Những hình ảnh ấn tượng trong ngày thi đại học đầu tiên ở Trung Quốc – kỳ thi khắc nghiệt nhất thế giới
Học sinh tại Trung Quốc đang bước vào ngày đầu tiên của kỳ sát hạch “ sống còn” để được vào đại học.
Hơn 9 triệu học sinh trung học Trung Quốc từ hôm nay đã bắt đầu “ cuộc chiến quyết định số phận cuộc đời” kéo dài 3 ngày. Đây được coi là kỳ thi đại học lớn va khôc liêt nhất thế giới.
Ghi nhân trong ngay thi đâu tiên, khu vực quanh các trường thi luôn rất đông người nhà sĩ tử chờ đợi trong thấp thỏm. Kỳ thi “khốc liệt” hàng năm này được xem như là cuộc sát hạch “sống còn” của người Trung Quốc để được vào đại học.
“Kỳ thi giống như hàng ngàn người chen nhau lên một cây cầu nhỏ hẹp, mà 20 năm về trước khi tôi cũng tham gia chỉ có vài người có thể qua được bên kia cây cầu”, Zhang Xiuqing, một người cha đang đợi con gái ở bên ngoài một trường thi tại trung tâm Bắc Kinh cho biết.
Gian lân ơ Trung Quôc co thê bi bo tu nên thi sinh đươc kiêm tra rât ky lương trươc khi vao phong thi
Môt phu huynh đưa con đi thi câm ô che mưa cho cac chiên si canh sat hô trơ ky thi đai hoc
Giao thông un tăc nghiêm trong, tât ca đêu phai nhương đương cho đoan xe chơ thi sinh
Video đang HOT
Thi sinh quên the dư thi đươc canh sat dung xe may chơ vê nha lây đê kip giơ thi
Cha me đưng chơ con kin ca công trương, ai cung hêt sưc lo lăng va hôi hôp
Hinh anh phu huynh vât va chơ con thi xong
Me va con gai lăn lôi đương xa lên thanh phô đi thi, ca 2 đang đi tim chô ăn trưa
Rât nhiêu hoc sinh tranh thu ôn lai bai. Ho hoc ơ moi nơi, moi luc, không rơi cuôn sach ra nưa phut đê tranh quên kiên thưc
Ông Huang, tôt nghiêp đai hoc năm 1980 va thi tân 4 lân mơi trung tuyên vao Đai hoc Vu Han. Ông đang hôi tương lai ky ưc cua minh cung cac si tư
Phong thi đăc biêt cho môt thi sinh đang trong giai đoan phai phâu thuât
Theo Helino
Sinh viên có được kiện trường nếu tốt nghiệp không có việc làm?
Khi "học phí" thay bằng "giá dịch vụ đào tạo", điều khiến sinh viên, phụ huynh lo lắng nhất là chi phí phải bỏ ra để học đại học chắc chắn sẽ tăng.
ảnh minh họa
Nhưng tăng học phí, liệu có đi kèm với tăng chất lượng đào tạo, hay hàng năm vẫn có hàng nghìn ra trường không có việc làm?
Học phí tăng theo giá, chất lượng đào tạo ra sao?
Cách đây không lâu, cô Pok Wong - cựu sinh viên Đại Anglia Ruskin (Anh) - đã đưa đơn khởi kiện trường cũ và đòi bồi thường số tiền khoảng hơn 60.000 bảng. Lý do cô kiện trường là vì 2 năm học tập ở đây chẳng mang lại cho cô điều gì, mặc dù tốt nghiệp xuất sắc. Việc trường này khẳng định về "một nền giáo dục có chất lượng và triển vọng việc làm sau khi tốt nghiệp" là gian dối.
Nhưng đó là câu chuyện ở nước ngoài, còn tại Việt Nam, chưa có tiền lệ.
Thậm chí hàng năm, số lượng sinh viên ra trường không có việc làm vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Vậy mà sau này, học phí đại học có thể sẽ tăng theo giá, được tính đủ, tính đúng khi chuyển thành "giá dịch vụ đào tạo" như đề xuất của Bộ GD&ĐT.
Với tư cách là một phụ huynh, bàn về câu chuyện này, luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng "học phí" hay "giá dịch vụ đào tạo" chỉ khác nhau về từ ngữ, còn về bản chất vẫn là việc người học phải trả một khoản tiền để được học trong trường đại học.
Vấn đề quan trọng là thời gian tới, Nhà nước sẽ giao cho các trường đại học được tự chủ, trong đó có việc tự chủ về tài chính. Nếu Nhà nước khoán trắng, thì toàn bộ chi phí đào tạo sinh viên sẽ phải lo, từ tiền lương của giảng viên, tiền mua sắm trang thiết bị... Nếu như vậy sẽ gây áp lực lớn lên người học.
Cùng suy nghĩ, Tuấn Anh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) lo lắng: "Nếu các trường nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng được một kế hoạch giúp sinh viên ra trường có công ăn việc làm ổn định, chứng minh được đồng tiền họ bỏ ra là xứng đáng, thì chắc chắn nhiều người sẽ ủng hộ.
Ngược lại, nếu thu giá đào tạo cao mà chất lượng lại không tương xứng, thì thiệt thòi nhất là sinh viên và gia đình. Liệu ra trường không có việc làm, sinh viên có được trả lại những khoản chi phí đóng góp hay không?".
Làm giáo dục không thể coi như kinh doanh
Khẳng định tăng học phí phải tương ứng với tăng chất lượng đào tạo, luật sư Bùi Đình Ứng cũng cho rằng Nhà nước nhất định phải có cơ chế quản lý, chứ không để các trường muốn định giá bao nhiêu cũng được.
Ví dụ, Nhà nước có thể khống chế bằng mức sàn và có quy định rõ những gì được tính vào chi phí đào tạo, những gì không.
"Làm giáo dục không thể coi như kinh doanh các mặt hàng khác được. Tất nhiên cũng phải có thu để đủ bù đắp cho chi phí đào tạo và có lợi nhuận một phần, nhưng không thể muốn tăng bao nhiêu thì tăng.
Bởi giáo dục đào tạo ra con người, đào tạo ra lực lượng lao động cho thế hệ sau, nên đòi hỏi người làm giáo dục phải có tâm, phải hỗ trợ hết sức cho người học.
Quan trọng hơn, nếu học phí tăng quá cao mà chất lượng đào tạo chưa tương xứng, đồng nghĩa với các trường đang tự đào thải mình" - luật sư Bùi Đình Ứng .
Theo Zing
Rào cản với việc nâng chuẩn giáo viên tiểu học từ trình độ trung cấp lên đại học Nói về đề xuất quy định nâng chuẩn trình độ đào tạo từ trung cấp lên đại học với giáo viên tiểu học, lãnh đạo Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tính khả thi khi đến nay, còn đến 40% số giáo viên tiểu học, tương đương 160.000...