Những hiểu lầm phổ biến về MBA
Nhiều người lầm tưởng chỉ nên học MBA khi đã có kinh nghiệm, phải có bằng kinh doanh bậc đại học mới có thể học MBA
Là người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy về kinh doanh, ông Victor Kane, Trưởng khoa Đào tạo Sau đại học khu vực châu Á – Đại học RMIT chia sẻ những hiểu lầm thường gặp về MBA.
Chỉ học MBA khi đã có kinh nghiệm
Thực tế, sinh viên vừa tốt nghiệp hoặc mới đi làm có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận kiến thức mới, “đi tắt đón đầu” kinh nghiệm quản lý từ các “tiền bối” trong quá trình học MBA bởi họ chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi những định kiến, thói quen từ công việc.
Anh Lục Chí Tài, chuyên viên tư vấn bất động sản cao cấp của Tập đoàn Đầu tư DHA, cựu học viên MBA RMIT là một ví dụ. Sau nhiều trăn trở và tham khảo ý kiến thầy cô, các anh chị khóa trước, anh Tài quyết định theo học MBA dù kinh nghiệm chưa có. Kết quả, những giờ học trên lớp, buổi làm việc nhóm cùng đồng môn đến từ nhiều công ty đã giúp anh mở ra cách tư duy đa chiều và cách giải quyết mới mà trước đây chưa từng tiếp cận.
Anh Lục Chí Tài quyết định học MBA khi vừa ra trường và hài lòng với quyết định của mình vì những gì MBA mang lại.
Đi học MBA cũng giúp học viên mở rộng các mối quan hệ công việc, qua đó, tận dụng những cơ hội nghề nghiệp mà các mối quan hệ này mang lại.
Có bằng kinh doanh rồi thì không cần học MBA
MBA không phải phiên bản nâng cấp của bằng kinh doanh mặc dù nội dung có vẻ tương tự. MBA tập trung áp dụng lý thuyết vào thực tế, phát triển những góc nhìn đa chiều về mọi vấn đề nhằm đưa ra cách giải quyết mới, hiệu quả.
Nhiều học viên chia sẻ, học MBA vừa đi làm giúp họ áp dụng ngay được những kiến thức ở lớp vào thực tế công việc, từ đó giải quyết vấn đề trơn tru, hiệu quả hơn.
Đặc biệt, những môn học đặc thù như Design Thinking for Business (Tư duy thiết kế trong kinh doanh) tại Đại học RMIT giúp học viên phát triển tư duy, tập trung vào giải pháp, cởi mở với những ý tưởng mới, đưa ra được cái nhìn toàn cảnh, đa diện về mọi vấn đề.
“MBA cho tôi khối kiến thức tổng quát tốt, khi làm việc thực tế có thể nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh từ tổng quát đến chi tiết, sau đó đưa ra giải pháp phù hợp và đúng đắn”, chị Huỳnh Hoa Tường Vy – Trợ lý Tổng Giám đốc MKP Shipping chia sẻ.
Video đang HOT
Chị Huỳnh Hoa Tường Vy cho rằng MBA giúp chị phát triển tư duy chiến lược và góc nhìn đa chiều về mọi vấn đề
Học MBA rất tốn kém
Bằng MBA là một khoản đầu tư dài hạn có giá trị lâu dài. Cái bạn có được là kiến thức, trải nghiệm quốc tế và những mối quan hệ có lợi. Nhiều cựu học viên chia sẻ, sau khóa học MBA, họ nhận được nhiều hơn chỉ một tấm bằng, đó là cơ hội nghề nghiệp từ bạn học, những mối quan hệ bạn bè thân thiết, những mối quan hệ chuyên nghiệp mà thậm chí tiền không mua được.
Chị Lê Vũ Châu Giang (GiGi Le), cựu sinh viên bậc thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh tại RMIT chia sẻ: “Tôi chưa từng hình dung mình sẽ có một cuộc sống như hiện tại trước khi theo học Thạc sĩ MBA tại RMIT. Trong quá trình làm việc nhóm, thật bất ngờ một người bạn cùng lớp đã mời tôi về làm việc tại công ty của anh ấy. Những kiến thức về quản lý đã giúp tôi chứng minh năng lực làm việc với các đồng nghiệp tại Australia. Sau một thời gian thử việc, tôi được nhận vào làm chính thức và điều đó đánh dấu bước đầu tiên trên con đường xây dựng sự nghiệp của tôi ở Australia”.
Những mối quan hệ bạn bè, đối tác giá trị từ bạn học, giảng viên là kết quả của khóa học MBA.
Phải có bằng kinh doanh bậc đại học mới có thể học MBA
Thực tế, rất nhiều học viên học các ngành ngoài kinh doanh ở bậc đại học hoặc làm việc tại các lĩnh vực khác nhau chọn MBA như một bước đệm lên vị trí quản lý hay chuyển sang kinh doanh.
Tại các chương trình MBA đạt chuẩn quốc tế như RMIT, học viên “ngoại đạo” sẽ được học 4 môn nền tảng kinh doanh như Leadership & Management (Lãnh đạo & Quản lý), Design Thinking for Business (Tư duy Thiết kế trong Kinh doanh), Marketing for Managers (Marketing cấp quản lý), và Financial Analytics for Managerial Decisions (Phân tích Tài chính cho quyết định quản lý) trước khi học các môn chuyên sâu. Điều này giúp họ dễ dàng tiếp nhận các môn học tiếp theo.
Chị Huỳnh Thị Bích Ngọc, cựu học viên MBA tại RMIT, cho biết: “Tôi tốt nghiệp Đại học Luật, sau một thời gian làm việc tại công ty luật, tôi nghĩ mình cần mở rộng kiến thức về kinh doanh và quản trị để làm việc tốt hơn và thăng tiến. Chương trình MBA tại RMIT đã cho tôi kiến thức quý giá, giúp tôi áp dụng vào thực tế công việc rất nhiều”.
Việc có bằng đại học ở một chuyên ngành khác ngoài kinh doanh còn được coi là thuận lợi vì các kiến thức và kỹ năng ngoài kinh doanh làm tăng thêm sự đa dạng về quan điểm cho các lớp học MBA.
Thế Đan
Theo VNE
Ngày trải nghiệm kinh doanh RMIT thu hút 1.200 người tham dự
Hai hoạt động chính của ngày trải nghiệm là Tọa đàm hướng nghiệp ngành Kinh doanh và Các lớp học thử chuẩn Australia.
"Ngày trải nghiệm các ngành Kinh doanh" là sự kiện thường niên của Đại học RMIT nhằm hỗ trợ phụ huynh và học sinh hướng nghiệp tốt hơn, nhất là trong thời điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và chọn trường đại học đang đến gần. Năm nay, sự kiện thu hút 1.200 người tham dự.
Sự kiện giúp học sinh khám phá năng lực bản thân qua các lớp học thử, đồng thời trang bị cho phụ huynh thông tin về triển vọng nghề nghiệp.
Hàng loạt băn khoăn của phụ huynh đã được giải đáp tại buổi tọa đàm hướng nghiệp.
Theo đó, buổi tọa đàm đem đến cái nhìn đa chiều với những phân tích chuyên sâu về ngành học và nhu cầu của thị trường, triển vọng nghề nghiệp từ các ngành nghề.
Khách mời của chương trình gồm Tiến sĩ Nguyễn Vũ Hồng Thái, trưởng phân khoa Kinh tế và Tài Chính, Tiến sĩ Robert McClelland - Trưởng phân khoa Quản trị, đại học RMIT Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung - chủ nhiệm nhóm bộ môn Kinh doanh Quốc tế, cựu sinh viên RMIT Nguyễn Hoàng Hải - đồng sáng lập và CEO Canavi, một trong 4 người Việt được tạp chí Forbes bình chọn vào top 30 under 30 châu Á năm 2017, và Trần Quang Anh - sinh viên năm thứ ba ngành Marketing vừa trở về Việt Nam sau một năm học trao đổi tại RMIT Australia.
Buổi triển lãm khoa là "cuốn bách khoa toàn thư" về các ngành kinh doanh tại RMIT.
Cựu sinh viên Nguyễn Hoàng Hải nhớ lại những ngày khởi nghiệp: "Hợp đồng lớn đầu tiên tôi giành được với khách hàng bự Adidas là nhờ khả năng thuyết trình tự tin bằng tiếng Anh. Lúc đó tôi mới hiểu vì sao ở RMIT học môn nào cũng phải làm nhiều bài thuyết trình như thế".
Từ góc nhìn mới mẻ của một sinh viên đang theo học tại RMIT, Trần Quang Anh chia sẻ điều quý giá nhất sau một năm đi học trao đổi là những trải nghiệm giúp bạn trưởng thành về nhiều mặt. Quang Anh đã tận dụng kiến thức về Marketing học được tại RMIT Việt Nam và tìm được việc làm thêm, tự mày mò kinh doanh và đã kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống trong thời gian ở Australia, không phải trông trợ cấp từ bố mẹ.
Cậu bạn tài năng này còn là người sáng lập cộng đồng sinh viên RMIT Việt Nam tại Australia với mong muốn tạo ra một ngôi nhà để sinh viên có thể chia sẻ và giúp đỡ nhau trong thời gian xa nhà.
"RMIT không chỉ dạy sinh viên kiến thức chuyên môn, tiếng Anh vững vàng mà còn trang bị cho các em kỹ năng mềm thiết yếu trong cuộc sống như quản lý thời gian, tự ra quyết định, tự chịu trách nhiệm, làm việc nhóm", ông Phillip Dowler, trưởng đại diện cơ sở Hà Nội cho biết.
Cũng tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Robert McClelland đề cập đến Hiệp định thương mại tự do AFTA: "Thế giới ngày càng 'phẳng', lao động Việt Nam sẽ phải chia sẻ cơ hội với những lao động tay nghề cao đến từ Singapore, Thái Lan. Bằng đại học được công nhận toàn cầu của RMIT sẽ là tấm hộ chiếu giúp sinh viên Việt Nam nổi bật trong thị trường lao động dịch chuyển đầy cạnh tranh này".
Chị Nguyễn Thanh Hương có con đang học tại trường THPT Wellspring chia sẻ, trước khi đến ngày trải nghiệm, chị có rất nhiều băn khoăn. Sau khi nghe các thầy chia sẻ, chị thấy tự tin hơn trong việc hướng nghiệp cho con vì đã có thêm thông tin. "Con tôi đang quan tâm đến ngành Digital Marketing của RMIT, hai mẹ con sẽ dành thời gian tìm hiểu sâu hơn và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ tuyển sinh sắp tới", chị Hương cho hay.
Phụ huynh cùng con trải nghiệm 12 lớp học thử chuẩn Australia với nội dung thực tế và nhiều hoạt động tương tác.
Bên cạnh tọa đàm hướng nghiệp, phụ huynh và học sinh tham dự sự kiện còn được trải nghiệm 12 lớp học thử với nội dung thực tế và tương tác cao. Các lớp học thử này là mô hình đại diện cho 6 ngành đào tạo cử nhân kinh doanh tại RMIT gồm: Kinh tế & Tài chính; Quản lý Chuỗi cung ứng & Logistics, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị, Digital Marketing và Quản trị Du lịch & Khách sạn. Một số lớp học thử còn có đại diện các công ty, tổ chức đối tác của RMIT tới chia sẻ về công việc cụ thể và những triển vọng nghề nghiệp của các ngành nghề.
"Các em rất hào hứng tham gia vào lớp học thử chuẩn quốc tế, nơi các em được khuyến khích suy nghĩ độc lập, sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Hơn hết, tham gia lớp học thử, các em có thể tự đánh giá mức độ quan tâm và phù hợp của bản thân đối với ngành học", đại diện RMIT nói thêm.
Các bậc phụ huynh chủ động tìm hiểu thông tin để có thể sát cánh cùng con trên hành trình hướng nghiệp.
Bên cạnh buổi tọa đàm, những hoạt động như tham quan triển lãm, trò chuyện trực tiếp với các giảng viên, chuyên gia hướng nghiệp của RMIT cũng thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh.
Thế Đan
Theo VNE
Học thử để hướng nghiệp các ngành kinh doanh tại RMIT Ngày 7/4, Đại học RMIT tổ chức hội thảo hướng nghiệp và 12 lớp học thử các ngành kinh doanh dành cho phụ huynh và học sinh cấp ba. Nhiều phụ huynh và học sinh cấp 3, nhất là lớp 12, vẫn đang loay hoay trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn trường đại học ở thời điểm này. "Ngày trải nghiệm các ngành...