Những hộ không chấp hành sẽ không được hỗ trợ khi xảy ra cá chết
Thực hiện đề án Quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An (gọi tắt là đề án 401) đã được UBND tỉnh phê duyệt, thời gian qua, Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai đã phối hợp với Chi cục Thủy sản Đồng Nai (Sở NN-PTNT), UBND H.Định Quán và H.Vĩnh Cửu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ nuôi cá bè trên hồ Trị An di dời vào vùng quy hoạch.
Một hộ nuôi cá bè trong Vùng nuôi 6 (thuộc vùng quy hoạch) trúng mùa thu hoạch. Ảnh: B.Nguyên
Nhằm phòng tránh những rủi ro về môi trường là nguyên nhân gây cá chết hàng loạt vào những năm gần đây trong giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, các cơ quan chức năng đang tăng cường công tác vận động, tuyên truyền các hộ nuôi cá bè tại khu vực cầu La Ngà (H.Định Quán) di dời khỏi khu vực này vào các vùng quy hoạch. Những hộ nuôi không thực hiện di dời sẽ không được hỗ trợ theo quy định nếu xảy ra tình trạng cá chết trong giai đoạn chuyển mùa như những năm trước.
* Những hộ sớm di dời đã ổn định cuộc sống
Video đang HOT
Vài năm nay, nguồn nước sông ở khu vực cầu La Ngà ngày càng ô nhiễm, mật độ bè nuôi dày nên thường xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt vào giai đoạn chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa. Theo đó, nhiều hộ nuôi cá bè ở khu vực này, nhất là từ khi có đề án 401, đã chủ động di dời bè nuôi vào các vùng đã được quy hoạch.
Ông Nguyễn Trung Hậu, nông dân nuôi cá bè tại sông La Ngà (H.Định Quán) cho biết, gần 8 năm nay, gia đình ông tự di dời bè từ khu vực nuôi ở cầu La Ngà vào sâu hơn vài cây số. Nơi ông di dời hiện thuộc Vùng nuôi 6 (đoạn sông Đồng Nai từ thác Thanh Sơn đến ngã ba sông La Ngà giáp sông Đồng Nai) là vùng quy hoạch nuôi cá bè theo đề án 401 của tỉnh nên ông càng yên tâm sản xuất. Theo ông Hậu, nguyên nhân ông chủ động di dời bè nuôi sớm hơn rất nhiều so với quy hoạch của tỉnh vì ông chuyên nuôi các loại cá chép, cá diêu hồng, cá lăng… – những giống cá khá nhạy cảm với môi trường nước. Vài năm gần đây, nguồn nước sông ở khu vực cầu La Ngà ngày càng ô nhiễm, mật độ bè nuôi dày, rủi ro cá chết hàng loạt vào giai đoạn giao mùa rất cao. Dời bè vào sâu hơn so với vùng nuôi cũ, vợ chồng ông Hậu phải gửi con ở nhà người thân ngoài khu dân cư để tiện việc đi học, cuối tuần mới đón con về. “Sinh hoạt ngày thường cũng khó khăn hơn nhưng khi quen và ổn định cuộc sống ở nơi mới thì vẫn sắp xếp được. Quan trọng nhất với người nuôi cá bè như tôi là tìm được vùng nước tốt cho con cá sinh trưởng và phát triển, ít dịch bệnh và rủi ro cá chết để ổn định cuộc sống” – ông Hậu nói.
Cùng quan điểm, ông Lê Văn Minh, hộ nuôi cá bè thuộc Vùng nuôi 6 trong đề án 401 chia sẻ, ông đang xuất bán lứa cá diêu hồng nuôi ở vùng nước mới. Nhờ môi trường nước tốt hơn nên năng suất vụ thu hoạch này của ông cao hơn, cá tăng trưởng tốt, ít dịch bệnh hơn. Ông Minh cũng là hộ chủ động di dời bè cá vào vùng quy hoạch do con cá diêu hồng khá nhạy cảm với môi trường. Theo ông Minh: “Dời bè cá vào khu vực cách xa khu dân cư hơn thì có khó khăn trong việc sinh hoạt, đi chợ, con cái đi học phải gửi lại ở ngoài khu dân cư. Nhưng về chỗ mới, ít bè, nguồn nước tốt hơn nên cá sinh trưởng tốt, ít rủi ro cá chết nên tôi ổn định ở vùng nuôi mới”.
* Vận động hộ nuôi vào vùng quy hoạch
Hiện khu vực cầu La Ngà vẫn tập trung nhiều hộ nuôi cá bè. Tuy nhiên, nhiều hộ đã có kế hoạch di dời trước mùa mưa nhằm phòng tránh những rủi ro về môi trường là nguyên nhân gây cá chết hàng loạt vào giai đoạn chuyển mùa.
Ông Nguyễn Văn Nhất, hộ nuôi cá bè trên sông La Ngà cho hay: “Gần 1 tháng nữa là tôi sẽ thu hoạch 3 dèo cá hồng. Sau khi thu hoạch bớt, nước sông cũng cạn hơn, tôi sẽ di dời bè nuôi vào vùng quy hoạch. Nhà nước không yêu cầu tôi cũng di dời trước khi mưa đầu mùa xuất hiện để tránh rủi ro cá chết”. Tuy nhiên, ông Nhất vẫn còn nhiều băn khoăn, e ngại vì vào vùng nuôi mới không biết con cá có ổn định, phát triển. Ông cũng lo vì 1 bè cá trị giá rất lớn, việc di dời gặp nhiều rủi ro, chỉ cần trong quá trình di dời xảy ra rách dèo, sập dèo nuôi là thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Chỉ ra nguyên nhân người nuôi cần sớm di dời vào vùng quy hoạch trước giai đoạn chuyển mùa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Nai Châu Thanh An nhấn mạnh, vài ba năm gần đây, khu vực nuôi từ suối Tam Bung đến ngã 3 hợp lưu giữa sông Đồng Nai và sông La Ngà thường xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá bè. Chính vì vậy, trước giai đoạn chuyển mùa, người nuôi cá bè nên thực hiện việc di dời bè nuôi khỏi khu vực này vào các vùng được phép nuôi theo quy hoạch của tỉnh để bảo vệ tài sản của gia đình mình.
Theo ông Phan Trung Liệt, Phó ban thường trực Ban Chỉ đạo 401, số liệu khảo sát mới nhất, hiện tổng số hộ nuôi cá bè trên hồ Trị An là 549 hộ. Ban Chỉ đạo 401 đang tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động người nuôi cá bè di dời vào vùng quy hoạch với nhiều hình thức qua loa phát thanh, phát tờ rơi, dán thông báo và làm việc trực tiếp với các hộ nuôi. Nhiều hộ nuôi các loại cá nhạy cảm với môi trường như: cá chép, cá diêu hồng, cá lăng… đã di dời đến các vùng quy hoạch. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi chưa di dời. Theo ông Liệt: “Việc vận động này là quá trình mưa dầm thấm đất, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích cho các hộ nuôi hiểu. Tuy nhiên, trường hợp các hộ nuôi không di dời theo đề án thì mọi thiệt hại cá chết do môi trường như đã xảy ra thì người nuôi phải tự chịu trách nhiệm. Mặt khác, chúng tôi cũng tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người nuôi không phát sinh thêm lồng, bè mới”.
Giải pháp hạn chế tình trạng cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Vừa đón cơn mưa trái mùa đầu tháng 4, giúp giảm nhiệt trong những ngày nắng nóng, người dân TP Hồ Chí Minh lại chứng kiến cảnh cá chết nổi trắng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và gây ô nhiễm nặng nề.
Thực tế này, như một "điệp khúc" xảy ra mỗi khi thời tiết có mưa trái mùa hay vào đầu mùa mưa mà chính quyền sở tại chưa có giải pháp đồng bộ khắc phục triệt để trên con kênh chính ở khu vực nội ô TP Hồ Chí Minh.
Sau khi xuất hiện cơn mưa trái mùa tối 2-4, sáng 3-4, trên một số đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bắt đầu xuất hiện vài chục con cá chết. Đến đầu giờ chiều 4-4, sau vài trận mưa lớn, xác cá bắt đầu nổi kín mặt nước tại các khu bến thuyền, chân cầu dọc theo kênh. Trong đó, bị ảnh hưởng nặng nhất là đoạn từ cầu số 1 đến cầu số 7 và 8, dài khoảng 2,5 km trên địa bàn các quận Tân Bình, Phú Nhuận và quận 3. Theo ước tính, đã có khoảng 14 tấn cá chết trên kênh chủ yếu là cá trê, rô phi, chép. Cá chết nổi trắng bờ kênh, bốc mùi nồng nặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân dọc hai bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đến ngày 5-4, xác cá chết mới được công nhân thu gom hết. Ở khu vực kênh Tân Hóa - Lò Gốm cũng xuất hiện tình trạng cá chết nhưng số lượng ít hơn so với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Lý giải hiện tượng cá chết trên các tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, lãnh đạo Chi cục Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, khi mưa, rác từ hệ thống ống cống đổ ra kênh làm che mất mặt nước dẫn đến lượng ô-xy giảm. Ngoài ra, nước đổ xuống mạnh khiến lớp bùn bên dưới tích tụ lâu ngày hòa tan trong nước làm gia tăng ô nhiễm khiến cá chết đồng loạt. Ông Cao Văn Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ môi trường và Kiểm tra chất lượng Công ty Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh cho biết: Sau khi nhận tin báo tình trạng cá chết, công ty đã nhanh chóng huy động ngay nhân lực, phương tiện, thiết bị chuyên dụng như: tàu vớt rác, thiết bị vớt thùng chứa, chế phẩm sinh học khử mùi... để thu gom cá chết. Công ty đã huy động 100% công nhân vệ sinh khu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, thậm chí, còn huy động thêm công nhân vệ sinh ở kênh Tân Hóa - Lò Gốm về hỗ trợ thu gom cá chết đi tiêu hủy, đã khắc phục tốt tình trạng ô nhiễm môi trường, trả lại điều kiện sống trong lành cho người dân.
Trong những năm qua, tình trạng cá chết tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè xảy ra mỗi khi có mưa trái mùa hoặc đầu mùa mưa. Nghiêm trọng nhất là giữa năm 2016 khi có đến 75 tấn cá chết phải mất nhiều ngày mới thu vớt hết cá chết. Để giải quyết tình trạng này, TP Hồ Chí Minh đã đầu tư kinh phí khá lớn để triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường nước, giảm thiểu ô nhiễm tuyến kênh như: nạo vét lòng kênh khơi thông dòng chảy, quan trắc giám sát chất lượng nước, vớt rác thải, lục bình, lắp máy quạt tạo ô-xy, giảm đàn cá... nhưng vẫn chưa xử lý được triệt để vấn đề. GS, TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Trường đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh) cho biết: Nguyên nhân tình trạng này là do dân cư dọc kênh vẫn xả nước thải sinh hoạt ra kênh. Trong khi đó, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chưa có hệ thống thu gom nước mưa, khi có mưa lớn, nước thải lưu lượng lớn được đẩy ra ngoài gây sốc cấp tính nguồn nước nên cá chết hàng loạt. Để khắc phục được tình trạng này, phải giải quyết nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, phải có hệ thống xử lý nước thải từ khu dân cư. Ít nhất phải có hầm ga ba ngăn để nước thải đầy ngăn này sẽ tràn sang ngăn kia, sau cùng mới chảy ra cống chung. Hiện nay, việc xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ rất khó thực hiện do quỹ đất của thành phố không còn nữa. Mỗi hộ gia đình hoặc khu dân cư cần hạn chế xả thải trực tiếp ra kênh bằng cách xây dựng bể phốt chứa nước thải có ba ngăn để lưu nước thải lâu hơn, hạn chế tình trạng nước thải cùng nước mưa tràn ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè gây ô nhiễm nặng.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản TP Hồ Chí Minh, để khắc phục tình trạng cá chết trong kênh thì phải hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Cụ thể, phải xây dựng hoàn thiện nhà máy xử lý nước thải khu vực tây Sài Gòn, Bình Tân, Tân Hóa - Lò Gốm, bắc Sài Gòn 1, 2, tây bắc, Nhà máy xử lý nước thải cho kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở quận 2... Tổng số tiền đầu tư cho các dự án này lên đến gần 40.000 tỷ đồng. Thiết nghĩ, để giải quyết hiệu quả vấn đề ô nhiễm môi trường, thành phố cần có nghiên cứu tổng thể các giải pháp. Trong đó, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thu gom, xử lý nước thải theo đúng kế hoạch đề ra thì mới trả lại xanh trong cho các dòng kênh, hạn chế tình trạng cá chết do ô nhiễm xảy ra hằng năm.
Nhận định nguyên nhân ban đầu về cá chết bất thường tại khu vực vụng Ngọc Mới đây, tại khu vực vụng Ngọc, xã Nghi Sơn và khu vực các xã phường Hải Thượng, Hải Hà, Hải Thanh (thuộc thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) ... đã xảy ra hiện tượng cá tự nhiên cũng như cá nuôi ô, lồng của bà con nhân dân chết bất thường. Theo thông tin từ UBND xã Nghi Sơn cho thấy, trong...