Những khuyến nghị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe (Phần 2)
Mỗi người cần có một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe riêng. Nhưng nếu có thể tuân thủ những khuyến nghị dinh dưỡng dưới đây bạn có thể bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
11. Chỉ uống cà phê khi cần thiết
Cà phê không phải thực phẩm hoàn toàn xấu nhưng cũng không phải loại thực phẩm được khuyến khích nên uống nhiều và thường xuyên. Tùy theo khối lượng công việc, các thói quen sinh hoạt mà con người cần lựa chọn thời điểm uống cà phê sao thích hợp và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhất.
Việc uống cà phê đem lại một vài lợi ích cho con người như giúp tinh thần thoải mái, tập trung nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên không nên uống cà phê quá khuya vì sẽ gây tình trạng khó ngủ.
Ngoài ra, cà phê còn có chất chống oxy hóa, người uống cà phê sống lâu hơn, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như: đái tháo đường tuýp 2, bệnh Parkinson, Alzheimer và các bệnh khác.
12. Thực phẩm chế biến sẵn
Tất cả các loại thực phẩm đóng gói là nguyên nhân khiến tình trạng béo phì tăng cao, đây không chỉ là gánh nặng cho sức khỏe mà còn là gánh nặng kinh tế quốc gia. Không chỉ vậy, các loại thức ăn này được chế biến tiện lợi, dễ ăn và dễ gây nghiện đối với một số người.
Thực phẩm chế biến sẵn có ít chất dinh dưỡng từ protein, chất xơ, chúng còn chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe.
13. Không nên sử dụng các chất béo được chuyển hóa nhân tạo
Các loại sản phẩm chứa chất béo được chuẩn hóa nhân tạo là các loại chất béo có hại cho sức khỏe con người. Các chất béo nhân tạo xuất hiện ở những sản phẩm đóng gói công nghiệp hoặc các loại thực phẩm được chiên trong dầu tái chế, chiên đi chiên lại nhiều lần.
Chất béo chuyển hóa (trans fat) có liên kết chặt chẽ với nhiều loại bệnh nguy hiểm, đặc biệt xảy ra ở các bệnh mạn tính không lây.
Không nên sử dụng các loại chất béo nhân tạo – Ảnh Internet
14. Không nấu, chiên, nướng quá lửa đối với tất cả các loại thịt
Các loại thịt là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng từ protein và nhiều dưỡng chất quan trọng cần thiết cho cơ thể, chế độ ăn uống của con người. Nếu nướng, nấu và chiên thịt quá kỹ có thể dẫn đến sự hình thành các hợp chất có hại làm tăng nguy cơ ung thư.
15. Nên hạn chế uống nước ngọt các loại
Video đang HOT
Đồ uống ngọt, nước ngọt thường được ưa chuộng vì tính tiện lợi. Tuy nhiên nếu uống nước ngọt quá nhiều, thường xuyên sẽ gây tình trạng mất cân bằng năng lượng.
Uống nhiều nước ngọt còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như béo phì, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
16. Hạn chế hút thuốc lá, lạm dụng uống rượu – bia
Thuốc lá, rượu, bia đều là những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh nguy hiểm và cái chết mà con người có thể ngăn chặn. Đây là những loại có hại và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe con người nhưng vẫn còn rất nhiều người coi thường, thờ ơ trước những tác hại sức khỏe mà chúng gây ra.
Nói “Không” với thuốc lá để bảo vệ sức khỏe – Ảnh Internet
17. Tránh tiếp xúc với các loại ánh sáng trắng, ánh sáng cường độ cao trước khi ngủ
Tiếp xúc với ánh sáng trắng trong phòng ngủ sẽ làm gián đoạn sản xuất hormone giấc ngủ melatonin. Do đó sử dụng bóng thủy tinh màu hổ phách trước khi đi ngủ sẽ cho phép melatonin được sản xuất và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
18. Luôn ngủ đủ giấc
Xã hội phát triển, thời gian để con người nghỉ ngơi ít hơn khi có quá nhiều các ứng dụng mạng xã hội và trò chơi đang được quan tâm. Không nên bỏ quên giấc ngủ của mình, chỉ có ngủ đủ giấc, ngủ ngon thì mới khiến con người khỏe mạnh.
Ngủ không đủ giấc, ngủ kém có thể thúc đẩy sự đề kháng insulin và làm hormone thèm ăn giảm đi, kèm theo đó là giảm hiệu suất thể chất và tinh thần. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân, béo phì trong tương lai. Nhiên cứu cho kết quả rằng ngủ ngắn có thể làm tăng đến 89% nguy cơ béo phì ở trẻ em và có đến 55% nguy cơ béo phì ở người lớn.
19. Cần tập thể dục, vận động thể lực hàng ngày
Tập thể dục, vận động thể lực bằng các bài tập thể dục nhịp điệu, đi bộ hoặc vận động hàng ngày là một trong những thói quen tốt có thể khiến bạn có sức khỏe cả thể chất lẫn sức khỏe về tinh thần của mình được khỏe mạnh.
Tập thể dục mỗi ngày là hành động thiết thực giúp bảo vệ sức khỏe – Ảnh Internet
Ngoài ra, thói quen tập thể dục còn giúp bạn giảm mỡ bụng, loại bỏ các chất béo có hại phát triển quanh cơ quan nội tạng của cơ thể giúp cải thiện sức khỏe và chuyển hóa.
20. Thân thiện, sống tích cực và quan tâm đến mọi người xung quanh
Mỗi người đều có rất nhiều mối quan hệ xã hội. Có những mối quan hệ cần được giữ gìn và đa số những mối quan hệ của bạn đều sẽ gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Nếu sống thân thiện, tích cực, biết quan tâm, hòa đồng với các mối quan hệ mà bạn đang có thì bạn sẽ dễ cảm thấy hạnh phúc, khỏe mạnh và giúp tăng tuổi thọ.
Hi vọng với những khuyến nghị dinh dưỡng trên có thể khiến bạn bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và gia đình mình bằng cách lựa chọn những loại thực phẩm tốt, có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì cuộc sống vui vẻ, tích cực mỗi ngày.
Lưu ý khi tập luyện thể thao
Vận động thể lực vốn đã mất nước và tiêu hao nhiều năng lượng. Tập luyện thể thao trong mùa hè nắng nóng nhu cầu về dinh dưỡng và nước uống bổ sung càng cao.
Vậy tập thế nào để đảm bảo sức khỏe, phòng tránh mệt mỏi và nâng cao năng lực vận động đang là vấn đề quan tâm của nhiều người...
Mệt mỏi khi luyện tập thể dục thể thao nói chung là những biến động sức khỏe bình thường. Đây là một trạng thái sinh lý của một cơ thể khỏe mạnh xảy ra sau hoạt động cơ, nhằm báo hiệu rằng các thay đổi về sinh hóa và chức năng của cơ thể đã được huy động đến gần ngưỡng tối đa, cần phải giảm hoặc ngừng vận động để tránh gây hại cho cơ thể. Trạng thái này làm giảm sút tạm thời khả năng hoạt động thể lực và có tính hồi phục nên sẽ mất đi sau khi được nghỉ ngơi thích hợp. Tuy nhiên, tập luyện trong điều kiện thời tiết nắng nóng, dễ gây mất nước, điện giải, nếu không được nghỉ ngơi thích hợp, không được bù nước, dinh dưỡng đầy đủ, sẽ chuyển sang mệt mỏi quá sức, không thể hồi phục tự nhiên.
Để giúp quá trình hồi phục mệt mỏi sau tập luyện diễn tiến thuận lợi, nhanh chóng, tránh dẫn đến mệt mỏi quá sức, việc đảm bảo dinh dưỡng, nước uống trước trong và sau khi tập luyện cần được chú trọng và đảm bảo tính khoa học.
Dinh dưỡng khi tập luyện
Các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp năng lượng duy trì sức khỏe, hoạt động thể lực; xây dựng cấu trúc cơ thể/phát triển thể chất và thúc đẩy quá trình hồi phục sau vận động. Việc đảm bảo đủ năng lượng trước và trong khi tập giúp việc tập luyện được tiến hành thuận lợi và quá trình hồi phục mệt mỏi sau tập diễn ra nhanh chóng.
Dinh dưỡng cho vận động cần đủ về năng lượng và hợp lý về thành phần. Chuyên gia Marco De Angelis, người có hơn 20 năm kinh nghiệm cố vấn dinh dưỡng thể thao cho Ủy Ban Olympic Italy cho rằng "100% thành tích thi đấu tốt do thể lực có được từ chế độ dinh dưỡng tốt. Chế độ dinh dưỡng này không dựa trên bữa ăn gần nhất mà cần tích lũy trong thời gian dài, là tổng thể dinh dưỡng cho cả quá trình tập luyện".
Khẩu phần dinh dưỡng phù hợp tùy thuộc vào loại hình, tính chất, cường độ và khối lượng của hoạt động thể lực. Theo chuyên gia dinh dưỡng Francesco Avaldi của Real Madrid, Tây Ban Nha thì "Cường độ vận động cao đòi hỏi bổ sung nhiều protein từ thịt, cá. Ngược lại, khi tập luyện các bài thể lực nhỏ cần bổ sung lượng lớn carbonhydrate từ ngũ cốc".
Một số nguyên tắc dinh dưỡng trong hoạt động thể lực: Luyện tập sức bền chú trọng hàm lượng carbohydrate, lipid. Các bài tập sức mạnh, sức nhanh cần khẩu phần ăn giàu protein hơn. Tỉ lệ % năng lượng các bữa chính tùy thuộc tính chất bài tập. Năng lượng bữa phụ khoảng 5-10%.
Vấn đề bù nước
Nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể, là thành phần cấu tạo của tất cả các tổ chức và tế bào. Nhu cầu về nước của cơ thể trong điều kiện bình thường khoảng 2-2,5 lít/ngày. Nước tham gia trực tiếp vào hầu hết các phản ứng sinh hóa tạo năng lượng trong cơ thể và có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa thân nhiệt qua việc bài tiết mồ hôi /bay hơi.
Để cơ bắp hoạt động, cần tiêu thụ rất nhiều năng lượng và sản sinh ra một lượng nhiệt rất lớn làm thân nhiệt tăng cao. Tập luyện trong điều kiện thời tiết nắng nóng mùa hè, thân nhiệt thường rất cao, cơ thể điều nhiệt chủ yếu thông qua con đường bay hơi mồ hôi qua da, dẫn đến mất nước kèm mất muối, điện giải. Nếu không bù đủ nước khiến thân nhiệt tăng quá mức, có thể dẫn đến tình trạng shock nhiệt, say nắng, say nóng, mệt mỏi, kiệt sức, "chuột rút". Vậy bù nước thế nào cho đúng? Bởi một lượng nước lớn trong dạ dày sẽ làm tăng trọng lượng và thay đổi trọng tâm cơ thể, làm giảm năng lực vận động, đồng thời làm tăng khối lượng tuần hoàn, tăng gánh nặng của tim lại dẫn đến mệt mỏi.
Bù nước đúng cách khi tập luyện ngày nắng nóng
Về nguyên tắc, khi bạn đã cảm thấy khát nghĩa là bạn đã không ở trạng thái thể lực tốt nhất. Chính vì vậy bù nước cần thực hiện trước khi cảm thấy khát.
Trước khi tập luyện: Uống trên 500 ml nước 2 giờ trước luyện tập. Uống tiếp 200-300 ml nước trong vòng 10-30 phút trước luyện tập. Trước khi tập có thể bổ sung thêm glucose qua nước uống có hàm lượng 4-8%, có thể bổ sung thêm vitamin C. Lưu ý vitamin C chỉ bắt đầu có tác dụng sau khi uống 30-40 phút.
Trong khi tập luyện: Cần cung cấp nước đều đặn trước khi có cảm giác khát, uống đều đặn lượng nước 100 - 200 ml mỗi 15 - 20 phút. Uống tối đa lượng nước cơ thể chấp nhận được trong thời gian nghỉ giải lao (300-500 ml). Bổ sung thêm glucose qua nước uống có hàm lượng đường 4-8% nếu thời gian tập dài.
Nên thay ngay trang phục khi có thể. Chú ý giữ ấm cơ thể ngay khi ngừng tập hay lúc nghỉ giải lao, nhất là trong thời điểm giao mùa, khi có sự chênh lệch nhiệt độ tương đối lớn giữa ngày và đêm.
Sau khi tập luyện: Xác định mức chênh lệch trọng lượng trước và khi tập luyện để xác định lượng nước mất. Tiếp tục bù lượng nước mất trong vòng 2 giờ sau ngưng tập luyện, thi đấu.
Nếu tập luyện trong thời gian ngắn (dưới 60 phút) chỉ cần nước lọc là đủ, nhưng nếu tập luyện kéo dài trên 60 phút hoặc tập với cường độ cao trong điều kiện thời tiết nắng, nóng, độ ẩm cao có thể bổ sung nước uống có chứa 4-8% glucose hoặc các loại nước uống thể thao (Sports Drinks), một số loại nước uống có các chất khoáng, điện giải (orezol).
Các loại nước uống tăng lực (Energy Drinks) đã được chứng minh không có vai trò gì trong việc nâng cao năng lực vận động và không thể thay thế nước uống thông thường, thậm chí một số loại nước tăng lực có chứa hàm lượng đường (carbohydrate) quá cao còn làm rối loạn quá trình hấp thu nước của dạ dày-ruột, vì vậy được khuyến cáo không nên uống quá gần trước và trong khi tập luyện.
Những lưu ý khác
Lựa chọn thời điểm, thời gian tập luyện phù hợp
Về mùa hè thời tiết nắng nóng nên thời điểm thích hợp nhất để tập luyện thường là vào sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao trong khoảng từ 10h-15h, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu trên da, nhất là da vùng đầu mặt, gáy dễ kiệt sức, choáng.
Thời gian mỗi buổi tập căn cứ vào tình trạng sức khỏe, đặc điểm cũng như mục đích tập luyện của mỗi người. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nóng bức nhìn chung thời gian tập luyện nên rút ngắn hơn so với bình thường.
Vệ sinh tập luyện
Đảm bảo nguyên tắc tập luyện dựa trên cơ sở khoa học cũng như thực tế tình trạng bản thân mỗi người như giới tính, tuổi tác, thể chất, tình trạng sức khỏe, mục đích tập luyện để lựa chọn những phương pháp-bài tập/môn thể thao phù hợp, hiệu quả cũng như tính toán thời gian, tần suất, cường độ/lượng vận động hợp lý.
Tập luyện trong điều kiện thời tiết nắng nóng trang phục nhanh chóng thấm ướt mồ hôi, nên thay ngay trang phục khi có thể. Chú ý giữ ấm cơ thể ngay khi ngừng tập hay lúc nghỉ giải lao, nhất là trong thời điểm giao mùa, khi có sự chênh lệch nhiệt độ tương đối lớn giữa ngày và đêm, khi tập vào sáng sớm hay chiều tối muộn, đặc biệt khi tập các môn thể thao dưới nước.
TS.BS. Phạm Quang Thuận
Theo suckhoedoisong
Người Việt lười vận động và những mối nguy sức khoẻ nhìn thấy trước mắt Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ người dân lười vận động nhất thế giới. Thiếu vận động thể lực là một trong những yếu tố nguy cơ gây các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư... Tăng cường vận động thể lực sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. Gần 30% dân số...