Những hero và chiến thuật quan trọng trong DotA 6.72f
Hiện tại chỉ có khoảng 5-10 hero tiêu biểu cho những chiến thuật mạnh nhất tại 6.72 .
Phiên bản map DotA 6.72f đã xuất hiện hơn 2 tháng và cộng đồng DotA đã khám phá được gần hết những chiến thuật có thể phát huy mạnh nhất tại phiên bản này. Tuy số lượng hero có thể sử dụng trong DotA clan war hiện nay đã lên đến hơn 80% nhưng thật ra chỉ có một số hero chính được dùng nhiều vì chúng chính là những con bài chiến lược.
6.72f là một phiên bản thành công với nhiều chiến thuật đa dạng.
Nếu không tính đến những hero mà chúng ta đã quá quen thuộc từ 6.67c thì 6.72 chỉ có khoảng 5 chiến thuật lớn cùng một số biến tấu. Số lượng hero quan trọng của 6.72 cũng chỉ khoảng tầm 10 hero trở lại. Và chúng ta hãy cùng điểm qua một số gương mặt tiêu biểu:
1. Anti-Mage và chiến thuật push trộm
Có lẽ 6.72 chính là thời kỳ vàng của hero khó gank bậc nhất DotA, Anti-Mage. Với sở trường bay nhảy cùng với khả năng kháng phép lên đến 40% đã giúp hero này trở thành hot-boy trong đấu trường Competitive hiện nay.
Thật ra không phải đến 6.72 Anti-Mage mới xuất hiện mà trước đó khá nhiều phiên bản ngay từ 6.61b thì người anh em song sinh với Soul Keeper đã được sử dụng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thì những hero có khả năng vừa late vừa combat sẽ được ưu tiên hơn như Spectre. Còn Anti-Mage vẫn chưa thể hiện được gì nhiều.
Anti-Mage đã trở thành hotboy của DotA tại 6.72f.
Còn sau này, nhờ việc Icefrog bỏ luật back-door đã giúp chiến thuật push trở nên phổ biến. Có thể team bạn không thể combat trực diện với đổi thủ vì yếu thế hơn nhưng nếu có một hero push lén thì đối phương phải lo phòng thủ, như vậy sẽ tạo khoảng trống cho team bạn farm bù lại. Chính ưu thế khó chết đó mà Anti-Mage được pick nhiều nhằm tạo thuận lợi từ mid game trở đi, còn early thì đã có 2 support hỗ trợ nên AM có thể thoái mái farm lên item.
Và một khi AM đã có được Manta hay Butterfly thì rất khó để giết hero này nếu team địch thiếu những disabler hoặc carrier khủng.
2. Invoker và khả năng vô hiệu hóa sức mạnh combat của team địch.
Có lẽ trong Competitive DotA thì đối với những team khoái chiến thuật mass gank hay combat tổng sẽ rất sợ Invoker. Bởi đây là hero có khả năng dập tắt sức mạnh của một team nhanh và tốt nhất với combo lốc xoáy (Tornaldo) và nổ điện (EMP). Với 2 skill, Invoker sẽ làm đối phương mất đến 400 mana đủ để hạn chế thậm chí vô hiệu hóa luôn hàng loạt hero của địch. Đặc biệt là những nuker càn lướt như Undying hay Batrider, hoặc tanker hero có ultimate quan trọng như TideHunter (Ravage).
Video đang HOT
Đây là một trong những combo khó chịu nhất DotA.
Lợi thế lớn nhất là Invoker có thể spam combo này liên tục trong combat nên khả năng def rất tốt. Nếu một team muốn hạ Invoker chỉ có thể dùng những late hero như Storm hoặc Anti-Mage vì những hero này có thể tránh được combo nguy hiểm đó mà vẫn tiếp cận được Invoker hoặc các support khác. Ngoài ra, sức mạnh của Invoker không dừng lại ở khả năng phòng thủ hay vô hiệu hóa team địch mà còn có thể tấn công với những skill như Cold Snap, Chaos Meteor hay Deafening Blast,…
3. Batrider với khả năng gank, combat và disable vô cùng đáng sợ
Batrider không phải là một hero khó chơi nhưng bộ skill lại vô cùng mạnh từ control-lane cho đến gank hay combat. Lợi thế duy nhất của hero này nằm ở 2 skill là Sticky Napalm và Firefly.
Với Sticky thì việc farm ở lane dễ dàng hơn nhiều còn Firefly ngoài việc giúp gank thì nó dùng để né gank là số một nhờ ưu điểm bay vượt địa hình. Thậm chí một số skill không thể cast khi Bat sử dụng Firefly chẳng hạn như Frostbite của Rylai hoặc lốc của item Cyclone.
Batrider được pick thường xuyên tại 6.72f.
Tuy nhiên, ngoài khả năng gank và combat đáng sợ nói trên thì Bat còn sở hữu ultimate Flaming Lasso giúp disable các late hero của địch một cách rất hiệu quả bất kể những hero đó có lên BKB hay không. Đặc biệt trong những trận đấu mà đối phương sử dụng những hero siêu khó chết như Anti-Mage, Lycanthrope hay Nerubian Weaver vì thời gian disable từ ultimate của Bat lên đến 4 giây (level 3).
Theo Game Thủ
Những hero bị "ruồng bỏ" trong DotA clan war (Phần II)
Có một quy luật là khi một xu hướng chiến thuật nào đó ra đời thì sẽ có những hero bị đào thải bởi không còn phù hợp cho lối chơi đó.
Dù đấu trường DotA chuyên nghiệp không phải là nơi để bất cứ hero nào cũng có thể chen chân một cách dễ dàng. Thế nhưng, mục tiêu của Icefrog và team phát triển DotA là muốn đưa toàn bộ hero trở nên hot (hữu dụng) trong cả public và competitive do đó chúng ta cũng nên tìm hiểu những hero nào vẫn đang bị ruồng bỏ và tại sao lại như vậy.
6. Magnus
Một mẫu hero theo trường phải tiên phong combat (initiators) đúng nghĩa với bộ skill không thể chê vào đâu được với Skewer giúp Magnus gom hero địch lại một chỗ và sau đó stun với ultimate Reverse Polarity. Đã thế còn có Shockwave và Empower, ngay cả trong public bạn cũng phải dè chừng hero 4 chân này.
Đó chỉ là trong public, còn trong Competitive, dù đã từng xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn khi là hero có khả năng solo mid khá mạnh và từng được một số team DotA ở Hà Nội sử dụng nhưng Magnus chưa bao giờ nổi tiếng ở đấu trường chuyên nghiệp.
Magnus là một hero thuộc trường phải tấn công.
Thứ nhất Magnus không cơ động, dù có Skewer nhưng hero này có tốc độ chậm và chỉ có 1 ultimate có thể dùng để phòng vệ. Thứ hai, hero này không tank tốt vì bộ skill chủ yếu là tấn công. Ngoài ra, nếu phải so sánh thì ultimate Reverse Polarity khó sử dụng và kém hiệu quả hơn cả Ravage của TideHunter.
Trong những trận đấu Competitive, các team rất linh động trong việc chọn vị trí và triển khai combat nên rất khó để Magnus có thể ultimate trúng nhiều hero với một AOE nhỏ như vậy. Nếu chỉ dùng dể gank thì còn nhiều lựa chọn tốt hơn như Chaos Knight.
7. Necrolyte
Nằm trong danh sách những hero bị lãng quên, Necrolyte vốn từng là một hot-carrier thời 6.59d với khả năng tank khủng khiếp và trụ lane mạnh của mình. Đặc biệt khi có Bloodstone và Shiva, Necrolyte trở thành một cỗ xe tăng trong mọi combat không kém gì những chiến thần như Undying.
Necrolyte thuộc nhóm hero dễ bị gank nhất DotA vì tốc độ chậm và không có skill tự vệ.
Thế nhưng khi xu hướng roaming, gank với Smoke và diễn biến trận đấu có phần nhanh hơn thì những carrier thiếu skill tự vệ và tốc độ như Necrolyte, Traxex, Medusa,... sẽ không còn thích hợp với đấu trường DotA khắc nghiệt này. Một hero như Sven thôi là đủ để giữ chân Necrolyte cho đồng đội combo huống chi những hero chuyên slow như AA, Rylai. Tóm lại Necrolyte cần tốc độ hơn nữa hoặc một lối chơi khác chứ không thể bám lane farm trước những triple-lane kinh khủng hiện nay.
8. Bloodseeker
Một hero public đúng nghĩa khi luôn gieo rắc nỗi kinh hoàng lên tất cả những hero khác trong DotAvới ultimate xịt máu quá khủng khiếp. Bloodseeker cũng từng được sử dụng trong Competitive DotAtrong một thời gian ngắn khi nhiều team phát hiện khả năng Silent khủng khiếp của Blood. Nếu được pick cùng Night Stalker, bộ đôi này có tốc độ và khả năng Silent đủ để khiến đối phương chết trong câm lặng.
Bloodseeker là một ganker thứ thiệt nhưng vô dụng trong một combat lớn.
Thế nhưng đó là tất cả những gì Blood có thể làm, gank với ultimate và silent. Ngoài ra trong combat, Blood rất khó sử dụng và hero này không thể combat AOE. Nếu chỉ chạy lòng vòng gank thì Night Stalker hay Clockwerk hữu dụng hơn nhiều và xin nhắc lại DotA 6.72 thiên về combat nhiều hơn gank.
9. Soul Keeper
Người anh em song sinh của Anti-mage thật xui xẻo khi Anti-mage đang trở thành hotpick của DotA6.72f, Soul tiếp tục mất dạng sau khi được buff cả 3 skill. Tương tự như Treant, hero này được buff quá nhiều dẫn đến việc bị autoban khỏi -cm.
Một pusher chính hiệu nhưng Soul đang bị autoban.
Cách đây 20 phiên bản tức 6.52e, khi chiến thuật gank và combat còn yếu, TerrorBlade luôn được pick vì khả năng farm và push siêu mạnh của mình. Thế nhưng, khi những hero mới ra đời cùng khả năng gank, combat vượt trội thì Soul không còn chỗ đứng so với hero kiểu dạng Traxex. Tức là những carrier thiếu khả năng phòng vệ và khó combat cùng team (chỉ có thểtấn công bình thường).
10. Bane
Vốn là một hero gank, combat rất mạnh và từng làm mưa làm gió tại đấu trường DotA chuyên nghiệp. Thế nhưng Bane lại biệt tăm biệt tích từ cách đây nhiều phiên bản, có lẽ không có lý do nào hợp lý hơn việc hero này không có khả năng combat AOE và những hero vốn là "tri kỷ" của Bane như Mirana, Kunkka cũng không còn được pick nhiều như trước.
Dù có bộ skill disable khá hoàn hảo nhưng Bane vẫn bị xếp xó.
Bane có thể disable cùng 1 lúc 2 hero với Nightmare và Fiend's Grip, vô hiệu damage của 1 hero với Enfeeble và dứt điểm với Brain Sap. Một hero disable mạnh như vậy lại không còn được dùng trong Competitive thì kể cũng lạ. Nhưng xu thế combat AOE và những gương mặt như AA, Batrider, Lich, Rylai là quá đủ để hiểu cho sự mất tích của hero này. Ngoài ra, một số nhược điểm khác của Bane là skill tốn nhiều mana và khó farm ngoài việc last hit. Một điểm hay là Nightmare có thể cast vào người để tránh skill.
Theo Bưu Điện Việt Nam
DotA 6.72f: Sự trở lại của những vua rừng Gần đây, các hero có khả năng farm rừng từ những phút đầu đang bắt đầu trở lại đấu trường Competitive DotA, điều này báo hiệu cho một sự đổi mới trong chiến thuật chơi của các team. Có lẽ kỷ nguyên của triple-lane bắt đầu bị lung lay khi gần đây các hero farm rừng bỗng nhiên quay trở lại đấu trường...