Những kiểu tu sửa sắc đẹp nên tránh xa!
Nghệ thuật làm đẹp vẫn cuốn hút phụ nữ không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển, mặc cho nền kinh tế toàn cầu đang lao vào chu kỳ suy thoái.
Chỉ tính riêng tại Mỹ, hàng năm có khoảng 12 triệu phụ nữ đi phẫu thuật thẩm mỹ, còn tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu, việc phụ nữ đi phẫu thuật thẩm mỹ cũng đã là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ nhưng nhiều người không hề biết đến những hiểm họa về sau. Mới đây, Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ đã buộc phải lên tiếng cảnh báo phụ nữ nên tuyệt đối tránh các loại phẫu thuật thẩm mỹ sau.
Bóc mỡ
Lớp mỡ dày quanh bụng, mông, đùi, cằm khiến nhiều phụ nữ cảm thấy không hài lòng. Vì vậy, nhiều người không ngần ngại bỏ ra tiền để đi phẫu thuật, nhưng điều đó rất nguy hại cho cơ thể về lâu về dài.
Thông thường, sau một thời gian, các phản ứng phụ sẽ xảy ra như đau, sưng, đóng hòn tại khu phẫu thuật do hóa chất không tan trong lớp mỡ, thậm chí một số trường hợp bị nở loét da, gây biến đổi bất thường cho cơ thể. Hậu quả còn nguy hiểm hơn nếu bác sĩ phẫu thuật không có kinh nghiệm.
Video đang HOT
Làm chân to ra
Nhiều người muốn sở hữu thân hình chữ A, làm cho đôi chân trông mập mạp, khỏe mạnh cùng với cơ thể nhỏ gọn bằng cách đi phẫu thuật cho chi to ra. Đẹp chưa thấy nhưng khả năng bị viêm nhiễm, tổn thương thần kinh, sưng ngón chân, thậm chí dẫn tới tình trạng đau kinh niên hệ thống thần kinh chi khi đi là khá rõ.
Căng da
So với các kiểu làm đẹp khác, căng da mặt là cách làm đẹp phổ biến nhất của phụ nữ hiện nay. Các nhà phẫu thuật đã không ngại dùng các loại gel đặc biệt để bơm cho da mặt căng ra, xóa đi các nếp nhăn (thường là collagen có chứa nhiều chất hyaluronic).
Để làm căng đuờng cong thân thể, nhiều người đã không ngại chấp nhận bơm silicon lỏng hay aquamid. Ngay sau khi được đưa vào cơ thể, các hóa chất này sẽ gây khó chịu khi đi lại, sau đó bóp méo sự sinh sôi của các tế bào, có thể làm mất chức năng sinh lý tự nhiên của cơ thể.
Làm ngực to ra
Nhiều người thường cho rằng làm đầy ngực bằng các loại chất béo hay các chất thay thế khác là không đáng sợ. Theo cách làm truyền thống, ngực được bơm căng bằng các chất béo lấy từ các bộ phận khác của cơ thể như mông, bắp đùi. Công việc tưởng chừng vô hại như vậy lại hoàn toàn khác. Khi tiêm các chất béo không mong muốn vào nhiều bộ phận cơ thể thì nhiều mô của ngực bị tổn thương, thậm chí còn tạo ra tình trạng giết chết hàng loạt tế bào ngực, lâu ngày có nguy cơ ung thư.
Thời gian gần đây các nhà phẫu thuật còn sử dụng một loại hóa chất có tên gọi là macrolane để bơm thẳng vào ngực. Phải tốn tới 4.000 USD cho cách làm đẹp ngực đó, nhưng người phụ nữ lại còn rước thêm nguy cơ mất khả năng miễn dịch của ngực và khả năng chống chọi lại bệnh ung thư vú.
Kéo dài chân
Nam giới thường quan niệm rằng nữ có chân dài thì trông gợi tình hơn nên phương pháp kéo dài xương chân đang thịnh hành ở Trung Quốc và các nước khác để thỏa mãn nhu cầu của các thiếu nữ. Số tiền phải trả cho mỗi buổi phẫu thuật cũng rất khó lường, dao động khoảng 40.000 USD/inch. Phương pháp kéo dài chân bằng nhân tạo đã khiến cho người được phẫu thuật đi lại không tự tin và thường cảm thấy đau ở cuối bàn chân.
Cấy ghép mông
Trong khi nhiều người phải nhịn ăn để làm nhỏ mông lại thì nhiều người khác lại thích cấy ghép mông cho to ra. Không như cấy ghép ngực, cấy ghép mông bằng cách bơm một loại chất silicone gel hoặc là chất saline, độn dưới cơ của mông. Sau khi mông được cấy ghép thì các nhà phẫu thuật khâu lại. Tuy nhiên, nguy cơ bị viêm nhiễm, đặc biệt là khu vực hậu môn, rất cao. Ngoài ra, khu vực cấy ghép cũng là cái nôi cho mầm bệnh phát triển.
Xăm, trổ
Nhiều cô gái thích xăm, trổ ở những vị trí nhạy cảm trên cơ thể. Sau một thời gian, họ tẩy các hình này đi, nhưng lúc đó phải chịu tổn thương các mô trên mặt da, đặc biệt là tại các nơi thầm kín, khóe mắt, môi… dù việc xóa các vết xăm, trổ bằng tia laser khá nhanh gọn, nhưng không ai có thể đảm bảo rằng, những vết hằn còn lại không tạo điều kiện cho các bệnh viêm nhiễm phát triển.
Phẫu thuật khuôn mặt
Phẫu thuật mặt đã từng được biết tới vào những năm 1970. Khi ấy, các nhà phẫu thuật dùng biện pháp nâng da, giúp da luôn căng, không bị chùng xuống.
Trong khi phẫu thuật, nhiều người còn muốn khuôn mặt của mình trở nên góc cạnh hơn nên các nhà phẫu thuật đã phải dùng phương pháp laser làm cho da căng ra. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó, mặt của người được phẫu thuật thường bị khô rát, nhiều mảng da bị tróc ra.
Nâng ngực
Phương pháp này hoàn toàn khác với việc bơm cho ngực to ra. Nâng ngực giúp bộ ngực cao lên và còn giúp cho lồng ngực trở nên gọn hơn. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân luôn phải đối mặt với các bệnh viêm nhiễm và sự mất cân bằng trong quá trình phát triển của ngực.
Theo PLXH