Những khuyến cáo giúp doanh nghiệp “lên mây” hiệu quả hơn
Việc triển khai công nghệ điện toán đám mây sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn nếu doanh nghiệp có cái nhìn đơn giản, nội dung đưa ra bàn luận chỉ dừng lại ở những việc tiểu tiết như mua sắm sản phẩm, lựa chọn triển khai loại hình dịch vụ…
Việc lựa chọn, triển khai được giải pháp “lên mây” hiệu quả là thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
Theo chuyên gia Lê Trần Nguyên, Giám đốc kiêm Kiến trúc sư trưởng Trung tâm giải pháp điện toán đám mây ( IBM Việt Nam), hiện nay chi tiêu cho CNTT tại nhiều tổ chức đang ngày càng được chuyển giao đến tay các nhà lãnh đạo của các bộ phận kinh doanh như giám đốc phụ trách marketing (CMO), giám đốc tài chính (CFO), nhân sự (CHRO) hay các giám đốc phụ trách chuỗi cung ứng… chứ không giới hạn ở bộ phận CNTT như trước đây.
Họ là những người đang tìm cách để có được lợi thế cạnh tranh và những hiểu biết thông qua môi trường di động, mạng xã hội hay công nghệ phân tích dữ liệu lớn… và công nghệ điện toán đám mây đang là giải pháp thích hợp để thực hiện được điều này.
Tuy nhiên, do CMO, CFO… do không nhất thiết phải hiểu tất cả các chi tiết về mặt kỹ thuật hay kinh doanh trong việc triển khai công nghệ điện toán đám mây, thế nên những nội dung thảo luận thường chỉ dừng ở mức tiểu tiết và bỏ qua các yếu tố quan trọng định hình nên các quyết định. Thậm chí, thường có cái nhìn quá đơn giản khi nói về điện toán đám mây, nội dung trao đổi chỉ dừng ở việc mua sản phẩm hoặc triển khai loại hình dịch vụ nào.
Video đang HOT
Chuyên gia Lê Trần Nguyên, Giám đốc kiêm Kiến trúc sư trưởng Trung tâm giải pháp điện toán đám mây (IBM Việt Nam).
Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia Lê Trần Nguyên lưu ý, việc ứng dụng thành công môi trường điện toán đám mây đòi hỏi sự hợp tác giữa các chuyên gia CNTT và Ban điều hành để phát triển chiến lược, trong đó cân nhắc mục tiêu kinh doanh và mục tiêu công nghệ một cách tổng thể.
Ông Nguyên nhấn mạnh đến 5 vấn đề cơ bản mà các cá nhân có trách nhiệm tại doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình chuyển đổi sang môi trường điện toán đám mây.
Thứ nhất, cần xác định điện toán đám mây là sự chuyển đổi mô hình kinh doanh và chuẩn hóa các dịch vụ. Phải có cách nhìn và quy hoạch thật tốt cái cần giữ lại, cái cần chuẩn hóa hoặc thậm chí cái nào phải được di chuyển ra ngoài những tiêu chí về SLA (Service Level Agreement)… Đây là một khía cạnh có ý nghĩa rất quan trọng về mặt CNTT để thành công trong quá trình triển khai công nghệ điện toán đám mây.
Thứ hai, nếu có những dịch vụ mà doanh nghiệp, tổ chức dự tính sẽ tự phát triển thì phải đặt ra câu hỏi: Có bao nhiêu phần trăm của cơ sở hạ tầng cần phải được tự triển khai? Có nên xem xét sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài cho cơ sở hạ tầng của mình không?
Thứ ba, nếu doanh nghiệp đang sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài, dù là dịch vụ đám mây công cộng (Public Cloud) hay mô hình kết hợp giữa Public Cloud với dịch vụ hạ tầng chuyên biệt dành riêng cho hệ doanh nghiệp (Private Cloud) thì làm thế nào để bạn chắc chắn rằng họ sẽ đảm bảo được những nguyên tắc của dịch vụ quản lý mà bạn cần có cho các hệ thống? Họ sẽ làm những gì để đảm bảo độ sẵn sàng, năng lực khôi phục sau thảm họa, sao lưu và bảo mật? Họ có đáp ứng được những yêu cầu về tuân thủ quy định của bạn không, và làm thế nào để bạn xác định được rằng họ đang đáp ứng được những yêu cầu đó? Biện pháp đảm bảo hiệu suất của họ là gì?
Vấn đề thứ tư đó là, nếu bạn dự định là nhà cung cấp các dịch vụ cho công ty, làm thế nào để bạn định hướng lại bộ phận của mình để duy trì độ linh hoạt, tính sẳn sàng cao và khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu của doanh nghiệp?
Thứ năm đó là làm thế nào để bạn phát triển môi trường hiện tại của mình thành một môi trường được quản lý dựa trên nền tảng điện toán đám mây?
Ngoài 5 vấn đề nói trên, chuyên gia Lê Trần Nguyên cũng nhấn mạnh, khả năng của điện toán đám mây và lợi ích mà nó đem lại cho doanh nghiệp là vô tận, chính vì thế, việc quyết định triển khai công nghệ điện toán đám mây như thế nào cũng đòi hỏi chính các chuyên gia CNTT phải đảm nhiệm thêm vai trò của những doanh nhân, hiểu rõ những cân nhắc về mặt kinh doanh và đưa ra được những tư vấn chuyên môn tốt nhất để chắc chắn rằng những mục tiêu sẽ đạt được.
Ứng dụng và triển khai điện toán đám mây hiện không còn là một lựa chọn mà là vấn đề thiết yếu, dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác để đảm hiệu quả, duy trì năng lực cạnh tranh.
Điều này được minh chứng bằng sự phát triển như vũ bão của việc ứng dụng điện toán đám mây. Theo Gartner, khi quy mô tổng thể của thị trường điện toán đám mây theo dự báo sẽ đạt mức 244 tỷ USD vào năm 2017, các doanh nghiệp trên thế giới đều đang tìm cách nắm bắt cơ hội phát triển nhanh chóng liên quan đến điện toán đám mây để tăng trưởng và đổi mới kinh doanh.
Một khảo sát gần đây do IBM thực hiện với 802 người có quyền ra quyết định và người dùng điện toán đám mây trong 24 ngành kinh tế và 13 quốc gia thì tầm quan trọng chiến lược của điện toán đám mây đối với những người có thẩm quyền ra quyết định như CEO, CMO, CFO, CHRO… sẽ tăng gấp đôi từ 34% lên 72% – vượt hơn so với các nhà lãnh đạo CNTT CIO (chỉ ở mức 58%). Nghiên cứu của IBM còn cho thấy các tổ chức hàng đầu đang ứng dụng điện toán đám mây để tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, có xác xuất cao hơn 136% trong việc sử dụng điện toán đám mây để đổi mới các mối quan hệ với khách hàng.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp như Công ty Thông tin di động (VMS) đã xây dựng một nền tảng điện toán di động tiên tiến, toàn diện theo mô hình “Nền tảng như một dịch vụ”, “Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ”, “Phần mềm như một dịch vụ” cho các đối tác và khách hàng doanh nghiệp và đang hỗ trợ hiệu quả các kế hoạch mở rộng.
Theo ICTnews
Nhân viên IBM "lãnh hậu quả" từ vụ bán máy chủ cho Lenovo
25% nhân sự thuộc mảng sản xuất máy chủ trước đây của IBM sẽ bị cắt giảm.
Hồi cuối tháng Một, IBM đã chính thức bán mảng máy chủ của mình cho Lenovo. Và như một hệ quả của cuộc "tháo chạy" này, một bộ phận nhân viên của công ty sắp phải chịu cảnh thất nghiệp. Hãng công nghệ này mới đây vừa chính thức công bố sẽ cắt giảm một bộ phận lực lượng lao động trong mảng "phần cứng". Đây được xem là động thái của IBM nhằm tập trung cho các mảng hoạt động khác mà công ty sẽ tập trung phát triển trong tương lai, bao gồm "đám mây, phân tích, và điện toán nhận thức (cognitive computing).
IBM không tiết lộ cụ thể lượng nhân sự mà hãng sẽ cắt giảm, tuy nhiên, theo nguồn tin của trang công nghệ Cnet, sẽ có tới 25% nhân sự thuộc mảng Công nghệ và Hệ thống (Systems and Technology) - là bộ phận sản xuất các loại máy chủ trước đây hay còn gọi là bộ phận phần cứng. Trong thương vụ với Lenovo, sẽ chỉ có khoảng 7500 nhân viên của IBM tiếp tục về làm việc cho công ty Trung Quốc. Hiện IBM có khoảng 400.000 nhân viên trên toàn thế giới.
Mặc dù cắt giảm nhân sự ở mảng phần cứng, nhưng theo IBM, cơ hội làm việc tại công ty ở các mảng khác vẫn rất rộng mở. Mảng điện toán nhận thức là một ví dụ. Ý tưởng của công nghệ điện toán nhận thức này đó là áp dụng các công nghệ cực kì cao vốn có trên dòng siêu máy tính Watson (phân tích dữ liệu sâu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên...) lên thiết bị di động. Ngay trong năm nay chúng tôi đã đầu tư 1 tỷ USD cho mảng Watson và 1,2 tỷ USD để mở rộng mảng Cloud trên toàn thế giới" - Doug Shelton, đại diện của IBM cho biết trên Cnet. Như vậy, một cánh cửa đóng vào cũng là lúc cánh cửa khác mở ra. Công bố hôm nay rõ ràng là nỗi buồn của nhiều nhân viên tại IBM, nhưng âu đó cũng là một quy luật tất yếu của sự phát triển.
Theo PLXH
Sẽ có chuỗi công viên phần mềm Quang Trung trên toàn quốc Công viên phần mềm Quang Trung sẽ được xây dựng tại nhiều địa phương trên toàn quốc để tạo thành một công viên phần mềm toàn quốc. Thông tin trên được ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc sở TT&TT TP.HCM công bố trong buổi gặp gỡ đầu năm ngành CNTT và Viễn thông năm 2014, được tổ chức vào sáng 28/2 tại TP.HCM....