước này thêm một tháng để ngăn dịch lây lan, giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Trước đó, cuối tháng 9, Singapore đã tái áp dụng các biện pháp phòng dịch, trong đó có hạn chế tiếp xúc xã hội và giới hạn số người được phép ăn tại nhà hàng xuống mức 2 người.
Trung Quốc chạy đua đối phó đợt dịch Covid-19 rộng nhất sau Vũ Hán Trung Quốc đang ra sức kiểm soát đợt bùng dịch Covid-19 rộng nhất kể từ sau đợt dịch đầu tiên ở Vũ Hán bằng chiến lược Không Covid-19, trong bối cảnh nước này chuẩn bị tổ chức các sự kiện quan trọng. Trung Quốc đang đối mặt đợt bùng dịch Covid-19 rộng nhất kể từ sau Vũ Hán (Ảnh: AFP). Ủy ban Y...