Những khoảnh khắc đáng nhớ trong ‘kỳ thi lịch sử’
Chiều nay, 10.8, thí sinh cả nước vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi chưa từng có trong lịch sử khi căng mình với nỗi lo kép: vừa lo thi nghiêm túc vừa lo phòng ngừa dịch Covid-19.
Hai mẹ con thí sinh tại điểm thi Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) vỡ òa niềm vui khi kết thúc môn thi cuối cùng của “kỳ thi lịch sử” – ẢNH NGỌC THẮNG
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đã kết thúc với sự dõi theo, lo lắng, động viên của cả xã hội và từng gia đình có con em dự thi.
Chưa bao giờ, việc học và thi của học sinh lớp 12 lại vất vả đến như vậy, khi gần như cả học kỳ 2 bị gián đoạn bởi dịch Covid-19. Khi dịch bệnh được đẩy lùi, học sinh đi học trở lại và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, vốn bị lùi lại 2 tháng so với năm trước, thì dịch bệnh lại bùng phát trở lại.
Ngay trước kỳ thi diễn ra ít ngày, cuộc tranh luận thi hay không thi tiếp tục lại nóng trên các phương tiện truyền thông và cộng đồng mạng. Chính phủ và ngành GD-ĐT đã quyết tâm tổ chức kỳ thi với nguyên tắc: an toàn về sức khỏe của tất cả những người tham gia kỳ thi, đặc biệt là thí sinh, được đặt lên hàng đầu.
Do vậy, với thí sinh ở các địa phương, khu vực đang phải thực hiện cách ly xã hội; những thí sinh diện “có F”… sẽ không tham dự kỳ lần này. Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức kỳ thi đợt 2 cho tất cả thí sinh chưa thể dự thi đợt 1 vì dịch Covid-19.
Tất cả thí sinh dự và cán bộ, nhân viên làm công tác thi đợt 1 được yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh: đeo khẩu trang trong suốt quá trình dự thi, đo thân nhiệt trước khi vào trường thi, rửa tay sát khuẩn…
Vì thi cử trong nỗi lo kép: vừa lo dịch bệnh rình rập, vừa lo làm bài thi đạt kết quả cao nhất và tuyệt đối không vi phạm quy chế thi, nên khi kỳ thi kết thúc an toàn, niềm vui cũng vì thế được nhân lên nhiều lần.
Thí sinh hớn hở hoàn thành kỳ thi đặc biệt giữa đại dịch Covid-19
Tạm thở phào nhẹ nhõm, các sĩ tử được thư giãn trong lúc chờ đợi kết quả thi. Tuy nhiên, do dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên nếu “xõa” sau kỳ thi, các em hãy nhớ vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
Cùng Thanh Niên nhìn lại những khoảnh khắc của mùa thi đặc biệt này:
Từ cổng trường thi, tất cả thí sinh đều được bộ phận y tế đo thân nhiệt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng – ẢNH NGỌC THẮNG
Đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc trong kỳ thi này, nhưng trước khi vào phòng thi, thí sinh phải tháo khẩu trang để giám thị nhận diện, tránh thi kèm, thi hộ – ẢNH NGỌC THẮNG
Thí sinh bước ra khỏi trường thi dưới sự cổ vũ, động viên của các anh chị sinh viên tình nguyện – ẢNH NGỌC THẮNG
Những cái ôm vỡ òa bởi niềm vui khi “kết thúc kỳ thi với nỗ lo kép” – ẢNH NGỌC THẮNG
Thí sinh cùng “xõa” ăn mừng kết thúc kỳ thi, nhưng không quên phòng ngừa dịch bệnh – ẢNH NGỌC THẮNG
Gia Lai: Nhiều thí sinh ghi nhầm số tờ vào ô điểm, viết mực đỏ
Các bài thi ghi nhầm số tờ, viết hai màu mực.... đã được lập biên bản về bài thi bất thường và được đề nghị chấm chung như những bài thi khác.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trưởng đoàn kiểm tra thi tốt nghiệp THPT tại tỉnh Gia Lai, cho biết, toàn tỉnh có gần 13.000 thí sinh dự thi tại 37 điểm thi. Trong ngày thi đầu có 62 thí sinh vắng thi.
Trong ngày thi đầu tiên, kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có trường hợp thí sinh hay cán bộ coi thi nào vi phạm quy chế thi. Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, phòng chống dịch COVID-19 cũng diễn ra nghiêm túc. Một em đăng ký thi ở điểm thi Trường THPT Y Đôn (huyện Đăk Pơ) là bộ đội đang phục vụ ở Đà Nẵng nên phải xin thi đợt 2 do đang cách ly ở Đà Nẵng.
Trong bài thi tự luận buổi sáng là Ngữ Văn, toàn tỉnh có 21 thí sinh ghi nhầm số tờ vào ô điểm hoặc phách, một thí sinh làm bài hai thứ mực do bút hết mực, một thí sinh làm bài bằng mực màu đỏ.
Theo ông Dũng, những bài thi này vi phạm các quy định trong quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Tuy nhiên, do địa bàn tỉnh Gia Lai tỉ lệ người dân đồng bào khá lớn nên tại nhiều điểm thi có đến 30-40% thí sinh là người đồng bào. Nhiều em trong đó có độ tuổi khá lớn, từ 30 đến hơn 40 tuổi. Trong đó có cả những người đang làm cán bộ xã, công an.... Do đó, việc ôn tập cũng như hiểu biết về kỳ thi của các em có những hạn chế dẫn đến những sai sót về kỹ thuật khi làm bài thi, làm bài thi không tốt như các học sinh bình thường.
Do đó, ông Dũng cho biết các trường hợp này đều được các điểm thi lập biên bản bất thường để tránh bị đưa vào diện đánh dấu bài thi. Các bài này cũng sẽ được bỏ vào bì đựng riêng và được đề nghị chấm chung như những bài thi khác.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng và các cán bộ trong đoàn đi kiểm tra các điểm thi trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Riêng buổi chiều thi trắc nghiệm môn Toán, không có những sai sót bất thường xảy ra.
"Các địa phương có thí sinh người đồng bào còn phải bố trí các đoàn đi đến tận nhà thí sinh để vận động và chở đi thi. Nếu không họ sẽ không tự đi mà chọn đi làm nương rẫy luôn" - ông Dũng nói.
Thêm niềm tin cho ngày hôm nay Hôm qua (9/8) đông đảo thí sinh cả nước đã đi được nửa chặng đường trong hành trình vượt vũ môn. Không nhiều "giông bão" như một số người lo lắng thái quá từng tưởng tượng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 trong ngày đầu tiên diễn ra tốt đẹp. Kỷ luật phòng thi được duy trì nghiêm tại tất cả điểm thi...