Những học sinh, sinh viên nổi tiếng năm 2015
Ngoài cậu bé tự chế đồng hồ nổi tiếng sau một đêm, những học sinh, sinh viên khác ghi dấu ấn nhờ thành tích học tập, nghiên cứu, hoạt động xuất sắc.
Cậu bé Hồi giáo Ahmed Mohamed ở Mỹ trở thành hiện tượng nổi sau một đêm sau khi chị gái đăng ảnh cảnh sát còng tay, dẫn nam sinh này ra khỏi phòng học vì mang đồng hồ tự chế đến trường. Mohamed nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng mạng cùng giới khoa học gia, chính trị gia. Tháng 10, cậu gặp Tổng thống Obama tại sự kiện Đêm thiên văn diễn ra ở Nhà Trắng trước khi quyết định chuyển đến Qatar để tiếp tục học tập. Tháng 11, luật sư của gia đình Mohamed yêu cầu chính quyền thành phố Irving và Trường trung học MacArthur bồi thường tổn thương tâm lý 15 triệu USD. Ảnh: Twitter.
Ba năm sau khi bị tay súng Taliban bắn trên đường đi học, Malala Yousafzai tiếp tục hoạt động tích cực cho quyền đến trường của phụ nữ. Năm 2014, Malala trở thành người Pakistan thứ hai giành giải Nobel Hòa bình. Tháng 7/2015, vào dịp sinh nhật thứ 18, cô tới trại tị nạn của người Syria ở Lebanon mở trường học nhằm mang lại cơ hội học tập cho trẻ em. Ảnh: CNN.
Ái nữ Malia nhà Tổng thống Obama cũng là gương mặt gây chú ý trong năm 2015. Từ năm ngoái, dư luận và giới truyền thông đã chú ý đến chuyến thăm của Malia cùng bố hoặc mẹ đến các trường đại học danh tiếng. Cô sẽ tốt nghiệp trung học vào năm 2016 nhưng vẫn chưa quyết định sẽ theo học trường nào. Ảnh: AP.
Olivia Hallisey, học sinh Trường trung học Greenwich, bang Connecticut, phát minh biện pháp phát hiện vi rút Ebola đơn giản, nhanh chóng, giá thành thấp và không phụ thuộc vào nhiệt độ. Với phát minh này, nữ sinh 16 tuổi giành giải thưởng tại Hội chợ Khoa học Google với học bổng lên đến 50.000 USD. Ảnh: Google.
Video đang HOT
Hoàng Chi Phong, sinh viên chuyên ngành Khoa học và Xã hội tại Đại học Mở Hồng Kông, là một trong những người đứng đầu cuộc biểu tình tại khu vực này năm 2014 (còn gọi là cuộc cách mạng Dù). Năm 2015, nam sinh 19 tuổi tiếp tục gây chú ý trong phong trào biểu tình đòi dân chủ thực sự. Cậu cũng lọt vào danh sách những thanh thiếu niên ảnh hưởng nhất năm 2015 do TIME bình chọn. Ảnh: Getty Images.
Với IQ 180 cùng niềm đam mê Toán học, nam sinh 17 tuổi ở Australia đang phát triển một định lý giúp con người tính toán nhanh hơn máy tính và tìm hiểu bí mật của vũ trụ. Đến nay, Ivan Zelich là cộng tác viên trẻ nhất có bài đăng trên tạp chí Geometry. Cậu biết nói 6 thứ tiếng, từng tham gia giải vô địch bơi lội bang Queensland, đại diện bang tham dự giải cờ vua quốc gia. Năm 2015, cậu nhận giải thưởng Peter Doherty nhờ thành tích xuất sắc trong lĩnh vực Toán học. Ảnh: Ivan Zelich.
Theo Zing
Chuyện học hành của người phụ nữ quyền lực nhất thế giới
Thủ tướng Đức Angela Merkel từng tốt nghiệp đại học ngành Vật lý và có bằng tiến sĩ Hóa học. Xuất thân từ giới khoa học góp phần giúp bà thành công trong sự nghiệp chính trị.
Năm 2015, Thủ tướng Đức Angela Merkel được tạp chí TIME danh tiếng của Mỹ bình chọn là Nhân vật của năm vì tầm ảnh hưởng to lớn của bà đối với tình hình thế giới trong năm.
Tạp chí TIME bình chọn Thủ tướng Angela Merkel là nhân vật của năm. Ảnh: Wikipedia.
Bà Angela Merkel, tên hồi nhỏ là Angela Dorothea Kasner, sinh ngày 17/7/1954 tại thành phố Hamburg, Đức. Bố bà, Horst Kasner, là một mục sư giáo hội Luther. Mẹ là Herlind, dạy tiếng Anh tại một trường học địa phương, theo Biography.
Vài tháng sau khi Angela Merkel ra đời, gia đình họ chuyển sang Đông Đức, trong khi phần lớn người khác dịch chuyển theo hướng ngược lại. Những năm tháng trưởng thành và học tập tại Đông Đức ảnh hưởng lớn đến tính cách của người đàn bà thép.
Thời còn đi học, bà là học sinh chăm chỉ và đạt thành tích tốt, đặc biệt xuất sắc môn tiếng Nga và Toán. Angela thậm chí còn đạt giải cao trong một cuộc thi tiếng Nga và được thưởng bằng chuyến du lịch tới Moscow. Năm 1971, bà tham gia kỳ thi Olympic Toán tại Teterow.
Ngay từ khi còn là học sinh, bà tỏ rõ là người thận trọng. "Tôi ghét tốc độ cao", bà từng nói trong một cuộc phỏng vấn.
Năm 9 tuổi, trong giờ học thể dục, cô bé Angela lưỡng lự đứng trên ván nhảy ở bể bơi suốt 45 phút trước khi lấy hết can đảm nhảy xuống vào những giây cuối cùng của tiết học.
Chi tiết này được nhiều nhà phân tích nhắc lại, chứng minh cho tính thận trọng của bà trong quá trình xử lý cuộc khủng hoảng nợ công.
Ngay khi còn nhỏ, bà sống rất ngăn nắp và có khoa học. Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới từng dành hai tháng để sưu tầm thiệp và lên kế hoạch cho lễ Giáng sinh.
"Tôi luôn muốn biết mình sẽ phải đối mặt với chuyện gì dù đó chỉ là sự bất lợi nhỏ. Tôi coi trọng việc tổ chức và tránh sự xáo trộn", bà nói.
Angela Merkel quan tâm tới chính trị từ rất sớm. Năm 14 tuổi, bà từng trốn trong nhà vệ sinh ở trường học để nghe các chương trình phát thanh về cuộc bầu cử ở Tây Đức, Encyclopedia cho hay.
Angela Merkel tham dự cuộc thi Olympic Toán năm 1971. Ảnh: AFP.
Giống như hầu hết học sinh khác, Angela Merkel là đoàn viên Đoàn Thanh niên Tự do Đức. Mặc dù quan tâm đến chính trị nhưng thời đi học, bà nổi tiếng là người hiếu học và ít đề cập đến các vấn đề chính trị.
Thủ tướng Đức từng ước mơ trở thành giáo viên nhưng cuối cùng, sau khi tốt nghiệp trung học năm 1973, bà lựa chọn theo học ngành Vật lý tại Đại học Leipzig. Bà lý giải lựa chọn như vậy vì "Vật lý là ngành vô hại và không gây tranh cãi".
Đương nhiên, một phần nguyên nhân nằm ở việc Angela Merkel thần tượng nữ khoa học Marie Curie, chủ nhân của hai giải Nobel Vật lý và Hóa học.
Theo cuốn tiểu sử do tác giả người Đức Gerd Langguth viết về Angela Merkel, thái độ chính trị của ông Horst Kasner hỗ trợ lớn cho sự nghiệp học tập của con gái. Việc ông ủng hộ chính quyền Đông Đức giúp Angela có thể "theo học những trường toàn diện, danh tiếng và học đại học tại thời điểm con cái các giáo sĩ thường bị từ chối".
Thời sinh viên, người đàn bà thép từng làm công việc bồi bàn, phục vụ pha chế rượu tại các bữa tiệc hàng tuần ở trường. Đây cũng là khoảng thời gian bà gặp gỡ và bắt đầu mối quan hệ tình cảm với người chồng đầu tiên, Ulrich Merkel.
Năm 1978, bà tốt nghiệp và ứng tuyển vào vị trí phó giáo sư tại Đại học Bách khoa Ilmenau. Tại thời điểm này, mật vụ Stasi của chính quyền Đông Đức từng muốn tuyển mộ bà. Angela Merkel từ chối vì cho rằng, bản thân không có đủ tố chất cần thiết để trở thành điệp viên. Việc này khiến bà đánh mất cơ hội xin việc vì chính quyền không cho phép một người mà họ nghĩ có vấn đề tư tưởng dạy các sinh viên.
Tuy nhiên, đây lại là một quyết định sáng suốt đối với sự nghiệp chính trị sau này của bà vì khi nước Đức thống nhất, một số chính trị gia từng làm việc cho Stasi buộc phải từ chức, theo Bloomberg.
Sau đó, bà làm việc tại Viện Khoa học Đông Đức ở Berlin, hoàn thành chương trình tiến sĩ hóa học lượng tử năm 1986. Tại đây, bà quen biết Joachim Sauer, người chồng thứ hai.
Nhân vật của năm 2015 bắt đầu sự nghiệp chính trị sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Bà là chính trị gia xuất thân từ khoa học và có bằng tiến sĩ Hóa học. Nhiều người cho rằng, thành công trong sự nghiệp chính trị của bà xuất phát từ cách tiếp cận khoa học, có phân tích thấu đáo đối với các tình huống.
Theo Zing
Dạy và học khó khăn vì... trò giỏi tiếng Anh hơn thầy Việc triển khai dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh gặp nhiều trở ngại, đặc biệt do trình độ tiếng Anh của giáo viên còn hạn chế. Sau 5 năm triển khai thí điểm mô hình dạy toán và các môn khoa học khác bằng tiếng Anh trong các trường THPT chuyên giai đoạn 2011 - 2015, mục tiêu ban...