Những hệ lụy từ bệnh thành tích

Theo dõi VGT trên

Mấy ngày nay, các em học sinh ở quê tôi đang tất bật thi học kỳ 1. Tôi có một người em họ đang học lớp 9, khá thông minh nhưng lại mê game.

Ba mẹ cậu bé nhờ tôi kèm em để chuẩn bị cho kỳ thi. Trong một lần dò bài, thằng em than vãn: “Anh dò bài làm gì? Mai thi xong em cũng quên. Học làm gì cho nhiều, em trở thành game thủ còn kiếm được nhiều t.iền hơn. Lên trường, thầy cô toàn nói cái gì không đâu. Đứa nào không đi học thêm, chỉ có xuất chúng mới có thể hiểu”.

Những hệ lụy từ bệnh thành tích - Hình 1

Ảnh minh họa

Nói xong, thằng bé đưa cho tôi 1 xấp giấy gọi là đề cương. Nó nói, thầy cô bảo chỉ ôn trong này là làm được bài thi. Riêng phần Speaking (nói) của môn tiếng Anh thì phải tự soạn. Cô giáo dạy thêm không ôn tập phần này nên hầu như các học sinh đều lúng túng và lo lắng. Vì thương thằng em, tôi cũng soạn cho nó một bài nói đúng quy trình cô giáo đã gợi ý sẵn. Tôi cũng gợi ý cho em trả lời những câu hỏi mà cô giáo sẽ hỏi.

Câu chuyện trên như một lời vạch trần cho việc học đối phó của một bộ phận học sinh hiện nay. Đó là hệ lụy nhãn t.iền mà ai ai cũng có thể nhận ra từ căn bệnh thành tích. Chỉ cần vượt qua kỳ thi hoặc một môn học nào đó, các em học sinh sẽ không còn quan tâm đến kiến thức hay lời giảng của giáo viên nữa.

Chính điều này khiến lượng kiến thức của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường bị thu hẹp và hạn chế. Nghiêm trọng hơn, dẫn đến việc mất căn bản trầm trọng với những môn học sinh tự cho là không cần thiết. Và để chạy theo thành tích, chính giáo viên cũng đã tiếp tay cho các em quen dần với việc học đối phó này.

Video đang HOT

Tôi nhớ, đã có lần dư luận lên tiếng về việc các học sinh ngày nay không nắm bắt được lịch sử nước nhà, bởi các em chỉ học môn lịch sử theo lối học vẹt, học mà chẳng hiểu gì, học không có hệ thống. Và có lẽ, nếu có nhớ các em cũng dễ dàng bị nhầm lẫn giữa năm này với sự kiện lịch sử của năm kia.

Hệ lụy thứ hai từ việc chạy theo thành tích chính là “ảo tưởng về khả năng của bản thân”. Nhiều em học sinh ngày nay luôn cho mình là giỏi trước những bảng điểm đẹp với điểm số cao ngất ngưỡng. Thế nhưng, đằng sau những con điểm đó là vô vàn giọt mồ hôi của các em khi phải tất bật chạy ngược chạy xuôi để đi học thêm với chính thầy cô bộ môn. Nhiều học sinh trở nên kiêu căng với bạn bè về vốn kiến thức của chính mình. Các em không hề biết chính các em là “chú ếch đang ngồi ở đáy giếng” và phía trên là bầu trời kiến thức rộng lớn, bao la.

Hệ lụy tiếp theo chính là “ý thức học tập” của một bộ phận học sinh xuống cấp nghiêm trọng. Cách cụ thể, cách đây không lâu, Linh Ka – một bạn trẻ nổi tiếng trên cộng đồng mạng đã nói rằng: “Điểm đâu quan trọng, bây giờ có thể mua được điểm cấp 3 và đại học mà”; Hay nàng hotgirl Tiktoker Trần Thanh Tâm cũng đã từng phát ngôn: “Thà học ngu mà kiếm ra t.iền còn hơn mấy đứa thi được 25, 30 điểm mà không kiếm được đồng nào”; Nhiều dòng trạng thái khác cũng bày tỏ quan điểm ngán ngẫm việc học như: “Mong Tết năm nay được nghỉ như năm ngoái!”, “Mong dịch để được nghỉ từ Tết đến hè”… Hay như lời của người em họ của tôi: “Học làm gì cho nhiều, em trở thành game thủ còn kiếm được nhiều t.iền hơn”….

Điều này có thể được dẫn chứng khi người em họ của tôi mang chương trình Đường l.ên đ.ỉnh Olympia ra so sánh với một trận đại chiến game hay các gameshow truyền hình. P.hần t.hưởng của việc học luôn ít hơn các trò chơi giải trí và đôi khi đó là giải trí nhảm nhí. Lượt quan tâm, tương tác của các chương trình học tập cũng ít hơn.

Bên cạnh đó, việc học còn bị xem nhẹ, bởi chính giáo viên có trong tay quyền lực ban phát những con số đẹp nếu các em cần. Thành tích đẹp, giáo viên cũng được khen thưởng. Vì lợi ích bản thân, một số giáo viên đã quên mất lương tâm nghề giáo của chính mình. Với quan điểm cá nhân, xét điểm – xét học bạ trong các kỳ thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học đã và đang là hình thức trá hình của bệnh thành tích. Đừng để lời của cô bé Linh Ka nói trở thành sự thật. Vì khi đó, nền giáo dục nước nhà sẽ tụt dốc nghiêm trọng. Ý thức hệ của lớp trẻ cũng bị chênh chao, mất định hướng.

Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, mọi người, mọi tầng lớp phải cùng chung tay góp sức. Trước hết, cần cải thiện ý chí học tập của học sinh; Phía phụ huynh, cần có những định hướng, quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con cái; Phía nhà trường, cần có những biện pháp làm giảm tải áp lực thi cử, cho học sinh, không để giáo viên dạy thêm cho điểm cách tràn lan; Phía ban ngành các cấp cần can thiệp và làm rõ những vụ việc “chạy theo thành tích” đã đang và sẽ diễn ra.

Hãy cùng lên tiếng để ngăn chặn, bài trừ căn bệnh thành tích, từ đó góp phần cho đất nước phát triển giàu mạnh, có thể sánh ngang cùng bạn bè quốc tế.

Hai câu chuyện về giáo dục

Kể ra 2 câu chuyện có thật nầy để thấy rằng: Bệnh thành tích trong dạy và học ở một số điểm trường vẫn đang công khai tồn tại.

Hai câu chuyện về giáo dục - Hình 1

Ảnh minh họa

Câu chuyện thứ nhất

Bạn tôi kể: Mấy năm trước, trong một lần kết thúc năm học, con bạn hớn hở báo tin vui: Cháu đạt loại học sinh xuất sắc cả năm. Khỏi phải nói gia đình bạn hân hoan đến dường nào. Vợ chồng bạn còn tổ chức một buổi tiệc khá thịnh soạn để ăn mừng thành tích của cháu và cũng để khoe với mọi người về sự thành công của con mình. Vài tháng sau bạn gọi điện với giọng thật buồn pha lẫn sự lo lắng.

Bạn nói: Hóa ra lớp của cháu có đến 34/36 học sinh xuất sắc; 2 em còn lại cũng đạt loại tiên tiến; không có học sinh trung bình, yếu kém. Bạn nói: Giá mà các cháu giỏi thực sự thì quả là điều đáng mừng, thế nhưng trong lần thi vào đại học không em nào thi đỗ dù chỉ là trường có điểm chuẩn rất thấp. Điều nầy cho thấy những điểm số, thành tích, lời phê "lên mây" của giáo viên giảng dạy đều là "ảo".

Câu chuyện thứ hai

Đối diện nhà tôi có một cháu học sinh lớp 3 rất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ là đã 3 năm theo học nhưng khả năng tiếp thu kiến thức ở trường hầu như bằng không dù gia đình đã hết sức tìm mọi cách để cải thiện. Xin nói ngay cháu là dạng người phát triển trí tuệ bình thường, thậm chí còn rất thông minh nữa là khác nhưng mỗi tội là mê game đến nỗi không thể rời chiếc điện thoại thông minh dù trong khoãng thời gian rất ngắn.

Ban đầu cháu bị bố mẹ răn đe, dọa dẫm sau chuyển dần sang các trận đòn thừa sống thiếu c.hết nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Nghe lời nhiều người, bố mẹ cháu thuê hẳn một gia sư (hiện là một nữ giáo viên giỏi cấp quốc gia) đến kềm cặp với mức chi trả khá lớn. Vậy mà cũng không thay đổi được tình thế.

Có lần tôi hỏi: Sao không xin cho cháu ở lại để tìm cách ôn tập lại kiến thức cũ đã mất mà cứ lên lớp đều đều thì lỗ hổng kiến thức cứ tăng dần rất nguy hiểm. Bạn nói: Có chứ, nhưng có được đâu. BGH, giáo viên chủ nhiệm cứ vô tư cho lên lớp với lý do nếu cháu lưu ban thì ảnh hưởng đến chỉ tiêu thi đua của trường, của lớp, của phường, của quận... Thôi thì cứ cho lên lớp rồi mọi chuyện tính sau.

Đâu đã vậy, GVCN, GV bộ môn còn gợi ý cho cháu đi học thêm trên tinh thần "tự nguyện"; mua nhiều sách vỡ ngoài chương trình chính khóa. Dù biết con mình không có khả năng tiếp thu những kiến thức từ các buổi học thêm, từ sách vở được gợi ý mua tham khảo kia nhưng bố mẹ cháu vẫn bấm bụng đăng ký cho cháu học thêm và mua toàn bộ sách vở được gợi ý.

Kết quả là nhận được những lời khen chung chung hoa mỹ "Cháu có cố gắng. Cháu có tiến bộ..." nhưng kỳ thật sức học của cháu vẫn dậm chân như cũ. Còn nhiều và rất nhiều câu chuyện đáng lo xung quanh bệnh thành tích trong ngành giáo dục mà tôi không tiện nói ra đây.

Người ta cứ chấp nhận cho những học sinh mù chữ, yếu kém lên lớp bình thường để đổi lấy các danh hiệu, tiêu chí cao đẹp như : Trường lao động tiên tiến xuất sắc; trường đạt chuẩn cấp quốc gia cấp độ 1,2; giáo viên giỏi cấp cơ sở đến cấp quốc gia; danh hiệu " Viên phấn Vàng, Bạc...". bằng khen, huân chương lao động các cấp. Đã có trường hợp học sinh đang theo học cấp THCS những vẫn chưa đ.ánh vần thành thuộc. Vì sao vậy?

Dạy và học thực chất, chỉ 5 từ đơn giản nhưng sao quá xa xôi và khó lòng thực hiện nếu thầy và trò không cùng tiến đến mục tiêu chung dưới sự quản lý, kiểm tra, tạo điều kiện tối ưu của các nhà quản lý. Cạnh đó các bậc phụ huynh cũng cần mạnh dạn đấu tranh với những tiêu cực, các thành tích ảo trong giáo dục và cần có thời gian quản lý chất lượng học tập, rèn luyện của con em mình trong điều kiện cho phép, xin đừng phó mặc cho nhà trường và giáo viên, đừng quá chủ quan với những thành tích ảo mà con em mình đạt được. Có như vậy những rường cột của nước nhà mới thực sự có đủ đức, đủ tài để công hiến tài năng xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đám cưới Midu: Lan Ngọc bất ngờ lộ diện, Mai Phương Thúy hối hả, vợ chồng Trường Giang và nửa showbiz tề tựu
20:37:23 29/06/2024
Bất ngờ với thực đơn cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt kém t.uổi
21:07:39 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục đồng ý ly hôn, vẫn trách móc vợ, tự tin công khai "vợ 4"?
21:35:34 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt khóc nức nở thề nguyện với Midu: Anh hứa nhường em, cho em làm "nóc nhà"!
22:45:00 29/06/2024
Bị "giật" chú rể Minh Đạt ngay giữa đám cưới, Midu có thái độ thế nào?
22:35:02 29/06/2024
Full clip Midu bước vào lễ đường: Thiếu gia Minh Đạt nhìn vợ nghẹn ngào, lời phát biểu của cô dâu cực xúc động
23:44:33 29/06/2024
Do ghen tuông, đi c.hém nhiều người, một nạn nhân t.ử v.ong
20:41:27 29/06/2024
Thiếu gia Minh Đạt liên tục lau nước mắt sau màn thổi sáo trong đám cưới cùng Midu
22:54:29 29/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cách làm gà rán sốt cay đơn giản

Ẩm thực

23:12:14 29/06/2024
Món gà rán sốt cay có lớp vỏ bên ngoài giòn tan, vị cay cay và độ mặn ngọt vừa phải cùng với thịt gà mềm ngọt bên trong chắc hẳn sẽ là một món ăn hoàn hảo.

Xót xa với hình ảnh tàn tạ của Celine Dion khi chiến đấu với bệnh nan y

Sao âu mỹ

23:04:21 29/06/2024
Mắc bệnh hiểm nghèo, ngày ngày chiến đấu với những cơn đau dữ dội và đối diện với nguy cơ vĩnh viễn không hát được, Celine Dion vẫn cho thấy sức mạnh phi thường.

S.T Sơn Thạch lần đầu lên tiếng tin đồn tình cảm với doanh nhân

Sao việt

22:51:11 29/06/2024
Trong thời gian qua, ca sĩ S.T Sơn Thạch liên tục bị soi đeo đồ đôi, thường xuyên xuất hiện chung với một doanh nhân tên L.T.K.

GG Live mang đến "phép lạ" ở APL 2024, dù thua nhưng vẫn đ.ánh hay đến mức "lỗi game"?

Mọt game

22:35:56 29/06/2024
Sau chiến thắng tuyệt đối trướcOne Star Esports,GG Liveđã trở thành đại diện cuối cùng của Việt Nam thi đấu tạiAPL 2024. Tuy nhiên, đội tuyển này lại không thực sự được lòng quá nhiều fan Liên Quân Mobile ở thời điểm hiện tại.

Tụ tập tại nhà riêng "mở tiệc" ma tuý

Pháp luật

22:26:08 29/06/2024
Chiều 29/6, Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết vừa bắt quả tang Chu Quang Nam (SN 1979, ngụ phường 9, TP Sóc Trăng) đang tàng trữ, mua bán trái phép chất ma tuý.

Người thương binh giữa đêm mưa lao xuống hồ Quỳnh cứu n.ữ s.inh t.ự v.ẫn

Tin nổi bật

22:18:18 29/06/2024
Buồn chán chuyện gia đình, sau một hồi thẫn thờ đi vài vòng quanh hồ Quỳnh (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cô gái trẻ lao mình xuống dòng nước đen thẫm tại đây. Rất may mắn, cô gái nhanh chóng được người dân phát hiện, c...

Cô dâu Midu diện váy cưới lộng lẫy, giá hơn 3 tỷ chuẩn dâu hào môn

Phong cách sao

22:03:53 29/06/2024
Chiều ngày 29/6, lễ cưới của Midu và doanh nhân Minh Đạt đã chính thức diễn ra. Trong những hình ảnh đầu tiên được chia sẻ trên MXH, cô dâu Midu xuất hiện vô cùng long lanh với layout makeup tông hồng.

Bích Trâm: Ca sĩ Thanh Hà là người mẹ thứ hai của tôi

Nhạc việt

21:42:10 29/06/2024
Sau chương trình Giọng hát Việt 2019 , Diêu Ngọc Bích Trâm vẫn giữ liên hệ với ca sĩ Thanh Hà và đàn chị cho nhiều lời khuyên về cách để nâng cao kỹ năng thanh nhạc cũng như phát triển con đường sự nghiệp.

Minh Dự: Vì không phải diễn viên ngôi sao nên tôi càng cố gắng

Hậu trường phim

21:27:51 29/06/2024
Nam diễn viên Minh Dự tiết lộ từng tổn thương sau thất bại của một dự án nên lơ khi đạo diễn Vũ Khắc Tuận mời đóng phim.

12 lý do nên ăn quả óc chó mỗi ngày

Sức khỏe

21:11:48 29/06/2024
Quả óc chó chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa. Loại hạt tốt cho sức khỏe này cũng dễ dàng kết hợp vào chế độ ăn uống.

Đây là loài tôm 'khó ăn' nhất hành tinh!

Lạ vui

20:59:41 29/06/2024
Nằm sâu trong lòng đại dương, nơi ánh sáng mặt trời không thể len lỏi, tồn tại một loài tôm có khả năng thích nghi phi thường và sở hữu ngoại hình kỳ dị: tôm núi lửa biển sâu - Rimicaris hybisae.