Những kịch bản có thể xảy ra khi sắc lệnh di trú của ông Trump “ra tòa”
NTòa án liên bang có thể quyết định khôi phục lại, hoặc duy trì đóng băng sắc lệnh di trú gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hoặc cuộc chiến pháp lý có thể chưa dừng lại ở đó.
Sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối mặt với các thách thức pháp lý. (Ảnh minh họa: Getty)
Sắc lệnh tạm ngừng tiếp nhận người tị nạn và hạn chế người nhập cư từ 7 quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đối mặt với thách thức pháp lý khi một tòa án ở Seattle (Washington) yêu cầu tạm ngừng sắc lệnh, trong khi tòa án phúc thẩm ở San Francisco bác đề nghị khôi phục ngay lập tức sắc lệnh.
Chính quyền của Tổng thống Trump cuối ngày hôm qua đã hoàn tất việc bổ sung thông tin pháp lý để giải thích cho quyết định ra sắc lệnh. Phiên điều trần đầu tiên về sắc lệnh tại tòa phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 9 của Mỹ ở San Francisco sẽ diễn ra chiều 7/2 theo giờ địa phương (tức sáng mai 8/2 theo giờ Việt Nam).
Tòa phúc thẩm hoặc sẽ đưa ra 1 trong 3 quyết định: hoặc khôi phục sắc lệnh, hoặc duy trì đóng băng sắc lệnh, hoặc sẽ phải tổ chức thêm nhiều phiên điều trần khác.
Video đang HOT
Kịch bản thứ nhất, tòa bác bỏ phán quyết của thẩm phán Seattle (Washington), yêu cầu khôi phục ngay lập tức sắc lệnh và không vấp phải bất cứ kháng cáo nào. Điều này có thể sẽ lại kéo theo tình trạng hỗn loạn giống như khi nó được ban hành. Hiện chưa rõ giới chức Mỹ đã chuẩn bị sẵn kế hoạch cho kịch bản tình trạng hỗn loạn có thể lặp lại hay chưa.
Kịch bản thứ hai, tòa phúc thẩm có thể sẽ quyết định duy trì phán quyết đóng băng sắc lệnh và tiến hành thêm các phiên điều trần khác trước khi ra phán quyết cuối cùng.
Kịch bản thứ ba, bên thua kiện – hoặc chính quyền của Tổng thống Trump, hoặc bang Washington – có thể đề nghị Tòa án tối cao can thiệp để giải quyết. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải có sự chấp thuận của 5/8 thẩm phán Tòa án tối cao. Tòa án tối cao Mỹ thông thường có 9 thẩm phán, trong đó tổng thống chỉ được chỉ định 1 thẩm phán để đảm bảo tính công bằng. Hiện tại, Tòa án tối cao chỉ có 8 thẩm phán do thẩm phán Antonin Scalia qua đời năm ngoái. Neil Gorsuch, người được ông Trump đề cử làm thẩm phán thứ 9, vẫn đang chờ phê chuẩn của Quốc hội.
Bình luận về khả năng vụ kiện được chuyển lên Tòa án tối cao, giáo sư Kathleen Kim tại Đại học Luật Loyola tại Los Angeles cho rằng, Tòa án tối cao có thể sẽ không tiếp nhận đơn kháng cáo. Nếu Tòa án tối cao không tiếp nhận đơn kháng cáo đồng nghĩa với việc phán quyết của tòa cấp dưới, ở đây là tòa phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 9 sẽ có hiệu lực.
Về phía Nhà Trắng, họ tin rằng chính quyền sẽ chiến thắng trong vụ kiện và sắc lệnh sẽ được khôi phục trở lại để phục vụ mục đích an ninh quốc gia. “Rõ ràng pháp luật đứng về phía Tổng thống. Ngài Tổng thống có mong muốn làm những gì tốt nhất cho đất nước nhằm bảo vệ người dân, và chúng tôi rất tự tin rằng chúng tôi sẽ chiến thắng trong vấn đề này”, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer nói.
Minh Phương
Theo Washington Post, SMH
Cơ quan duy nhất có thể xóa bỏ sắc lệnh di trú gây tranh cãi của ông Trump
Sắc lệnh hạn chế nhập cư ban hành hôm 27/1 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang kéo theo một cuộc chiến pháp lý gay gắt khi nhiều người cho rằng, sắc lệnh của ông là vi hiến. Tuy nhiên, chỉ có Tòa án tối cao Mỹ mới có thể xóa bỏ sắc lệnh này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Cuộc chiến pháp lý xung quanh lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump có xu hướng leo thang khi tòa án liên bang ra phán quyết tạm ngừng sắc lệnh gây tranh cãi này, trong khi đó, nỗ lực kháng cáo của chính quyền Tổng thống Trump bị bác bỏ.
Theo đài NCB, Tòa án phúc thẩm Khu vực Tư pháp số 9 của Mỹ ở San Francisco đã từ chối đề nghị của Bộ Tư Pháp khôi phục ngay lập tức sắc lệnh vốn bị chặn bởi phán quyết của thẩm phán James Robart tại Seattle (Washington). Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó cũng thông báo sẽ ngừng sắc lệnh di trú này, để cho phép những người có thị thực hợp lệ tiếp tục được nhập cảnh vào Mỹ.
Một câu hỏi được đặt ra là liệu số phận sắc lệnh di trú của ông Trump sẽ ra sao và ai sẽ là người quyết định?
Nhà nước Mỹ được thiết kế theo mô hình tam quyền phân lập, trong đó quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập để đảm bảo cơ chế "kiểm soát và cân bằng", giới hạn quyền lực, đảm bảo tự do và bình đẳng. Quốc hội có quyền lập pháp, các tòa án có quyền tư pháp và Tổng thống có quyền hành pháp. Đó là lý do tại sao một thẩm phán tòa án cấp bang có thể chặn được sắc lệnh của Tổng thống Trump.
Sắc lệnh ngừng tiếp nhận người tị nạn, cấm nhập cảnh đối với công dân 7 quốc gia đa số là người Hồi giáo của Tổng thống Mỹ Donald Trump là một sắc lệnh hành pháp mang tính ràng buộc về pháp lý và khó có thể bị Quốc hội bác bỏ. Tuy nhiên, nó chịu sự giám sát của ngành tư pháp.
Báo Economist dẫn phân tích của giới chuyên gia cho biết, chỉ riêng tòa án cấp bang không thể bãi bỏ sắc lệnh của ông Trump. Tòa án chỉ có thể ra phán quyết tạm ngừng sắc lệnh hành pháp, và sắc lệnh chỉ bị bãi bỏ khi Tòa án Tối cao tuyên bố sắc lệnh đó là vi hiến. Tuy nhiên, quá trình chuyển sắc lệnh lên Tòa án Tối cao có thể mất tới cả năm và trong thời gian đó chính quyền của Tổng thống Trump hoàn toàn có thể thay đổi hệ thống nhập cư của Mỹ theo hướng những phán quyết của tòa liên bang gần như không còn phù hợp. Mặt khác, một tổng thống Mỹ hoàn toàn có quyền thu hồi hay sửa đổi mệnh lệnh hành pháp của mình. Tuy nhiên, kịch bản này khó xảy ra bởi ông Trump tỏ ra rất cương quyết duy trì cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử về vấn đề người nhập cư.
Trong lịch sử Mỹ mới có hai lần sắc lệnh hành pháp của tổng thống bị ngành tư pháp bãi bỏ. Sắc lệnh đầu tiên của của Tổng thống Harry Truman ban hành năm 1952, yêu cầu chính phủ kiểm soát các nhà máy thép. Sắc lệnh thứ hai là của Tổng thống Bill Clinton ban hành năm 1995, ngăn chính phủ ký hợp đồng với các công ty thuê người thay thế công nhân đình công.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Trump cần làm gì để "đấu" tiếp với thẩm phán liên bang? Cuộc chiến pháp lý liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cư của chính quyền Donald Trump đang ngày càng căng thẳng và cần được giải quyết ở cấp cao hơn. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo tờ Globe and Mail (Canada), ông Trump ngày 27.1 đã ký sắc lệnh dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng, cấm...