Những hiệu trưởng đại học tư thục nhận lương cao nhất ở Mỹ
Các đại học tư thục ở Mỹ luôn nổi tiếng về sự giàu có. Những trường này sẵn sàng trả lương hàng triệu USD mỗi năm cho hiệu trưởng.
Lee Bollinger, Hiệu trưởng thứ 19 của Đại học Colombia ở thành phố New York, đứng đầu danh sách này. Ông nhậm chức từ năm 2002. Trước đó, Bollinger là Hiệu trưởng Đại học Michigan. Mức lương hiện tại của ông là 4.615.230 USD/ năm (gần 104 tỷ đồng). Ảnh: Colombia.edu.
Đứng thứ hai là Amy Gutmann, Hiệu trưởng thứ tám của Đại học Pennsylvania, với mức lương hàng năm lên đến 3.065.746 USD (khoảng 69 tỷ đồng). Trước đó, bà là nhà lý luận chính trị xuất sắc, từng giảng dạy tại Đại học Princeton từ năm 1976 đến năm 2004. Ảnh: Jimgrahamphotography.
Nido Qubein, Hiệu trưởng Đại học High Point ở North Carolina từ năm 2005, có mức lương hàng năm là 2.909.148 USD (tương đương 65,5 tỷ đồng). Tuy nhiên, điều đáng nhắc đến là cuộc đời kỳ lạ của ông. Qubein đến Mỹ từ thời niên thiếu, chỉ với 50 USD và không biết tiếng Anh. Hiện tại, ngoài giữ chức vụ người đứng đầu một trường đại học tư thục, ông còn là chủ tịch của Công ty Great Harvest Bread với 220 cửa hàng tại 43 bang, đồng thời là diễn giả nổi tiếng. Ảnh: Highpoint.edu.
Video đang HOT
Với mức lương 2.503.794 USD (hơn 56,4 tỷ đồng), Richard Joel, Hiệu trưởng thứ tư của Đại học Yeshiva ở thành phố New York, xếp vị trí tiếp theo trong danh sách. Ông tốt nghiệp cử nhân và tiến sĩ luật từ Đại học New York. Ảnh: Forward.
Hiệu trưởng Đại học Vanderbilt, ông Nicholas Zeppos (bên phải), có tên trong danh sách ở vị trí thứ năm, với mức lương hàng năm là 2.147.452 USD (gần 48,4 tỷ đồng). Ông giảng dạy tại Trường Luật thuộc Vanderbilt từ năm 1987. Năm 2007, ông là quyền hiệu trưởng. Đến năm 2008, Zeppos chính thức trở thành hiệu trưởng thứ tám của đại học tư thục này. Ảnh: Wikipedia.
Đứng thứ sáu trong danh sách là Scott Cowen, Hiệu trưởng thứ 14 của Đại học Tulane ở thành phố New Orleans, bang Louisiana. Hàng năm, ông nhận lương 1.634.000 (hơn 36,8 tỷ đồng). Ngoài ra, Cowen cũng là tác giả của hơn 100 bài báo và 5 cuốn sách. Ảnh: Wikipedia.
Ronald Daniels giữ chức Hiệu trưởng Đại học Johns Hopkins từ năm 2009. Trước đó, ông là Phó hiệu trưởng Đại học Pennsylvania. Với mức lương 1.629.325 USD (khoảng 36,7 tỷ đồng), ông xếp thứ bảy trong danh sách những hiệu trưởng đại học tư thục nhận lương cao nhất ở Mỹ. Ảnh: Bizjournals.
Marc Tessier-Lavigne có mức lương hàng năm là 1.459.267 USD (gần 32,9 tỷ đồng). Ông là người Canada, tốt nghiệp tiến sĩ từ Đại học College London, Anh và trở thành Hiệu trưởng Đại học Rockefeller từ năm 2011. Ảnh: Zimbio.
Hiệu trưởng Đại học New York, ông John Sexton, đứng thứ chín với mức lương 1.452.992 USD (khoảng 32,7 tỷ đồng). Ông nhậm chức từ năm 2002. Trước đó, ông là Hiệu trưởng Trường Luật thuộc Đại học New York. Ảnh: Nyulocal.
Xếp cuối cùng trong danh sách là C.L. Max Nikias, Hiệu trưởng thứ 11 của Đại học Southern California (USC), với mức lương 1.422.458 (hơn 32 tỷ đồng). Ông làm việc tại USC từ năm 1991, giữ cương vị giáo sư, giám đốc trung tâm nghiên cứu, hiệu trưởng trường trực thuộc trước khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng vào năm 2010. Ảnh: Wilipedia.
Theo Zing
Cựu cán bộ tuyển sinh Trung Quốc ăn hối lộ hàng triệu USD
Tòa án Nhân dân Nam Kinh, Trung Quốc vẫn chưa tuyên án đối với Cai Rongsheng, cựu Giám đốc phòng tuyển sinh, Đại học Renmin, Bắc Kinh.
Theo hãng AP, công tố viên cho biết, từ năm 2005 đến 2013, bị cáo Cai nhận 3,6 triệu USD (gần 82 tỷ đồng) từ 44 thí sinh để giúp họ trúng tuyển hoặc thay đổi chuyên ngành.
Truyền thông Trung Quốc cho hay, một trong số những người đưa hối lộ là con gái của doanh nhân Hồng Kông.
Cai Rongsheng nhận hối lộ gần 82 tỷ đồng trong thời kỳ làm việc tại phòng tuyển sinh Đại học Renmin. Ảnh: AP.
Phiên xét xử Cai Rongsheng diễn ra hôm 3/12 tại tòa án trung lập ở Nam Kinh nhằm tránh những can thiệp. Tại tòa, bị cáo bày tỏ thái độ ăn năn, hối hận.
Đầu tuần này, Bộ Giáo dục Trung Quốc cách chức Wang Cizhao, cựu Giám đốc Nhạc viện Trung ương, sau khi buộc tội ông này lợi dụng chức vụ để hưởng những dịch vụ giảm giá trong quá trình tổ chức đám cưới xa hoa cho con gái.
Trước đó, Yang Fangchun, Phó hiệu trưởng Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh cũng bị sa thải sau khi cấu kết với các nhân viên khác, tham ô 440.000 USD công quỹ.
Liu Yadang, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, bị bãi nhiệm do không khai báo khoản thu nhập 200.000 USD từ việc tham gia hội đồng quản trị của 6 công ty.
Cuối tháng 11/2015, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng Đại học Truyền thông Trung quốc cũng mất chức vì quản lý yếu kém. Nhiều quan chức các trường đại học khác bị khiển trách.
Bộ trưởng Giáo dục Yuan Guiren khẳng định, sẽ nhanh chóng xóa nạn tham nhũng trong ngành giáo dục.
Theo Zing
Học sinh đánh nhau nên cách chức hiệu trưởng? Một số hiệu trưởng đã bị các địa phương ra quyết định kỷ luật khi để xảy ra tình trạng học sinh đánh nhau, bạo lực học đường kéo dài. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải nghiêm minh kỷ luật cả người đứng đầu trường học mới góp phần làm giảm bạo lực học đường đang có xu hướng tăng. Trò bị...