Những kinh nghiệm học Lịch sử hấp dẫn
Trần Anh Đức (bên trái) trong Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp.
GD&TĐ – Trần Anh Đức -Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc Trường ĐHSP Hà Nội. Mới đây, Đức được nhận vào giảng dạy tại khoa Lịch sử của Trường ĐHSP HN2, giảng viên trẻ chia sẻ những kinh nghiệm để học tốt môn Lịch sử.
“Xây dựng”…đam mê
Trước hết để học tốt bất cứ một môn học nào, đam mê bất cứ một khoa học nào cũng cần phải hiểu đúng về bản chất của môn học, khoa học đó. Đối với môn Lịch sử cần phải xóa bỏ ngay lập tức quan niệm về bản chất của môn Lịch sử: môn học thuộc lòng.
Để học tốt không chỉ môn Lịch sử mà tất cả các môn học khác, chúng ta cần xây dựng cho mình một sự say mê, hay nói cách khác là một tình yêu. Khi tiếp cận với kho tri thức lịch sử đồ sộ của nhân loại, tôi luôn tìm ra trong đó một sự cuốn hút mạnh mẽ.
Làm thế nào có thể trở thành thủ khoa của một ngành Lịch sử? Tôi luôn khẳng định đó là vì sự say mê, nếu không có nó chắc chắn tôi không thể trở thành thủ khoa của Trường ĐHSPHN.
Và tôi muốn nhắn nhủ với các bạn thanh niên rằng: Dù học bất cứ ngành gì, kiến thức không thôi là không đủ, quan trọng phải có đam mê với ngành học. Chính nó mới mang đến thành công cho mỗi người.
“Đào luyện” tư duy phản biện
Video đang HOT
Học tập hay nghiên cứu Lịch sử muốn lôi cuốn, hấp dẫn cần thiết phải có tư duy phản biện hay nói đơn giản là sự “nghi ngờ” đối với tri thức lịch sử. Nếu lịch sử chỉ là sự áp đặt đơn nhất và tất cả chúng ta chấp nhận điều đó thì chúng ta không thể yêu thích lịch sử được.
Vì vậy luôn đào luyện tư duy phản biện, phê phán cho mình khi nghe giảng, khi đọc tài liệu, khi xem chương trình truyền hình nội dung lịch sử…
Đôi khi phải tự “nghi hoặc” những kiến thức được học. Sau đó, hỏi hay phản biện lại các thầy cô để có kiến thức sâu hơn.
Việc sử dụng tư duy phản biện trong học Lịch sử sẽ kích thích mong muốn tìm hiểu của mỗi người. Việc lắng nghe những quan điểm trái chiều về một sự kiện hay nhân vật từ người khác luôn luôn khiến người ta thích thú vì cảm thấy thoát ra ngoài sách giáo khoa hay giáo trình.
Không học máy móc
Có thể thay thế cách ghi nhớ máy móc về các sự kiện lịch sử hiện nay bằng sự xâu chuỗi các sự kiện đó theo một tiến trình nhất định. Làm như vậy ta sẽ có được cái nhìn tổng quan về lịch sử trong một giai đoạn và nắm được bản chất vấn đề.
Hãy tìm cách kết nối các sự kiện lịch sử đó, so sánh giai đoạn lịch sử này với giai đoạn khác, so sánh Việt Nam với thế giới trong cùng một giai đoạn… Lịch sử vốn là một dòng chảy liên hoàn, cắt nó một cách rời rạc vừa làm khó bạn khi ghi nhớ và làm lịch sử kém hấp dẫn hơn.
Đầu tư thời gian chọn sách
Chúng ta nên đọc sách và do đó nên học cách chọn một cuốn sách lịch sử hay. Muốn vậy cần đầu tư thời gian cho việc chọn sách và đọc sách. Cách tốt nhất để lựa được một cuốn sách hay là nó phải có nội dung phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Để học tốt môn Lịch sử bạn cần đọc sách đa dạng, nên tham khảo các cuốn do tác giả – nhà nghiên cứu nước ngoài viết vì họ nhìn lịch sử, tư duy về lịch sử dân tộc ta rất độc đáo, thú vị.
Học Lịch sử qua video
Tình yêu môn Lịch sử chắc chắn sẽ tăng lên nếu như bạn chịu bỏ một chút thời gian để xem một số clip liên quan đến lịch sử. Các bạn cũng có thể tìm kiếm vô số fanpage trên mạng xã hội thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết hay, tư liệu quý về lịch sử. Nhìn chung, việc tìm đến những cách tiếp cận mới mẻ đa dạng hơn chắc chắn giúp chúng ta thích học môn lịch sử hơn.
Đi du lịch
Cuối cùng cách thức học Lịch sử tốt hơn cả là đi du lịch, tham quan các di tích lịch sử ở Việt Nam và trên thế giới, tham gia trực tiếp các sinh hoạt tôn giáo, trải nghiệm văn hóa tại các nước…
Trực quan trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đem lại hiệu quả hơn so với truyền đạt lí thuyết đơn thuần. Tuy vậy, khi đi tham quan các di tích, các bảo tàng, nhà lưu niệm… các bạn nên lắng nghe thuyết minh về nơi đó để hiểu giá trị, ý nghĩa của di tích, biết them những câu chuyện lịch sử thú vị gắn với di tích.
Và hãy cố gắng ghi chép, chụp ảnh để có thêm kiến thức khi trao đổi với người khác về một di tích lịch sử, về một bảo tàng, một nét văn hóa… Tất cả đều có cội nguồn lịch sử của nó và cội nguồn đó luôn được giới thiệu
Theo GD&TĐ
Thí sinh từ đậu thành rớt: Vẫn còn cơ hội
(TNO) Chiều 15.9, Thường trực Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế tổ chức họp bàn đưa ra phương án giải quyết những trường hợp thí sinh (TS) từ đậu thành rớt do sai điểm ưu tiên và hạnh kiểm không đạt.
Bà Võ Thị Tâm cùng con gái là Nguyễn Vũ Trâm (trú tại xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) bức xúc khi được thông báo trượt do kê khai đối tượng - Ảnh: Tuyết Khoa
Trước đó, hàng chục TS khi làm thủ tục nhập học thì được thông báo không trúng tuyển mặc dù có giấy báo nhập học của ĐH Huế. Theo đó, có 34 trường hợp do sai điểm ưu tiên (20 TS sai đối tượng, 14 TS sai khu vực) và 13 trường hợp do hạnh kiểm không đạt.
Theo ông Lê Văn Anh, Phó giám đốc ĐH Huế, trường hợp sai khu vực ưu tiên, 14 TS đều được hưởng điểm ưu tiên là KV1 theo phần mềm của Bộ GD-ĐT. Có nghĩa, tất cả các em sẽ đậu theo nguyện vọng 1 đã thông báo trong giấy báo nhập học.
Đối với 20 TS kê khai đối tượng ưu tiên, những trường hợp này tự nghiên cứu kê khai lý lịch, không cơ quan nào hướng dẫn. Về nguyên tắc, TS phải tự chịu trách nhiệm theo quy chế tuyển sinh. TS không có điểm ưu tiên đối tượng nên không đủ điểm đậu vào nguyện vọng 1. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho TS, ĐH Huế sẽ xem xét xuống các nguyện vọng 2, 3, 4 tương ứng với số điểm thực của các em.
Riêng 13 TS có giấy báo nhập học vào ĐH Sư phạm Huế nhưng trường này không chấp thuận vào học do có hạnh kiểm các năm phổ thông không đạt là đúng. Nguyên nhân là do các em khi làm hồ sơ không nghiên cứu, tiếp cận những điều kiện xét tuyển trong sách Những điều cần biết và các kênh tuyển sinh của ĐH Huế đã thông báo rộng rãi trước đó. Vì thế, các TS này không đủ điểu kiện vào Trường ĐH Sư phạm.
Song, để có hướng giải quyết mang tính nhân văn, ĐH Huế sẽ có kế hoạch gặp tất cả các em, hướng dẫn các em xét tuyển vào các ngành khác của các trường khác thuộc ĐH Huế.
Ông Lê Văn Anh, Phó giám đốc ĐH Huế, cho biết ĐH Huế có phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho TS - Ảnh: Tuyết Khoa
Giải thích lý do vì sao ĐH Huế lại cấp giấy báo nhập học cho TS, đến khi làm thủ tục vào học thì TS mới được thông báo trượt, ông Lê Văn Anh nói: "Quy trình tuyển sinh năm nay có quy chế 'tiền đăng hậu kiểm'; tức là thí sinh sẽ đăng ký dự thi vào trường qua giấy báo dự thi. Dựa trên giấy báo đó, thí sinh đủ điểm đỗ, trường sẽ gửi giấy báo nhập học. Đến khi nhập học, trường rà soát hồ sơ mới phát hiện sai sót...".
Theo TNO
Học sinh lớp 2 phải khâu tai vì bị cô giáo véo ở Hải Dương Do không kiềm chế được nên cô giáo H. ở trường tiểu học Cẩm Phúc (Cẩm Giàng, Hải Dương) đã véo tai khiến một học sinh phải khâu 2 mũi. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương xác nhận, việc một học sinh ở trường tiểu học Cẩm Phúc (Cẩm...