Những kiêng kị đầu năm cho giới kinh doanh bất động sản
Theo quan niệm dân gian, việc tuân thủ một số điều kiêng kỵ vào đầu năm mới sẽ giúp đem lại may mắn, hanh thông, nhiều tài lộc, tránh rủi ro.
Đặc biệt, giới kinh doanh bất động sản thường đề cao yếu tố tâm linh, cẩn trọng, có những quy tắc, kiêng kỵ rất riêng để tránh cả năm xui xẻo, không may mắn .
Kiêng ăn thịt chó, mực, cá mè, thịt vịt… đầu năm vì cho rằng sẽ không may mắn. |
1. Chọn người xông đất, mở hàng
Một trong những phong tục truyền thống được coi trọng trong dịp Tết Nguyên đán là xông đất. Theo quan niệm xưa, vạn sự trong năm mới có hanh thông hay không đều phụ thuộc vào “người xông đất”, cũng là người đầu tiên đến thăm gia đình trong ngày đầu năm. Người này được tin rằng sẽ mang yếu tố quyết định sự buôn may bán đắt cho bạn, hay là những điều xui xẻo trong cả năm tới.
Người xông đất, mở hàng là người bước chân đầu tiên vào nhà sau phút giao thừa hay là người mua hàng đầu tiên vào đầu năm mới. Do muốn được may mắn, mọi người hay tìm người hợp tuổi đến xông xông đất, mở hàng.
Điều quan trọng khi chọn người xông nhà, mở hàng đầu năm, đó phải là người vui vẻ, niềm nở, rộng rãi và khỏe mạnh, người hợp tuổi với gia chủ và đang phát tài phát lộc thì càng tốt. Nên tránh chọn người mà gia đình có tang hoặc làm ăn thua lỗ, tài vận không tốt. Tuyệt đối tránh thuê người đến xông đất, mở hàng chỉ để hợp tuổi khi không biết tính cách, năng lực… của họ.
2. Không quét nhà, không đổ rác ngày mồng Một Tết
Theo quan niệm dân gian, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, vận đỏ của cả năm ra khỏi nhà, khiến cho tình hình tài chính cả năm của gia đình không ổn định, các thành viên không thể tạo ra được của cải vật chất, hoặc nếu có thì cũng sẽ tiêu vào những việc bên ngoài mà không thể tiết kiệm được. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất.
Do đó, từ xa xưa đã lưu truyền điều kiêng kỵ ngày Tết là không quét, không đổ rác trong ngày mùng Một Tết. Mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa mà chỉ chụm lại một góc trong nhà, không hốt đổ đi. Do vậy, ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vứt sạch sẽ rác còn thừa trong năm cũ.
Video đang HOT
3. Kiêng xuất hành vào ngày xấu
Theo quan niệm của dân gian tránh xuất hành, đi xa vào những ngày 3, 5, 7, 14, 23 âm lịch.
Ở Việt Nam và một số nước Châu Á người ta kiêng “Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3″ (âm lịch) vì đó là ngày “Tam nương sát”. Trong mỗi tháng âm lịch có 6 ngày Tam nương phải kiêng là ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27.
” Mùng 5, 14, 23 – Đi chơi cũng lỗ, huống là đi buôn”. Các ngày này được cho là ngày Nguyệt kỵ, cộng lại đều bằng 5, mà dân gian thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn” nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.
Ở Việt Nam, người kinh doanh buôn bán thường tránh những ngày này và coi đó là ngày đại kỵ, không may mắn. Nặng hơn còn có thể làm cho việc kinh doanh lâm vào tình trạng thua lỗ, nợ nần chồng chất.
4 . Không vay mượn, không trả nợ
Đầu xuân năm mới là lúc đón tài lộc về nhà, tránh những điều không may mắn dẫn đến “dông” cả năm. Theo quan niệm, người đi vay mượn là người rơi vào tình trạng đói kém, túng thiếu. Thế nên nếu người nào đi vay mượn đầu năm nghĩa là đang rước những điều không may và sự túng thiếu về nhà, buôn bán bất lợi.
Đặc biệt cho vay hay trả nợ cũng là điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm. Theo quan niệm xưa, việc trả nợ hoặc cho vay cũng giống như xua đuổi thần tài và “dâng” tài lộc cho người khác. Bởi thế, vào ngày 29 hoặc 30 Tết, những người kinh doanh nên đi thu nợ hoặc trả hết các khoản còn thiếu cho đối tác để tránh xui xẻo trong cả năm mới.
5. Một số kiêng kỵ không quan trọng hoặc không phổ biến khác
- Cho lửa và nước: Trong ngôi nhà, lửa và nước được xem như vật giữ may mắn và tiền tài. Vì vậy mà hành động cho lửa và nước trong 3 ngày Tết được xem là tự mang tiền tài cho người khác, năm mới sẽ khó khăn và chật vật để kiếm lại.
- Kiêng ăn thịt chó, mực, cá mè, thịt vịt… đầu năm vì cho rằng sẽ không may mắn.
- Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, với nhiều ý nghĩa, như mua muối mang về nhà để lấy may mắn cho cả năm, mong muốn về cuộc sống ấm no. Cuối năm mua vôi để quét lại nhà, cổng với hy vọng tránh được những điều xui rủi.
- Khóc than, cãi vã: Đầu xuôi đuôi lọt, mọi việc có khởi đầu tốt thì hành trình một năm mới khởi sắc, kết quả mới như ý nguyện. Chính vì vậy mà trong 3 ngày Tết, mọi người luôn cười nói vui đùa, cởi mở trò chuyện, tránh khóc than, cãi vã.
- Làm vỡ đồ đạc: Người Việt rất kiêng kỵ việc làm vỡ đồ đạc, nhất là gương, thủy tinh hay đồ sứ, nhất là ngày Tết vì cho rằng đó là điềm chẳng lành. Trong 3 ngày đầu năm, mọi người thường nhắc nhau cẩn thận, kỹ lưỡng khi sử dụng các món đồ dễ vỡ.
Lập Hạ năm 2024 bắt đầu từ khi nào? Những kiêng kỵ không phải ai cũng biết để gặp may mắn, tài lộc
Theo chuyên gia phong thủy, Lập Hạ là một trong 24 tiết khí đánh dấu sự chuyển giao mùa từ xuân sang hạ.
Tín ngưỡng dân gian cho rằng cần kiêng kỵ làm một số điều dưới đây để gặp may mắn, tài lộc.
Lập Hạ năm 2024 bắt đầu từ khi nào?
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, tiết Lập Hạ là một trong 24 tiết khí trong năm. Tiết khí này đánh dấu bắt đầu bước vào mùa hạ. Vào thời điểm ngày đầu tiên của tiết Lập hạ Mặt trời ở tọa độ xích kinh 45 độ. Thời điểm này nửa cầu bắc ngả về phía Mặt trời, mặt trời chuyển động biểu kiến dần lên vùng cực Bắc nên khu vực nửa cầu bắc nhận được lượng nhiệt độ và ánh sáng cao hơn nửa cầu nam. Thông thường Lập Hạ bắt đầu từ ngày mùng 5 hoặc mùng 6 tháng 5 và kết thúc vào 21/ 05 hàng năm.
Vậy tiết Lập Hạ năm 2024 bắt đầu từ khi nào?. Chuyên gia phong thủy cho biết, Lập Hạ 2024 bắt đầu từ ngày 5/5/2024 là Chủ Nhật (tức 27/3 Âm lịch) và kết thúc hết ngày 6/5/2024. Đây là ngày Kỷ Tỵ, tháng Mậu Thìn và năm Giáp Thìn. Còn cả tiết khí Lập Hạ năm 2024 kéo dài từ 5/5 đến 21/5/2024.
Những kiêng kỵ khi Lập Hạ
Trong hệ thống 24 tiết khí thì mùa hè được xác định từ thời điểm tiết Lập hạ. Sự thay đổi lớn về thời tiết này dẫn đến sự biến động mạnh mẽ trong sinh giới, cuộc sống con người và trường khí năng lượng.
Trong ngày Lập Hạ, bạn cần kiêng kỵ những điều sau:
Kiêng kị quan hệ nam nữ: Theo quan niệm dân gian, vào các ngày Tứ Lập, Tứ Ly, Tứ Tuyệt đều không nên quan hệ nam nữ. Người ta cho rằng nếu vào ngày này mà hành sự "mây mưa" thì là phạm kỵ, ảnh hưởng tới sức khỏe, giảm đi dăm phần tuổi thọ.
Trong đó: Tứ Lập gồm Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông; Tứ Ly gồm Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu Phân; Tứ Tuyệt tức ngày trước những ngày thuộc Tứ Lập
Kiêng ngồi trước cửa nhà: Ngoài ra, cũng có vùng kiêng ngồi trước cửa trong ngày Lập Hạ bởi đây là vị trí đón gió, đón khí vào nhà. Nếu ngồi ở đây ngăn cản khí vào nhà thì dễ ốm đau, bệnh tật trong suốt mùa hạ, nhất là người già và trẻ nhỏ càng cần đề phòng.
Kiêng thay đổi nhiệt độ đột ngột: Tránh đi ra ngoài ngay từ máy lạnh trong phòng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn có thể khiến cho bạn gặp phải tình trạng sốc nhiệt.
Tránh làm việc ngoài trời quá lâu: Không nên ở ngoài đường lâu, nhất là những ai ở trong thành phố (do bức xạ nhiệt lớn). Lý do tương tự như việc ngồi điều hòa trong phòng rồi ra khỏi phòng ngay lập tức.
Còn trong tiết Lập Hạ, bạn nên chú ý năm nay, tiết Lập Hạ chủ yếu rơi vào tháng Kỷ Tỵ nên những người tuổi Hợi và Dần phải hết sức chú ý, làm việc gì cũng phải giữ cho tinh thần cân bằng, hành sự cẩn trọng, suy nghĩ kĩ càng trước khi tiến hành, tránh tình trạng phá sức, phá tài.
Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyên bạn cần chú ý ăn uống thanh đạm để bảo vệ sức khỏe. Vì sau khi bước sang Lập Hạ, dương khí tăng mạnh, nhiệt độ nóng dần lên, những thực phẩm nhiều giàu mỡ sẽ khiến cơ thể dễ bốc hỏa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần. Bạn nên hành sự điềm tĩnh, hài hòa, nóng vội khiến tinh thần bất an, là điều kiện tốt để bệnh tật phát sinh, nhất là các bệnh về tim mạch. Trong tiết khí này cũng nên tiến hành những việc làm như cúng bái thần linh, tặng đồ ăn cho người khác, uống những ấm trà mới...
* Mọi thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Có 6 điều cần lưu ý trong lễ cúng ông Công ông Táo 2024 nhất định phải biết Theo quan niệm dân gian, trong ngày thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo, có những điều phải lưu ý, kiêng kỵ cần nhớ để các vị thần Bếp, thần Đất chứng tâm và mang lại may mắn cho cả nhà. Cúng ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trước khi đến Tết Nguyên đán. Người ta...