Những hủ tục đáng sợ với phái nữ
Khắp nơi trên thế giới, những hủ tục tàn bạo, lễ nghi tàn khốc hành hạ phái đẹp vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
1. Cắt âm vật
Cắt âm vật là một nghi lễ tồn tại trên 28 quốc gia, chủ yếu ở châu Phi và Trung Đông. Các bé gái từ 4 – 10 tuổi sẽ bị loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục ngoài.
Những quốc gia này cho rằng nghi lễ này sẽ giúp các bé gái giữ được sự trong sạch của mình trước khi lập gia đình. Nếu trái với nghi lễ này sẽ bị coi là ô uế và bị ruồng bỏ.
Phần lớn công đoạn này được tiến hành thô sơ bằng dao kéo mà không được gây mê. Vì vậy có nhiều trường hợp các em bị nhiễm trùng, vô sinh hoặc tử vong tại chỗ do mất máu quá nhiều
Mặc dù đã bị lên án và một số quốc gia đã ban lệnh cấm nhưng hủ tục đáng sợ này vẫn tồn tại ở nhiều quốc gia ở châu Phi, Trung Đông.
2. Giết chết vì danh dự (Honour killing)
Giết chết vì danh dự là hành vi giết một cô gái do chính gia đình thực hiện khi tin rằng cô ta đã làm mất phẩm giá, danh dự của dòng tộc và họ hàng.
Nạn nhân của ‘cái chết danh dự’
Video đang HOT
Theo UNICEF hủ tục cực kỳ phi nhân tính tại một số quốc gia tôn giáo, điển hình nhất là Ấn Độ đã làm hơn 5.000 cô dâu thiệt mạng mỗi năm.
Nạn nhân của hủ tục này sẽ là 1 phụ nữ từ chối hôn nhân đã sắp đặt, nạn nhân của 1 vụ hiếp dâm hay tìm cách ly dị (ngay cả khi bị ngược đãi)…
Họ sẽ bị ép uống thuốc độc, hỏa thiêu hay bị đánh cho tới chết. Vì những người theo hủ tục này tin rằng chỉ có cái chết của họ mới chuộc lại danh dự cho gia đình còn sống.
Nạn nhân sống sót sau ‘cái chết danh dự’
Cho đến nay, dù đã bị cấm nhưng hủ tục đáng sợ này đã và vẫn đang tiếp tục diễn ra ở một số nước. Không biết bao nhiêu gia đình phải chịu nỗi đau mất con với hủ tục tàn khốc này.
3. Thiêu cháy cô dâu (Burning bride)
Ở một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, người phụ nữ được coi là tài sản của đàn ông, gánh nặng của gia đình.
Chính vì vậy mà khi cưới, nhà vợ phải đem của hồi môn đến nhà chồng nếu muốn hai người được cưới nhau. Nếu nhà vợ không đáp ứng được thì điều chờ đợi các cô dâu là cái chết phi nhân tính.
Lễ thách cưới là điều ám ảnh của các cô dâu
Theo đó, người chồng hay gia đình anh ta sẽ dùng dầu hỏa dội lên người vợ, sau đó thiêu cô ta tới chết. Ước tính, mỗi năm ở Ấn Độ có 2.500 cô dâu bị chết vì hành động mất hết tính người này
Một nửa thế giới này là phái yếu. Bạo hành phụ nữ không khác nào đẩy họ vào con đường chết và tự tiêu diệt một nửa nhân loại.
Bất cứ khi nào biết, chứng kiến tình trạng bạo lực, hành hạ phụ nữ, hãy báo ngay cho chính quyền và các nhà chức trách.
Theo Datviet
Hủ tục hiến cô dâu nhí bồi thường tội ác
Hủ tục Swara biến những bé gái tuổi còn rất nhỏ thành 'vật hiến tế' cho những gã đàn ông lớn hơn hàng chục tuổi.
Tại vùng Pashtun và một khu vực dân du mục giữa Afghannistan và Pakistan vẫn tồn tại hủ tục kinh hoàng mang tên Swara với những đứa trẻ có gia đình trót mắc phải một món nợ hay tội lỗi nào đó.
Theo đó, nếu như gia đình nào đó 'mắc tội' với một gia đình khác thì người con gái nhỏ của gia đình đó sẽ được 'dâng' cho kẻ thù cùng các của cải khác làm vật bồi thường.
Một bà mẹ nhí ở Pakistan
Người con gái bị 'cống nạp' cũng sẽ biểu trưng cho sự ô nhục của gia đình đã mắc nợ. Nhưng những hiềm khích sẽ được loại bỏ để họ trở nên hòa hợp hơn.
Thế nhưng, trên thực tế, hủ tục hiến tế Swara lại trở thành thủ phạm gây ra rất nhiều nỗi đau cho các cô gái trẻ tuổi.
Cuộc sống làm vợ, thực hiện các nghĩa vụ gia đình khi còn quá nhỏ tuổi (phần lớn trên 10 tuổi) đã khiến những em bé gái này phải chịu quá nhiều đau khổ, tổn hại cả về sức khỏe và tinh thần.
Không ít trường hợp đã bị tổn thương tâm lý nặng nề khi phải phục vụ người chồng già hơn mấy chục tuổi cũng như toàn bộ gia đình.
Có những trường hợp, các cô bé gái bị nhiều người đàn ông trong gia đình nhà chồng cùng hãm hiếp, làm nhục.
Cô bé Nazia mới lên 5 tuổi. Chú của bé Nazia - thủ phạm gây ra tội giết một người hàng xóm vì tranh chấp đất đai rồi bỏ trốn.
Vì chú của Nazia chưa có con nên hội bô lão đã quyết định bắt anh trai phải đền tội cho em ruột bằng cách... hy sinh con gái của mình.
Vậy là khi mới lên 5 tuổi, Nazia trở thành 'vật hiến tế' cùng với 2 con dê và một mảnh đất để bồi thường cho vụ án giết người mà chú ruột đã gây ra.
Tuy nhiên, không phải ông bố, bà mẹ nào ở Pakistan cũng nhẫn tâm đẩy con gái mình vào địa ngục trần gian.
Mẹ của bé Mahnun, nạn nhân vô tội của một vụ tranh chấp đất, đã can đảm chống lại hủ tục để bảo vệ con mình.
Hội đồng bô lão - có quyền phán quyết các hủ tục
Bố mẹ Mahnun đã phải bỏ trốn trong đêm tối mịt mùng, để lại tất cả điền sản, nhà cửa ở phía sau, bởi với họ 'chẳng có gì quan trọng hơn bằng 2 cô con gái'.
Tuy vậy, gia đình Mahnun vẫn phải sống trong sợ hãi vì lo ngại những người kia sẽ tìm ra mình.
Cho đến nay, việc 'hiến tế' cô dâu nhí nhằm chuộc tỗi lỗi này đã bị chính phủ Pakistan cấm nhưng nó vẫn diễn ra một cách bất hợp khác trên khắp các tỉnh thành của đất nước này.
Các gia đình, bộ lạc vẫn mặc nhiên sử dụng cách thức này nhằm giải quyết thù oán.
Mặc dù bất hợp pháp, nhưng hủ tục ép buộc các bé gái phải kết hôn để giải quyết thù oán gia đình và bộ lạc vẫn xảy ra trên quy mô rộng khắp các tỉnh, thành của Pakistan.
Theo Datviet
Những hủ tục 'sợ phát khóc' vẫn tồn tại đến ngày nay Mặc dù đang trong thời đại văn minh, nhưng ở một số nơi trên thế giới vẫn tồn tại những hủ tục truyền thống ghê rợn đến rùng mình. 1. Lễ "cắt bao quy đầu" cho bé gái Các bé gái có thể phải chịu di chứng nếu ca thủ thuật cắt bao quy đầu không đủ điều kiện an toàn y tế....