Những hiểm nguy khi dây rốn thắt nút
Mặc dù tình trạng dây rốn thắt nút rất hiếm gặp, với tỷ lệ 0,3-2,2 các ca sinh, nhưng thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản (BVPS) TP Cần Thơ đã cấp cứu kịp thời nhiều trường hợp dây rốn thắt nút đem lại niềm vui mẹ tròn con vuông cho các gia đình và ekip bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện.
Các BS đã phẫu thuật bắt con cho sản phụ Mỹ.
Ngày 29-7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, các bác sĩ (BS) của BV vừa chào đón một bé trai kháu khỉnh nặng 3,1kg, nhưng khi chào đời bé bị dây rốn quấn cả cổ và chân.
Theo đó, mang thai lần 2 ở tuần thứ 38, chị Phan Thị Thoại Mỹ (SN 1992, ngụ tỉnh Hậu Giang) thấy đau gằn bụng, nôn ói nên đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi thăm khám, nhận thấy sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ nên các BS chỉ định nhập viện theo dõi.
Vài giờ sau, chị Mỹ vỡ ối nên các BS tiến hành phẫu thuật lấy thai cấp cứu. Ca mổ diễn ra nhanh chóng, kịp thời, một bé trai kháu khỉnh nặng 3.100 gram đã chào đời khỏe mạnh nhưng bé bị dây rốn quấn cổ và chân phải thắt nút, có chiều dài đến 90 cm.
Sau khi bé chào đời, các BS phát hiện cháu bị dây rốn thắt nút.
Theo TS-BS Lâm Đức Tâm (BVĐKTƯ Cần Thơ), trung bình dây rốn dài từ 40 – 60cm và có đường kính khoảng 1,5 – 2cm. Đây là một trong những trường hợp ít gặp. Việc bé có dây rốn quá dài bị thắt nút làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Khi ra đời, em bé có thể bị thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
“Hiện tượng này sẽ vô cùng nguy hiểm vào những tháng cuối thai kỳ. Trong quá trình chuyển dạ, nếu bé bị dây rốn quấn chặt, cuốn nhiều vòng quanh cổ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là khi cơn đau đẻ càng kéo dài thì nguy cơ tử vong của bé càng cao. Có thể nói, đây là một trong những nguy cơ cao của hiện tượng dây rốn quấn cổ, dây rốn thắt nút”, BS Tâm cho hay.
Mặc dù tình trạng dây rốn thắt nút rất hiếm gặp, với tỷ lệ 0,3-2,2 các ca sinh, nhưng thời gian qua, Bệnh viện Phụ sản (BVPS) TP Cần Thơ đã cấp cứu kịp thời nhiều trường hợp dây rốn thắt nút đem lại niềm vui mẹ tròn con vuông cho các gia đình và ekip bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện.
Cụ thể, tối 16-7, các BS của BVPS Cần Thơ đã cứu kịp thời một trường hợp dây rốn thắt nút hiếm gặp của sản phụ tên N.T.T (SN 1986, ngụ quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ). Bé trai chào đời có cân nặng 3.000 gram khỏe mạnh nhờ sự chủ động phối hợp chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của đội ngũ BS sản khoa BV. Thai phụ T. nhập viện trong tình trạng đau bụng chuyển dạ sinh trên nền vết mổ cũ.
Video đang HOT
Một em bé chào đời với dây rốn bị xoắn, thắt nút tại BVPS Cần Thơ.
Qua thăm khám, theo dõi tim thai bằng máy mornitor sản khoa phát hiện suy thai cấp; nhanh chóng hội chẩn viện và quyết định phẫu thuật bắt con để đảm an toàn cho bé với chẩn đoán: con lần 2, thai 40 tuần 1 ngày, đau vết mổ cũ, ngôi đầu, chuyển dạ, suy thai cấp. Ca cấp cứu huy động 3 ê kip, gồm: sản khoa; gây mê hồi sức, sơ sinh để có kế hoạch can thiệp một cách nhanh chóng, tích cực với đầy đủ phương tiện hồi sức mẹ và sơ sinh.
Cuộc phẫu thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai với phương pháp vô cảm gây tê tủy sống, bé trai nặng 3.000 gram đã cất tiếng khóc chào đời vào lúc 20h20′. Kiểm tra trong phẫu thuật phát hiện đây là một trường hợp dây rốn thắt nút hiếm gặp. Sau sinh, bé trai được đội ngũ khoa Sơ sinh thăm khám, đánh giá toàn diện, thực hiện da kề da với mẹ nhằm duy trì thân nhiệt, để sớm ổn định sức khỏe cho hai mẹ con.
BSCK2 Phạm Thị Linh, Trưởng khoa Hậu sản BVPS Cần Thơ, cho biết: “Trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò quan trọng bậc nhất khi truyền dưỡng chất và oxy từ mẹ sang thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, những biến chứng thai kỳ liên quan đến dây rốn thì không phải ai cũng nắm được, trong đó có hiện tượng dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ… gây nguy hiểm đến sự sống của thai nhi”.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, BS Linh khuyến cáo, các sản phụ nên theo dõi cử động thai mỗi ngày, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ, đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để đánh giá sức khỏe thai nếu phát hiện cử động thai ít hoặc yếu. Vì vậy, việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ đúng hẹn là điều quan trọng cần thực hiện đối với các thai phụ, đặc biệt là những trường hợp gần đến ngày sinh…
Đức Văn
Theo CAND
'Thủ phạm' chặn đứng mối liên hệ giữa mẹ và thai nhi trong bụng, các mẹ bầu cần phải biết
Theo nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3 - 2,2% các ca sinh và tỷ lệ tử vong của các thai nhi gặp phải tình trạng này cao hơn gấp 4 lần so với thai bình thường.
Tối 16/7, các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đã cứu kịp thời một trường hợp dây rốn thắt nút hiếm gặp, gây suy thai cấp cho thai nhi.
Trước đó, sản phụ N.T.T (33 tuổi, ngụ tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) nhập viện trong tình trạng đau bụng chuyển dạ sinh trên nền vết mổ cũ.
Qua thăm khám và theo dõi tim thai bằng máy mornitor sản khoa phát hiện suy thai cấp; nhanh chóng hội chẩn viện và quyết định phẫu thuật bắt con để đảm an toàn cho bé với chẩn đoán: con lần 2, thai 40 tuần 1 ngày, ngôi đầu, chuyển dạ, đau vết mổ cũ, suy thai cấp.
Dây rốn thắt nút gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi. Ảnh: BVCC
Ca cấp cứu huy động 3 ê kíp các bác sĩ chuyên Sản khoa, Gây mê hồi sức, Sơ sinh phối hợp để có kế hoạch can thiệp một cách nhanh chóng, tích cực với đầy đủ phương tiện hồi sức mẹ và sơ sinh.
Sản phụ được phẫu thuật mổ ngang đoạn dưới lấy thai với phương pháp vô cảm gây tê tủy sống. Bé trai chào đời nặng 3 kg.
Kiểm tra trong phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện đây là một trường hợp dây rốn thắt nút hiếm gặp. Sau sinh, bé trai được đội ngũ khoa Sơ sinh thăm khám, đánh giá toàn diện và thực hiện da kề da với mẹ nhằm duy trì thân nhiệt, để sớm ổn định sức khỏe cho hai mẹ con. Hiện tại, sức khỏe mẹ, bé đã ổn định và tiếp tục được theo dõi.
BS.CKII Phạm Thị Linh - Trưởng khoa Hậu sản cho biết: Trong thai kỳ, dây rốn đảm nhận vai trò quan trọng bậc nhất khi truyền dưỡng chất và oxy từ mẹ sang thai nhi, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tuy nhiên, những biến chứng thai kỳ liên quan đến dây rốn thì không phải ai cũng nắm được, trong đó có hiện tượng dây rốn thắt nút. Tình trạng này làm ngưng trệ hoặc "chặn đứng" nguồn cung cấp dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi.
Điều đáng nói, thời gian gần đây, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ sinh ra bị dây rốn thắt nút, gây suy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tại sao lại có hiện tượng dây rốn thắt nút?
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ, dây rốn bị thắt nút hình thành khi em bé vận động và di chuyển bên trong bụng mẹ qua các vòng cung dây rốn.
Một số tác nhân làm tăng nguy cơ dây rốn thắt nút bao gồm: Dây rốn dài, kích thước thai nhỏ, đa ối, thai nhi là bé trai nên vận động nhiều hơn, song thai một túi ối, mẹ tiểu đường thai kỳ, mẹ trải qua nhiều lần sinh nở, có sử dụng chất kích thích...
Hầu hết các chuyên gia, bác sĩ đều nhận định rằng việc xác định thời điểm hình thành dây rốn thắt nút là rất khó. Theo đó, dây rốn thắt nút có thể tạo thành từ khoảng 9-12 tuần thai, khi ấy thể tích nước ối nhiều hơn thể tích thai nhi.
Mối đe dọa với tính mạng của thai nhi
Các chuyên gia khuyến cáo, khám thai định kỳ là phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm tình trạng dây rốn thắt nút nếu có. Ảnh minh họa
Dây rốn thắt nút có 2 dạng như: Dây rốn thắt lỏng và dây rốn thắt chặt, mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào tùy tình trạng thắt nút của dây rốn.
Nếu thắt lỏng thì thai sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, ngược lại, nếu dây rốn thắt chặt thì tuần hoàn của thai nhi sẽ bị cản trở, em bé không được cung cấp khí oxy và chất dinh dưỡng và có thể tử vong ngay trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ em bé luôn chuyển động thông qua việc nghịch, xoay đầu sẽ khiến các nút thắt dây rốn bị chặt. Và điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ, khi đầu em bé được đẩy ra ngoài, dây rốn cũng kéo xuống và nút thắt trở nên chặt hơn và rất có thể em bé sẽ tử vong khi chuyển dạ.
Cũng có khá nhiều trường hợp dù bị thắt nút nhưng ca vượt cạn vẫn diễn ra an toàn, mẹ tròn con vuông. Điều này có nghĩa là dây rốn thắt lỏng và khá dài nên khi đầu thai nhi di chuyển xuống dưới và dây rốn cũng không bị kéo căng nên vẫn có oxy và tuần hoàn máu đến em bé.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ dây rốn thắt nút chiếm 0,3 - 2,2% các ca sinh và tỷ lệ tử vong của các thai nhi gặp phải tình trạng này cao hơn gấp 4 lần so với thai bình thường.
Phòng ngừa ra sao?
Theo các bác sĩ, việc phòng tránh hiện tượng dây rốn thắt nút là điều rất khó, mẹ chỉ có thể chẩn đoán thai nhi gặp phải hiện tượng dây rốn thắt nút bằng việc siêu âm và ở những tuần đầu thai kỳ.
Lúc này thai bé và dây rốn chưa dài nên bác sĩ có thể nhận biết thông qua việc xác định dây rốn bị cuộn vòng tròn. Càng ở tuần thai lớn hơn thì dây rốn dài hơn và em bé cũng lớn hơn thì rất khó nhận biết được dây rốn đang cuộn vòng tròn hay đang thắt nút.
Theo đó, các bác sĩ khuyến cáo, nếu nghi ngờ và chẩn đoán thai bị dây rốn thắt nút thì mẹ cần theo dõi thường xuyên thông qua việc siêu âm thai và sự phát triển của thai.
Bên cạnh đó, các sản phụ cũng cần chú ý hơn đến các biểu hiện, cử động của thai nhi, khi thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào thì cần phải đi khám ngay để có thể xử trí kịp thời.
Mai Thùy
Theo giadinh
Hy hữu cứu sống bé gái sơ sinh có dây rốn thắt nút như bím tóc Theo các chuyên gia y tế, khi dây rốn thắt chặt, sẽ làm cản trở tuần hoàn thai nhi, hậu quả cuối cùng là thai nhi sẽ chết trong bụng mẹ. Chiều tối 18-7, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ cho biết sức khỏe của sản phụ Trần Thị Mỹ T. (27 tuổi; ngụ huyện Thới Lai, TP Cần...