Những hành vi xấu của con mẹ cần chấn chỉnh ngay kẻo hối không kịp
Hay ăn vạ chỗ đông người, thiếu tôn trọng, thậm chí hỗn hào, luôn cho mình là nhất, là đúng… là những hành vi xấu mẹ cần dạy bảo con ngay kẻo muộn.
Trẻ nhỏ đang độ tuổi học ăn, học nói, học cách giao tiếp và va chạm với thế giới rộng lớn, mẹ phải hết sức chú ý đến từng hành động nhỏ của con để kịp thời uốn nắn những hành vi chưa đúng. Nếu không được uốn nắn, dạy bảo kịp thời, những lời nói, hành động xấu sẽ ăn sâu vào tiềm thức của trẻ, vô tình trở thành thói quen và tính cách của trẻ. Hậu quả là khi lớn lên trẻ sẽ rất khó để dạy bảo đúng mực và trở thành người biết cư xử lễ độ.
Tất nhiên không phải hành động nào của trẻ cũng xấu, cần uốn nắn ngay, bởi cũng có những trường hợp trẻ đang muốn thể hiện cái tôi của bản thân, quan điểm cá nhân và khám phá thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ có thể bỏ qua và tự bao biện rằng con dần khắc sẽ tự biết đúng sai.
Khi con thể hiện hành vi xấu, cho dù có phù hợp lứa tuổi hay không, mẹ cần tạo ra vài thay đổi để ngăn chặn hành vi xấu đó càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa)
Việc mẹ tự quan sát và phát hiện những dấu hiệu không tốt của con sẽ giúp dạy bảo con kịp thời và hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu thấy con có những hành vi xấu sau đây, mẹ cần nhanh chóng giúp con điều chỉnh cho con mình và giúp bé nhận ra điều nên và không nên làm.
1. Trẻ ăn vạ, khóc lóc cả chỗ đông người hay ít người.
2. Liên tục rên rỉ, mè nheo ngay cả trong giao tiếp bình thường.
3. Luôn trả lời “Không”, phản đối mọi yêu cầu dù là nhỏ nhất.
4. Tập trung vào những sự việc tiêu cực.
5. Luôn bắt bố mẹ, người lớn phải “hối lộ” mới chịu nghe theo.
6. Nổi giận khi gặp ý kiến bất đồng với mình.
7. Nhanh chóng thất vọng khi sự việc không theo ý muốn.
8. Cảm thấy khó khăn khi phải từ bỏ một vấn đề nhỏ nào đó.
9. Chỉ tập trung vào việc người khác có thể làm được gì cho mình.
10. Cười cợt, chế giễu bạn.
11. Nhất định không bao giờ chịu chia sẻ đồ chơi với bạn.
Video đang HOT
12. Tỏ ra thô lỗ, không biết tôn trọng người lớn.
13. Phóng đại sự việc, thậm chí đặt điều.
14. Không quan tâm đến cảm xúc, ý kiến của người khác.
15. Đòi hỏi, yêu cầu người khác phải làm theo ý mình.
16. Hiếm khi hài lòng hoặc vui vẻ.
17. Luôn cho rằng mình xứng đáng, mình đúng nhất.
Elaine Rose Glickman, tác giả cuốn sách “Your Kid’s a Brat and It’s All Your Fault” (tạm dịch “Con bạn là đứa trẻ hư và tất cả đều do lỗi của bạn”) cho biết: “Tôi nghĩ, phần lớn mọi người có thể đã biết khi nào con họ hư nhưng không muốn đối mặt với sự thật này. Rất nhiều vấn đề liên quan tới chuyện con hư là lỗi của cha mẹ hay ít nhất việc này trở thành trách nhiệm của cha mẹ”.
Khi phát hiện con có những biểu hiện tiêu cực và hành vi xấu, mẹ hãy tìm phương pháp để dạy bảo con biết cư xử hơn. Cụ thể bằng các cách sau:
- Tin vào trực giác của chính mình: Khi nghi ngờ con có những hành vi xấu, lời nói chưa đúng mực, hãy đối diện và tìm cách xử trí thay vì phớt lờ, bỏ qua hay cho rằng đó chỉ là một đứa trẻ và chúng chưa biết gì.
- Không để trẻ lặp lại những cách nói thiếu lễ phép: Nếu con có xu hướng nói chuyện với cha mẹ hay những người lớn tuổi một cách thiếu lễ phép, như khi đòi hỏi hay gắt gỏng bạn phải cho trẻ thứ gì đó, hãy đừng để trẻ quen làm như vậy. Mẹ cần giải thích cho con cách phù hợp để đề nghị ai đó làm gì cho mình và để trẻ biết rằng trẻ hoàn toàn có thể thực hành cách ứng xử phù hợp ấy.
Trẻ cần học cách cư xử đúng mực, tôn trọng người khác (Ảnh minh họa)
- Yêu cầu trẻ tôn trọng trong mọi hoàn cảnh: Dù ở nơi riêng tư hay chốn công cộng, con đều cần phải tỏ thái độ tôn trọng, lễ phép. Nếu con tỏ thái độ kém tôn trọng bố mẹ trước mặt những người lớn khác hay trước mặt bạn bè của con, thì bố mẹ cần nói chuyện nghiêm túc với con thay vì cố gắng tự mình lý giải hành động của con hay là mất công giải thích cho người khác.
- Không chấp nhận cách hành xử xấu: Nếu con không có hành vi hợp lứa tuổi, đừng cho qua và tự thuyết phục bản thân rằng đó chỉ là một giai đoạn trong hành trình phát triển của con. Bởi những hành vi xấu này cứ thế sẽ tiếp diễn và ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian nếu cha mẹ không đặt ra những kỳ vọng cụ thể cho cách ứng xử của con từ sớm.
- Đừng xem nhẹ những cơn mè nheo nơi công cộng: Khi trẻ giận dữ, ăn vạ ở một nhà hàng hay siêu thị và bao ánh mắt người lạ đang nhìn vào con, cách giải quyết đưa con tránh khỏi nơi đó không có nghĩa là đã giúp xoa dịu tình hình hoàn toàn. Khi mẹ phớt lờ hành vi xấu của con, chúng nhanh chóng học được rằng, không những không cần nghe lời bố mẹ mà còn chẳng cần phải tôn trọng mọi người xung quanh.
- Khuyến khích con diễn tả cơn giận: Mẹ nên khuyến khích con diễn tả cơn giận của trẻ, không nên để con khoá chặt cảm xúc giận dữ trong lòng. Ngay cả khi trẻ cáu kỉnh, giận dữ, chúng cần học được đâu là cách đúng và đâu là cách sai để đối mặt với những cảm xúc đó. Nhưng có nhiều cách để trẻ diễn tả cảm xúc mà không phải cào cắn hay đấm đá và chính cha mẹ là người phải dạy con kỹ năng này.
- Không bỏ qua những hành động xấu của con: Không phải lúc nào con cũng cư xử tệ. Do đó, bố mẹ dễ dàng tập trung vào những lần hành xử tốt của con và nhẹ nhàng bỏ qua những lần hành động xấu. Điều quan trọng là cha mẹ cần quan sát con bằng cái nhìn toàn diện, để nhận ra khi nào con có hành vi xấu và để trẻ có cơ hội học hỏi từ lỗi lầm của mình.
Nguồn: POP
Theo afamily
Chuyên gia tâm lý chỉ ra những sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến con trở nên khó bảo và ngang ngược hơn
Có những sai lầm trong cách nuôi dạy con, làm cho con ngày càng ngang ngược và khó bảo hơn mà có thể cha mẹ chưa biết.
Nuôi dạy con cái là công cuộc gian nan mà bất cứ bà mẹ nào cũng sẽ trải qua. Tất cả chúng ta đều công nhận rằng không phải ai cũng nuôi dạy con đúng cách vì đây là chuyện khá khó khăn. Mẹ phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu những kiến thức về dạy dỗ và giáo dục con cái bởi không khi nào là đủ cho việc tìm hiểu và giáo dục con cái, trong khi con luôn biến đổi không ngừng, và cuộc sống lại muôn hình vạn trạng.
Tiến sĩ Foo Koon Hean, nhà trị liệu tâm lý và tác giả cuốn Negotiation Parenting cho hay: "Nhiều bậc cha mẹ mắc sai lầm trong cáchnuôi dạy con , khiến cho trẻ có cảm giác mình là trung tâm, tỏ ra thiếu tôn trọng, thiếu kiên nhẫn, luôn đòi hỏi và cần được đáp ứng ngay lập tức".Vì vậy, chuyên gia Foo khuyên mẹ nên cân nhắc và đưa ra quyết định sáng suốt, tránh phạm phải những sai lầm sau đây:
Né tránh cơn giận của con
Thay vì phớt lờ, né tránh, mẹ hãy tìm nguyên nhân và giải quyết tận gốc cơn ăn vạ của con (Ảnh minh họa).
Khi đưa con đi siêu, con đòi mẹ mua thanh socola, và khi mẹ nói không, con sẽ ngã lăn ra, khóc lóc và bắt đầu cơn ăn vạ kinh khủng giữa chốn đông người. Nếu mẹ đã từng rơi vào tình trạng này thì chắc hẳn cũng có không ít mẹ xử lý bằng cách hoặc là đáp ứng đòi hỏi của con, hoặc là phớt lờ cơn ăn vạ đó. Tuy nhiên đây chưa phải cách hay nhất, thậm chí việc né tránh cơn giận của con sẽ càng làm cho trẻ bức xúc hơn.
Chuyên gia cho rằng mẹ cần chỉ ra những gì sai trái trong hành vi của con. Trẻ sẽ tìm kiếm giới hạn trong hành vi, nhưng khi nó trở thành thói quen thì mẹ cần xem lại chính mình, cách dạy con và xử lý tình huống đã hiệu quả hay chưa. Việc cần làm là chỉ ra cái sai và cùng con khắc phục thay vì né tránh, phớt lờ.
Thỏa hiệp với sự mè nheo, rên rỉ
Trẻ nhỏ thường mè nheo và rên rỉ để đòi mẹ xem tivi, iPad hoặc muốn được đáp ứng điều gì đó. Và mẹ mắc sai lầm bằng cách đáp ứng sự mè nheo của trẻ kèm theo cảnh báo không có lần sau, nhưng thực tế thì mọi chuyện vẫn xảy ra.
Elaine Rose Glickman, tác giả cuốn sách nổi tiếng Your Kid's a Brat and It's All Your Fault (tạm dịch: Con hư tại mẹ) cho hay: "Để giải quyết tình huống này, thay vì thỏa hiệp và đáp ứng, mẹ có thể đưa con vào phòng và đề nghị sẽ lắng nghe khi nào con chịu nói bằng giọng bình thường nhất, không mè nheo, rên rỉ. Ngược lại, chính mẹ sẽ làm tổn thương con nhiều hơn bằng cách đáp ứng hành vi xấu và vô tình dạy con rằng sự rên rỉ, khóc lóc, hờn dỗi sẽ mang lại kết quả cho bản thân."
Cưng chiều thái quá, luôn ưu tiên con lên hàng đầu
Sự cưng chiều thái quá, luôn coi con là trung tâm sẽ vô tình khiến trẻ khó bảo hơn (Ảnh minh họa).
Khi con đưa ra yêu cầu, mẹ ngay lập tức đáp ứng vì sợ con buồn, con khóc. Mẹ luôn dành mọi sự ưu tiên và sẵn sàng có mặt giúp con, điều này sẽ làm cho con thấy mình chính trung tâm, tất cả mọi người đều phải chú ý vào con. Và một lúc nào đó, khi con không còn được ưu tiên, đáp ứng, con sẽ nảy sinh hành vi xấu.
Mẹ hãy dạy con ngay từ những việc làm nhỏ trong ngày. Ví dụ khi bố mẹ đang nói chuyện trong bữa ăn và con chen ngang đòi thêm thịt, mẹ hãy đặt tay lên người con và thông báo con sẽ có thêm thịt sau 1 phút nữa. Điều này giúp dạy trẻ về ý thức, ngắt lời và chen ngang khi người khác đang nói chuyện là điều không nên. Hãy dạy con biết kiềm chế mong muốn. Sự mong muốn và không được đáp ứng là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Không bao giờ để con buồn
Khi lớn lên, chúng ta đều biết rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, và sẽ có những lúc chúng ta buồn bã, thất vọng. Rồi sau đó chúng ta sẽ học cách đối phó, gạt đi sự buồn chán, hoặc cố gắng tạo ra sự thay đổi tích cực để mọi chuyện tốt đẹp hơn. Trẻ nhỏ thì không làm được như vậy, chúng có thể mất kiểm soát cảm xúc. Thay vì tìm cách giải quyết tận gốc vấn đề mỗi khi con buồn, con khóc thì nhiều cha mẹ sẽ tìm mọi cách để xoa dịu con, chỉ cần ngăn được dòng nước mắt ấy. Chẳng hạn nếu kem con của rơi xuống đất, mẹ nhanh chóng mua một cái khác cho con. Nếu con buồn chán, mẹ lập tức đưa đi chơi, mua sắm thêm đồ chơi.
Tất nhiên, việc làm con vui là điều mà cha mẹ nào cũng mong muốn. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đang tước đi cơ hội học cách kiểm soát cảm xúc của con. Việc mẹ cần làm giúp con học cách chịu đựng sự thất vọng. Đừng cố gắng làm hoàn hảo mọi thứ, cho dù đó là thay thế một món đồ chơi bị hỏng, hay một hoạt động thay thế.
Dung túng cho sự thô lỗ của con
Cha mẹ không nên dung túng cho con, cần có cư xử đúng mực để trẻ noi theo (Ảnh minh họa).
Trẻ nhỏ cần thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với mọi người xung quanh, từ bố mẹ ông bà, thầy cô, bạn bè cho tới người xa lạ. Nhiều bố mẹ khi thấy con nói hỗn hoặc cư xử thô lỗ thì chỉ cười trừ và cho qua với suy nghĩ đó chỉ là đứa trẻ, không cần quá để ý.
Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong cách nuôi dạy con. Trong trường hợp phát hiện trẻ có lời nói, hành vi thô lỗ, mất lịch sự thì mẹ cần kiên quyết sửa đổi cho trẻ, không được khoan dung hay bỏ qua. Ngay từ nhỏ, hãy dạy trẻ sự thô lỗ, thiếu tôn trọng sẽ không được chấp nhận trong gia đình để trẻ ý thức rõ hơn về lời nói cũng như hành động của mình.
Bản thân người lớn cũng cư xử không chuẩn mực
Một tác giả đã từng nói rằng: "Đừng lo lắng khi con chẳng bao giờ chịu nghe lời cha mẹ nói, nhưng hãy chú ý vì con luôn dõi theo hành động của cha mẹ." Và tất nhiên nếu mẹ cư xử đúng mực, tử tế với nhân viên dọn bàn thì con cũng sẽ học cách nói chuyện tử tế. Còn nếu mẹ nói chuyện và dùng những từ ngữ thô lỗ để kể xấu ai đó thì rất có thể con sẽ học cách chửi thề hoặc buôn chuyện về người khác trong tương lai gần.
Tất cả những gì cha mẹ nói và làm rất có thể được phản ánh trong hành vi của con. Vì vậy cha mẹ cần làm gương cho con cái đầu tiên, gieo nhân nào ắt sẽ gặt trái ấy.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Thấu hiểu con để dập tắt những cơn mè nheo, ỉ ôi, khóc lóc - Việc cha mẹ tưởng khó mà hóa ra lại dễ vô cùng Quá mệt mỏi sau những trận khóc lóc, mè nheo của con, vậy tại sao mẹ không thử tìm hiểu điều con muốn là gì và giải quyết triệt để tận gốc. Mè nheo là một trong những đặc tính tâm lý bình thường ở trẻ nhỏ, thường gặp ở các bé 2-4 tuổi. Khi bé khóc lóc vì đòi một thứ gì...